Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. Vận dụng những hiểu biết vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi quen thuộc.

*Kĩ năng cần rèn:kỹ năng làm bài văn nghị luận chứng minh.

*Giáo dục tư tưởng: tự giác vận dụng kiến thức làm bài.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần luyện tập

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 24 
 Tiết : 92 luyện tập lập luận chứng minh
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. Vận dụng những hiểu biết vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi quen thuộc.
*Kĩ năng cần rèn:kỹ năng làm bài văn nghị luận chứng minh.
*Giáo dục tư tưởng: tự giác vận dụng kiến thức làm bài.
II.Trọng tâm của bài: phần luyện tập
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Nêu các bước làm một bài văn lập luận chứng minh ?
?Nêu dàn ý của bài văn lập luận chứng minh ?
* Ghi nhớ : sgk (50).
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Hôm nay chúng ta sẽ bước vào phần củng cố kiến thức về văn NLCM qua bài luyện tập.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
05’
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Gv treo bảng phụ ghi đề bài
- Hs đọc kĩ đề bài.
 Nhắc lại 4 bước cần làm bài văn lập luận chứng minh.
? Đề văn yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu 2 câu tục ngữ ntn?
? Yêu cầu lập luận CM ở đây đòi hỏi phải làm ntn?
? Vấn đề cần chứng minh được nêu một cách trực tiếp hay gián tiếp?
- H. Diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ. 
? Tìm những biểu hiện trong cuộc sống chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý đó?
- H. Chọn những biểu hiện trong mục (c) sgk, tr 51.
- H. Lập dàn ý, trao đổi, bổ sung.
- G. Chốt dàn ý.
? Đạo lý ấy của nhân dân Việt Nam ta gợi cho em suy nghĩ gì?
- G. Chia nhóm hs viết đoạn văn.
 Lưu ý: Đoạn văn rõ ràng, ngắn gọn, cố gắng theo nhiều cách.
- H. Viết bài, trao đổi bài, nhận xét chéo.
- H. Đọc những bài viết tốt nhất.
Nội dung kiến thức
Đề bài
 Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 - Vđ cần CM: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng.
 - Yêu cầu lập luận CM: đưa ra và phân tích những chứng cớ thích hợp.
 - Tìm ý: 
+ Diễn giải, giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Đưa ra những biểu hiện của đời sống thể hiện lòng biết ơn.
 (Dẫn chứng nêu theo trình tự thời gian)
2. Dàn bài: 
 (A) Mở bài:
 - Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp.
 - Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
 (B) Thân bài:
 (1) Giải thích câu tục ngữ.
 (2) ) Lòng biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên.
 - Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 - Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
 (3) Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
 - Thái độ cung kính, mến yêu: trong khi học, ngày lễ tết, suốt cuộc đời.
 - Học giỏi để trả nghĩa thầy.
 Dẫn chứng:
 - Học trò thầy CVA dám lấy cái chết để cứu dân trả ơn thầy.
 - Học trò thầy NTT theo tấm gương thầy đi làm CM.
 (Ca dao, tục ngữ: “Muốn sang ... thầy”, “Không thầy ... nên”, “ Nhất tự vi sư,...”). 
 (4) Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 - Sống xứng đáng với t/thống vẻ vang của cha ông.
 - Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
 (C) Kết bài:
 - Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
 - Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
 - Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
3. Viết bài:
 - Viết đoạn mở bài.
- Viết đoạn kết bài.
- Viết đoạn phần thân bài
C.Luyện tập(10’)
? Em hãy nhắc lại dàn ý chung của bài văn nghị luận CM ?
Hs trả lời. Gv nhận xét bổ sung , đánh giá.
A. Nêu vấn đề:
- Nêu luận điểm.
B. Giải quyết vấn đề:
- Trình bày các luận cứ.
C. Kết bài:
- Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của luận điểm.
D.Củng cố(1’) 
- Nhắc nhở hs một số kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Tiếp tục hoàn thiện bài luyện tập ở trên.
- Soạn bài : Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 92-Luyen tap lap luan CM.doc