Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn, quẩn quanh.

*Kĩ năng cần rèn: Tập viết văn rõ ràng, mạch lạc

*.Giáo dục tư tưởng: Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Hcj bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 2
 Tiết : 8 Mạch lạc trong văn bản
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn, quẩn quanh.
*Kĩ năng cần rèn: Tập viết văn rõ ràng, mạch lạc
*.Giáo dục tư tưởng: Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Hcj bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
 Bố cục là gì ? Bố cục gồm có những phần nào ? Nội dung từng phần ?
 Để bố cục của văn bản rành mạch, hợp lí thì cần phải có những điều kiện gì ?
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng vb ko thể ko lk. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của vb vẫn được phân tách rành mạch mà lại ko mất đi sự lk chặt chẽ với nhau. 
 ND bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều này.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
20’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt đông I . Tìm hiểu mục I
“Mạch lạc” là từ thuần Việt hay Hán Việt? Em thử giải nghĩa từ này?
( + Mạch: đường, hệ thống.
 + Lạc: mạng lưới. 
 ->Mạch lạc là 1 mạng lưới về ý nghĩa nối liền các phần, các đoạn, các ý tứ của vb.) 
Hs thảo luận, trả lời những câu hỏi (sgk-31).
? Mạch lạc trong vb có t/c gì?
 ( Cả 3 tính chất - sgk)
Gv bổ sung : 
Trong thơ văn, mạch lạc còn được gọi là mạch văn, mạch thơ.
Hs đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi mục 2.a (sgk -31)
+ Các sự việc trong vb “ Cuộc chia tay  ” nhiều nhưng luôn bám sát đề tài: Vai trò quan trọng của tổ ấm gia đình đối với con người, đặc biệt là trẻ em.
 + Sự chia tay của những con búp bê làm rõ hơn chủ đề này. 
 + Thành, Thuỷ là hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của vb.
- Hs đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi 2.b sgk-32.
+ Các từ “chia tay ”, “ chia đồ chơi ”, “ chia ra ”, chia đi”, “ chia rẽ ”, “ xa nhau ”..... cứ lặp đi lặp lại nhằm làm nổi rõ mạch: Sự chia tay của hai anh em Thành - Thuỷ.
 + Các từ “anh cho em tất ”, “chẳng muốn chia bôi”, “ko bao giờ ” ..... lặp đi lặp lại thể hiện: Tình cảm thân thiết, gắn bó ko muốn rời xa của hai anh em Thành - Thuỷ 
? Từ đó em hãy cho biết, đk đầu tiên để vb có tính mạch lạc là gì ?
Hs tiếp tục đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi 2.c (sgk-32).
( + Quá khứ - hiện tại: Liên hệ thời gian. 
 + ở nhà - ở trường: Liên hệ không gian.
 + Hiện tại - quá khứ: Liên hệ tâm lý.
 + Chia tay của bố mẹ - chia tay của con cái -chia tay của những con búp bê: Liên hệ ý nghĩa.
 + Các mối liên hệ trên là tự nhiên và hợp lí ).
? Như vậy theo em, đk thứ hai để có mạch lạc trong vb là gì ?
- Hs đọc ghi nhớ - sgk(32)
- Gv chốt lại nội dung bài học, giải đáp thắc mắc của hs.
Hoạt đông II
- Hs lần lượt đọc, thảo luận, trả lời các phần của bài tập sgk (32 + 33).
Hs, gv nhận xét, bổ sung.
Đọc kĩ văn bản Mẹ tôi .
- Xác định chủ đề của văn bản ?
- Các từ ngữ, sự việc trong văn bản có phục vụ cho chủ đề ấy không ?
- Vb này đã có tính mạch lạc chưa ?
HS đọc văn bản Lão nông và các con 
- Em hãy xác định chủ đề của văn bản ?
- Chủ đề này có xuyên suốt bài thơ không? Hãy chỉ ra sự xuyên suốt đó ?
- Vb này có tính mạch lạc chưa ?
Nội dung kiến thức
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc.
1. Mạch lạc trong văn bản.
- Mạch lạc là sự thông suốt, liên tục, ko đứt đoạn. 
- Trong vb, mạch lạc là sự thông suốt các câu, các đoạn, các phần.cùng hướng về một ý nghĩa, mục đích nào đó.
 Vì nếu ko có sự mạch lạc thì vb ko có sự lk ->Vb cần phải mạch lạc.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
 - Các từ ngữ, câu, đoạn, phần ... nói chung là các yếu tố trong vb đều biểu hiện một đề tài, chủ đề chung, xuyên suốt.
+ Các yếu tố của vb phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
- VD : Tìm hiểu tính mạch lạc trong Văn Bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” ?
+ Chủ đề : Cuộc chia tay của 2 anh em Thành –Thuỷ khi cha mẹ li hôn 
=> xuyên suốt 
+ Từ ngữ : Chia tay, chia đồ chơi, chia rẽ, xa cách, khóc ...
+ Các sự việc : Trong hiện tại - qúa khứ, ở nhà - ở trường 
=> Thống nhất 
- Văn bản có tính mạch lạc là :
+ Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch .
* Chú ý:
 Các đoạn có thể liên hệ với nhau theo thời gian, ko gian, tâm lí, ý nghĩa.
* Ghi nhớ:(sgk-32).
II - Luyện tập 
* Bài 1a : Tính mạch lạc trong văn bản “ Mẹ tôi ”
- Chủ đề: ca ngợi hình ảnh người mẹ
- Các từ ngữ: mẹ, con, ngày khai trường, vở, bút, thước...
- Sự việc : ERC thiếu lễ độ với mẹ 
 Bố viết thư cảnh báo ERC
 Hình ảnh người mẹ hi sinh vì con
-> Các từ ngữ, sự việc đều phục vụ cho chủ đề .
=> Văn bản có tính mạch lạc
2- Bài 1b : Lão nông và các con
- Chủ đề : Lao động là vàng
- Chủ đề này xuyên suốt bài thơ làm cho các phần liền mạch với nhau :
 + 2 câu đầu - MB : nêu chủ đề
 + Đoạn giữa ( Kho vàng chôn dưới đất . Kho vàng do sức lđ của con người làm nên : lúa tốt ) - TB: p/triển ý ở chủ đề 
 + 4 câu cuối - Kết bài : Nhấn mạnh chủ đề để khắc sâu .
=> văn bản có tính mạch lạc
C.Luyện tập(3’) Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
D.Củng cố(1’) - Lưu ý: các khái niệm lk, bố cục, mạch lạc (có liên quan, ko đồng nhất).Một vb mạch lạc phải có tính lk; sự lk ko phải lúc nào cũng làm nên mạch lạc.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài và làm các bài tập sách BT
- Chuẩn bị bài Quá trình tạo lập văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8 - Mach lac trong van ban.doc