Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 98: Kiểm tra văn

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 98: Kiểm tra văn

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Đánh giá kiến thức của hs về tục ngữ và văn nghị luận.

*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.

*Giáo dục tư tưởng: nghiêm túc, tự giác khi làm bài.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần làm bài của học sinh

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Đề bài, đáp án

*Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 98: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 25 
 Tiết : 98 Kiểm tra văn
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Đánh giá kiến thức của hs về tục ngữ và văn nghị luận.
*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
*Giáo dục tư tưởng : nghiêm túc, tự giác khi làm bài.
II.Trọng tâm của bài: phần làm bài của học sinh
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Đề bài, đáp án
*Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
1.Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tác giả, tác phẩm
1
2
Thể loại
1
2
Nội dung – Nghệ thuật
2
Tổng
10
2. Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm khách quan(3đ)
 Hãy ghi vào giấy kiểm tra chữ cái trước các câu trả lời đúng:
Câu 1: ý kiến không đúng với nhận xét về tục ngữ ?
 A. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu.
 B. Là những câu hát thể hiện đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
 C. Truyền đạt những kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội.
 D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 2: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
 A. Bố cục chặt chẽ, mạch lạc. C. Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu.
 B. Sử dụng biện pháp nhân hoá. D. Sử dụng biện pháp so sánh, liệt kê.
Câu 3: Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ?
 A. Ngữ âm.	C. Ngữ pháp.
 B. Từ vựng.	D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo lên sức thuyết phục của bài văn: "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.	 C. Bằng những lời văn hoa mỹ.	 
B. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả . D. Bằng lý lẽ hợp lý.
Câu 5: Kẻ bảng sau vào bài kiểm tra và sắp xếp đúng tên tác phẩm với tên tác giả ?
Tác phẩm
Tác giả
 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
Dân gian.
Tục ngữ về con người và xã hội.
Đặng Thai Mai.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 
Hồ Chí Minh.
ý nghĩa văn chương.
Dân gian.
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 
Phạm Văn Đồng.
 Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Hoài Thanh
Câu 6: Kẻ bảng sau vào bài kiểm tra và sắp xếp đúng tên tác phẩm với thể loại ?
Tác phẩm
Thể loại
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
Tục ngữ về con người và xã hội.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 
ý nghĩa văn chương.
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Tục ngữ.
Nghị luận.
Nghị luận.
Tục ngữ.
Nghị luận.
Nghị luận.
 Phần II. Tự luận(7đ)
Câu 1(3đ) Thế nào là tục ngữ ? Chép lại bài: Tục ngữ về con người và xã hội?
Câu 2(4đ) Viết một đoạn văn(từ 7-10 câu) : chứng minh yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta ? 
3. Đáp án - Biểu điểm
Phần I:Trắc nghiệm khách quan:(3đ) 
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
B
D
C
 Phần II:Tự luận(7d) 
Câu 1(3đ): Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu, thể hiện đời sống tình cảm phong phú của người lao động. Truyền đạt những kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội.
Câu 2(4đ) Đoạn văn đúng văn Nghị Luận:
- Có dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.
- Lập luận rõ ràng.
C.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Dặn dò: 
 - Ôn tập VBNL.
	- Chuẩn bị : Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 98-Kiem tra Van.doc