Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả. Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích 1 VBNL: bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, d/c.

*Giáo dục tư tưởng: thấy được cái đẹp của tiếng việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Tìm hiểu chi tiết

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 23
 Tiết : 85 Sự giàu đẹp của tiếng việt
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả. Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích 1 VBNL: bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, d/c.
*Giáo dục tư tưởng: thấy được cái đẹp của tiếng việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
- Để chứng minh vấn đề t/thần yêu nước của nhân dân ta, HCM đã luận chứng theo những hệ thống nào ? Tác dụng của các luận chứng đó ?
1.Nhận định chung về lòng yêu nước.
2.Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước.
3. Nhiệm vụ của chúng ta.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Chúng ta là người VN, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ-tiếng nói của toàn dân-tiếng Việt-để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói VN có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống của nó ra sao. Muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói DT VN. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu Văn bản: Sự giàu đẹp của TV của Đặng Thai Mai.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Dựa vào phần chú thích *, em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả ?
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
? VB trên được viết theo thể loại nào ? Vì sao em biết ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Cách đọc : lưu ý những câu có bộ phận mở rộng thành phần, cần đọc rõ ràng, mạch lạc.
Hs đọc văn bản. Giải thích một vài từ khó.
? Bài văn có mấy phần? Nội dung từng phần?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Hs đọc đoạn 1,2. Hai đoạn này nêu gì ?
? Câu văn nào nêu ý kq về p.chất của TV ?
? Trong nhận xét đó, tác giả đã phát hiện ph.chất TV trên những ph.diện nào ? -T.chất giải thích của đ.v này được thể hiện bằng 1 cụm từ lặp lại đó là cụm từ nào ?
-Vẻ đẹp của TV được giải thích trên những yếu tố nào ?
-Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét TV là 1 thứ tiếng hay ?
-ĐV này LK 3 câu với 3 ND: Câu 1 nêu nhận xét kq về p.chất của TV, câu 2 giải thích cái đẹp của TV và câu 3 giải thích cái hay của TV. Qua đó em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Cách lập luận đó có t.dụng gì ?
-Hs đọc đoạn 3. ý chính của đoạn 3 là gì ? Khi CM cái hay, cái đẹp của TV, tác giả đã lập luận bằng những luận điểm phụ nào ?
-Để CM vẻ đẹp của TV, tác giả đã dựa trên những đặc sắc nào trong c.tạo của nó ?
-Chất nhạc của TV được xác lập trên các chứng cớ nào trong đ.s và trong kh.học ?
-ở đây tác giả chưa có dịp đưa ra những d.c sinh động về sự giàu chất nhạc của TV. Em hãy tìm 1 câu thơ hoặc ca dao giàu chất nhạc ? (Chú bé loắt choắt... nghênh nghênh).
-Tính uyển chuyển trong câu kéo TV được tác giả xác nhận trên chứng cớ đ.s nào ?
-Hãy giúp tác giả đưa ra 1 d.c để CM cho câu TV rất uyển chuyển ? (Người sống đống vàng. Đứng bên ni đồng...).
-Em có nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của TV ?
-Theo dõi đoạn tiếp theo và cho biết: Tác giả đã quan niệm như thế nào về 1 thứ tiếng hay ?
-Dựa vào chứng cớ nào để tác giả xác nhận các khả năng hay đó của TV ?
-Em hãy giúp tác giả làm rõ thêm các khả năng đó của TV bằng 1 vài d.c cụ thể trong ngôn ngữ văn học hoặc đ.s ? (Các màu xanh khác nhau trong đ.v tả nc biển Cô Tô của Nguyễn Tuân. Sắc thái khác nhau của các đại từ ta trong thơ BHTQ và thơ Ng.Khuyến).
-Nhận xét lập luận của tác giả về TV hay trong đ.v này ?
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Đặng Thai Mai (1902-1984). Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : Đoạn trích trong bài nghiên cứu: “Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” – 1967.
b. Thể loại : Nghị luận chứng minh.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1. Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó: Nhân chứng: người làm chứng, có mặt, thấy sv.
2. Đại ý :giá trị to lớn của TV trong đời sống giao tiếp của người VN
3. Bố cục:2 phần
- Đoạn 1,2: Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đoạn 3: Chứng minh cái đẹp, cái hay của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
4.Tìm hiểu chi tiết
a. Nhận định chung về p.chất giàu đẹp của TV:
-TV có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay.
->Nhận xét k.quát về ph.chất của TV (luận đề-luận điểm chính).
- Một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
- Nói thế có nghĩa là nói rằng:
->Cụm từ lặp lại có tính chất giải thích.
-Nhịp điệu: hài hoà về âm hưởng thanh điệu.
-Cú pháp: tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu.
->Giải thích cái đẹp của TV.
-Đủ kh.năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người VN.
-Thoả mãn cho yêu cầu của đ.s v.hoá nc nhà qua các thời kì LS.
->Giải thích cái hay của TV.
=>Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý kq đến ý cụ thể – Làm cho người đọc, người nghe dễ theo dõi, dễ hiểu.
2-Chứng minh cái đẹp, cái hay của tiếng Việt:
a-Tiếng Việt đẹp như thế nào :
*Trong c.tạo của nó:
-Giàu chất nhạc:
+Người ngoại quốc nhận xét: TV là 1 thứ tiéng giàu chất nhạc.
+H.thống ng.âm và phụ âm khá ph.phú... giàu thanh điệu... giàu hình tượng ngữ âm.
->Những chứng cớ trong đ.s và trong XH.
-Rất uyển chuyển trong câu kéo:
Một giáo sĩ nc ngoài: TV như 1 thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch...uyển chuyển...ngon lành trong những câu tục ngữ ”
->Chứng cớ từ đời sống.
=>Cách lập luận kết hợp chứng cớ kh.học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc.
b-Tiếng Việt hay như thế nào:
-Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
-Thoả mãn yêu cầu của đ.s văn hoá ngày càng phức tạp.
-Dồi dào về c.tạo từ ngữ... về hình thức diễn đạt.
-Từ vựng... tăng lên mỗi ngày 1 nhiều.
-Ngữ pháp... uyển chuyển, c.xác hơn.
-Không ngừng đặt ra những từ mới...
=>Cách lập luận dùng lí lẽ và các chứng cớ kh.học, có sức thuyết phục người đọc ở sự c.xác kh.học nhưng thiếu d.c cụ thể.
5. Tổng kết 
a.Nghệ thuật:
b.Nội dung: 
*Ghi nhớ: sgk (37 ).
C.Luyện tập(3’)
-Bài nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về TV ?
Trả lời: Tác giả là nhà văn kh.học am hiểu TV, trân trọng những g.trị của TV, yêu tiếng mẹ đẻ, có tinh thần DT, tin tưởng vào tương lai TV.
D.Củng cố(1’)
- Vì sao có thể k.đ TV giàu, đẹp?
- Muốn giữ gìn sự trong sáng của TV, chúng ta cần phải làm gì ?
(Chống tư tưởng sính ngoại, ko lạm dụng từ mượn, ko nói tắt, nói chen từ nước ngoài).
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài. Vận dụng nói, viết đúng chuẩn.
- Bài tập (tr 37). Đọc thêm tr 38.
- Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ cho câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 85-Su giau dep cua TV.doc