Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn. Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

*Kĩ năng cần rèn: tìm hiểu, phân tích đề CM, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần trong bài văn CM.

*Giáo dục tư tưởng: vận dụng sáng tạo, hiệu quả khi viết bài văn NL CM.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 24
 Tiết : 91 cách làm bài văn lập luận Chứng minh
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn. Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
*Kĩ năng cần rèn: tìm hiểu, phân tích đề CM, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần trong bài văn CM.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng sáng tạo, hiệu quả khi viết bài văn NL CM.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là phép lập luận chứng minh? Yêu cầu về lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh?
Ghi nhớ: (sgk trang 42)
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Giờ trước các em đã được tìm hiểu ban đầu về phép lập luận CM, hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu kĩ hơn về cách làm bài văn lập luận CM.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
 Hs đọc kĩ đề bài trên bảng phụ.
? Em hiểu câu tục ngữ muốn nói điều gì?
 Gv Lưu ý : Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
? Đề bài trên yêu cầu CM vđ gì ? Phạm vi dẫn chứng lấy từ đâu ?
- Có ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện sẽ thành tài.
- D/c lấy từ đời sống, trong quá khứ, hiện tại, trong nước, nước ngoài.
? Khi tìm hiểu đề, tìm ý cần phải làm những gì ?
Hs xem kĩ phần (2) sgk 49.
? Theo em hiểu, dàn bài của 1 bài văn CM cần đảm bảo yêu cầu gì ?
- H. Tìm hiểu nhiệm vụ từng phần.
- G. Lưu ý hs d/c phải toàn diện, trên nhiều lĩnh vực...
- G. Quy trình làm 1 bài NLCM cũng như 1 bài văn NL, gồm 4 bước, nhưng vẫn có những điểm riêng.
- H. Đọc ghi nhớ (50).
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
- H. Đọc kĩ 2 đề, so sánh.
- G. Hướng dẫn hs tìm hiểu đề.
? ý nghĩa cần làm sáng tỏ trong câu tục ngữ là gì ?
- H. Có sự kiên trì tất sẽ thành công.
? Để triển khai bài viết theo em cần tập trung vào mấy ý lớn ?
? Các d/c ở đề này có gì giống và khác so với đề phần I ?
? Nêu 1 số d/c cụ thể...
? Nội dung từng phần ntn ?
- Hs trả lời.
- Hs tập viết đoạn văn.
 ( Hoàn thiện đoạn mở hoặc một đoạn thân hoặc đoạn kết. Chú ý đặc trưng từng phần, tính liên kết...)
Nội dung kiến thức
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Đề bài: (sgk 48).
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Tìm hiểu đề :
 - Xđ vấn đề cần CM.
 - Xđ phạm vi của dẫn chứng.
+ Tìm ý :
 - Xđ vđ cần triển khai thành mấy luận điểm.
 - Luận cứ cho mỗi luận điểm gồm những gì.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt.
- Nêu vấn đề (Câu tục ngữ, nhận định)
b. Thân bài:
 Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
c. Kết bài: 
 Nêu ý nghĩa của luận điểm.
3. Viết bài:
 Triển khai các luận điểm, luận cứ thành bài văn.
* Chú ý: 
 + Có 2 cách mở bài:
 - Cách 1: Nêu vấn đề một cách trực tiếp.
 - Cách 2: Dẫn dắt tiếp cận vấn đề.
 + Cần có từ ngữ (hoặc câu) chuyển tiếp để tạo sự liên kết giữa các đoạn, các phần.
 + Kết bài, mở bài phải hô ứng với nhau.
4. Kiểm tra, sửa lỗi.
 * Ghi nhớ : sgk (50).
II. Luyện tập :
1. So sánh.
- Giống: Hai đề bài tương tự như bài tập mẫu.
- Khác:
+ Đề 1: nhấn mạnh chiều thuận: Có ý chí ắt thành công.
+ Đề 2: Hai chiều thuận nghịch.
 - Nếu không có ý chí thì không làm được việc.
 - Đã quyết chí thì việc lớn đến mấy cũng thành công).
2. Lập dàn ý (Đề 1)
 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
(1). Mở bài.
- Tục ngữ luôn cho ta những bài học sâu sắc.
- Bài học về sự kiên trì, bền bỉ được thể hiện trong câu “....”.
(2). Thân bài:
a, Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- H/a sắt - kim.
- ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, 1 phẩm chất quý báu của người dân VN.
b, Luận chứng: 
- Kiên trì trong học tập, rèn luyện.
- Kiên trì trong lao động, nghiên cứu...
(3). Kết bài:
 - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, tầm quan trọng của v.đ.
 - Bài học.
3. Viết đoạn.
C.Luyện tập(05’)
- Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên ?
- Hai đề trên có ý nghĩa tương tự là khuyên nhủ con người phải bền lòng vững chí khi làm việc, nhất là việc to lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp.
 Tuy nhiên ở 2 đề này cũng có sự khác nhau:
-Khi CM câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng q.tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể làm được.
-Nhưng CM bài : “Không có việc gì khó” ta phải chú ý cả 2 chiều thuận nghịch. Nếu lòng không bền thì không thể làm nên việc, còn đã q.tâm thì có thể “Đào núi lấp biển” vẫn có thể làm được.
D.Củng cố(1’)
- Các bước làm bài văn NLCM? Tầm quan trọng của mỗi bước?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Hoàn thiện bài văn.
- Chuẩn bị: Luyện tập lập luận chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91-Cach lam bai van lap luan CM.doc