Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được công dụng của trạng ngữ. Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh, chuyển ý.)

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng sử dụng các loại TN và tách TN ra thành câu.

*Giáo dục tư tưởng: sử dụng trạng ngữ đúng lúc đúng chỗ(nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 24 
 Tiết : 89 thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được công dụng của trạng ngữ. Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh, chuyển ý...)
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng sử dụng các loại TN và tách TN ra thành câu.
*Giáo dục tư tưởng: sử dụng trạng ngữ đúng lúc đúng chỗ(nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là TN? Vị trí, cách nhận diện TN? Cho ví dụ?
* Ghi nhớ: (sgk trang 39).
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Bài trước chúng ta bước đầu tìm hiểu về Thêm trạng ngữ cho câu, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thêm trạng ngữ cho câu qua bài học này.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Gv treo bảng phụ ghi Vd
Hs tìm trạng ngữ trong các ví dụ a,b. ý nghĩa của TN.
? Có thể lược bỏ TN trong các câu trên không ? Vì sao?
Hs nhận xét, giải thích.
? Trong VBNL, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định. Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- H. Suy luận, nhận xét.
- Gv: Chốt: TN có nhiều công dụng. Vì thế nhiều trường hợp không thể bỏ trạng ngữ được.
Bài tập nhanh:
Phân tích cấu trúc thành phần các câu sau:
Cặp 1:a) Tôi đi học bằng xe đạp.
 b) Bằng xe đạp, tôi đi học.
Cặp 2: a) Làm lấy để ăn.
 b) Để ăn, làm lấy.
=> Trong thực tế thường gặp cách nói a), ít gặp cách nói b). Nếu không có dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu sẽ nhập nhằng giữa trạng ngữ và bổ ngữ.
- H. Đọc ví dụ (sgk 46).
? Xác định TN trong 2 câu trên?
? Nhận xét về quan hệ ý nghĩa của TN và của 2 câu với nhau?
? Có thể ghép 2 câu thành một được ko? Vì sao?
? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì?
- H. Nhận xét.
- Gv : Nhấn tác dụng của việc tách TN.
Bài tập nhanh:
 Nhận xét tác dụng của việc tách các trạng ngữ thành câu riêng sau?
1. Vì ốm, Lan không thể đi học. Đã 3 ngày rồi. 
2. Chị nói với tôi. Bằng giọng chân tình.
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
- H. Làm bài tập, nhận xét, bổ sung.
- H. Viết đ.v có sử dụng TN.
Nội dung kiến thức
I. Công dụng của trạng ngữ.
1. Ví dụ. (sgk 45)
a, Thường thường, vào khoảng đó: thời gian.
b, Sáng dậy: thời gian.
c, Trên giàn thiên lí: địa điểm.
d, Chỉ độ 8 giờ sáng: thời gian.
e, Trên nền trời trong xanh: địa điểm.
g, Về mùa đông: thời gian.
* Nhận xét:
- Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu văn miêu tả đầy đủ, thực tế và khách quan hơn.( Câu a,b,d,g).
- Trạng ngữ còn nối kết các câu văn để tạo nên sự mạch lạc trong văn bản.(Câu a,b,c,d,e)
- Trạng ngữ giúp việc sắp xếp luận cứ trong VBNL theo những trình tự nhất định về (t), ko gian, ng/nhân - hệ quả, 
-> Không nên lược bỏ trạng ngữ.
2. Ghi nhớ: (sgk 46)
HS làm ra giấy trong.
Cặp 1: a) bằng xe đạp – bổ ngữ
 b) bằng xe đạp – TN chỉ phương tiện. 
Cặp 2: a) để ăn – bổ ngữ 
 b) để ăn – trạng ngữ chỉ mđ
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
1. Ví dụ: (sgk 46).
2. Nhận xét.
- Câu 1: trạng ngữ “để tự hào với tiếng nói của mình”.
- Câu 2 và TN ở câu một có quan hệ như nhau về ý nghĩa với nòng cốt câu -> Có thể ghép 2 câu thành một câu có 2 TN.
-> Việc tách TN thành câu riêng nhằm mục đích tu từ nhất định: chuyển ý, bộc lộ cảm xúc, nhấn mạnh vào ý nghĩa của TN (được tách).
- Thường chỉ ở vị trí cuối câu trạng ngữ mới được tách ra thành câu riêng.
3. Ghi nhớ: sgk (47).
Nhận xét: Câu 1 nhằm nhấn mạnh thời gian, giúp câu gọn, rõ nghĩa hơn. Câu 2 không nên tách vì sau khi tách ý của câu không rõ.
III. Luyện tập.
Bài 1: Xác định và nêu công dụng của TN.
a, ở loại bài thứ nhất ... ở loại bài thứ hai ...
-> TN chỉ trình tự lập luận.
b, 6 TN -> Chỉ trình tự lập luận.
Bài 2: X.đ các TN được tách thành câu riêng, tác dụng.
a, ~ Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
b, ~ Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
Bài 3. Viết đoạn văn.
C.Củng cố(1’)
- Nêu những công dụng của TN trong câu?
- Tách TN thành câu riêng nhằm những mục đích gì?
D.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc các ghi nhớ .
- Hoàn thành bài luyện tập ở trên, làm tiếp BT3.
- Ôn những nội dung TV đã học từ đầu học kì II chuẩn bị bài kiểm tra TV

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 89-Them trang ngu cho cau(tiep).doc