Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73 đến 140 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73 đến 140 - Năm học 2020-2021

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Khái niệm tục ngữ.

 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

 2. Kĩ năng

 - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

 * Tích hợp môi trường: Liên hệ - học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.

 * Tích hợp kĩ năng sống

 + Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.

 + Ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

 3. Thái độ

 Giáo dục học sinh ý thức trân trọng thành quả lao động, yêu thiên nhiên, yêu lao động.

 4. Năng lực cần đạt

 - Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý bản thân, giao tiếp, hợp tác.

 - Năng lực riêng: NL đọc- hiểu văn bản, NL cảm thụ, NL vận dụng (tạo lập vb)

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 Giáo án, sưu tầm một số câu tục ngữ phục vụ cho bài học.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 Chuẩn bị theo yêu cầu câu hỏi sgk, tìm thêm câu tục ngữ gần với những câu đã học.

 

doc 246 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73 đến 140 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2021 Ngày dạy: 18/01/2021 Lớp7C, 7A
 19/01/2021 Lớp 7B
Tiết 73, văn bản: 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Khái niệm tục ngữ.
	- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
	2. Kĩ năng 
	- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
	* Tích hợp môi trường: Liên hệ - học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
	* Tích hợp kĩ năng sống 
	+ Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
	+ Ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
	3. Thái độ
	Giáo dục học sinh ý thức trân trọng thành quả lao động, yêu thiên nhiên, yêu lao động. 
	4. Năng lực cần đạt
	- Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý bản thân, giao tiếp, hợp tác. 
 	- Năng lực riêng: NL đọc- hiểu văn bản, NL cảm thụ, NL vận dụng (tạo lập vb)
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Giáo án, sưu tầm một số câu tục ngữ phục vụ cho bài học.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Chuẩn bị theo yêu cầu câu hỏi sgk, tìm thêm câu tục ngữ gần với những câu đã học.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Các hoạt động đầu giờ (4 phút)
* Kiểm tra bài cũ (1 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s
	* Hoạt động khởi động (3 phút) 
	GV đưa ra câu tục ngữ: Lạt mềm buộc chặt.
	? Em hiểu câu tục ngữ trên có nghĩa như thế nào ? 
	HS: Nghĩa đen biểu hiện một kinh nghiệm lao động: sợi lạt chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm, mối buộc sẽ chặt. Nghĩa bóng: Ai mềm mỏng, khéo léo trong quan hệ giao tiếp thì sẽ đạt được mục đích.
	GV: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nó được ví như là một kho báu về kinh nghiệm và trí tuệ của dân gian, là túi khôn dân gian vô tận, là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. 
	Tục ngữ đề cập đến nhiều chủ đề. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề thiên nhiên, lao động sản xuất, qua đó hiểu được một số kinh nghiệm về lao động sản xuất, học tập được nghệ thuật truyền thống (cách dẫn dắt ngắn gọn, hàm xúc và uyển chuyển).
	2. Nội dung bài học (40 phút)
Hoạt động 1: I. Đọc – Tìm hiểu chung (8 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
?TB
HS
GV
GV
GV
HS
?TB
HS
GV
Theo dõi phần chú thích sgk
Thế nào là tục ngữ?
Trả lời.
Chốt ý
DG’: - Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen (nghĩa cụ thế trực tiếp, gắn với hình thức mà nó phản ánh), cũng có những câu tục ngữ có hai tầng nghĩa -> nghĩa đen + nghĩa bóng.
- Tục ngữ được nhân dân ta sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận ứng xử, thực hành làm cho lời hay, sinh động có tính thuyết phục.
=> Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
 Đọc các câu tục ngữ SGK.
(HĐCN) Tám câu tục ngữ trong bài chia làm mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy gọi tên từng nhóm?
Nêu ý kiến
ĐHKT.
- Khái niệm: tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên
+ Kinh nghiệm lao động, sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
_
- VB chia 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Câu 1,2,3,4 => nói về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: câu 5,6,7,8 => Nói về lao động sản xuất.
* Phương án kiểm tra và đánh giá hoạt động (lồng trong hoạt động 3)
Hoạt động 2: II. Tìm hiểu văn bản (27 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?K
HS
?TB
HS
?K,G
HS
GV
?K
HS
GV
GV
GV
?TB
HS
?K
HS
GV
HS
GV
?TB
HS
GV
?TB
HS
?
HS
HS
?TB
HS
GV
GV
HS
?K
HS
?TB
HS
GV
?TB
HS
?K
HS
Nhóm tục ngữ về thiên nhiên đúc kết kinh nghiệm từ những hình thức nào?
 Hình thức thời tiết: ngày đêm (câu 2)
nắng, mưa (câu 2)
bão (câu 3), lũ lụt (câu 4)
Hãy cho biết nội dung của mỗi vế câu, cả câu tục ngữ số 1?
-Vế 1; đêm tháng 5 – ngắn
-Vế 2: ngày tháng 10 – ngắn
=>Tháng 5 âm lịch: đêm ngắn ngày dài
Tháng 10 âm lịch: đêm dài ngày ngắn
Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ?
- Cách nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
- Phép đối xứng: nêu bật tình chất trái ngược nhau giữa mùa hạ với mùa đông.
-> Cách nói như câu tục ngữ gây ấn tượng độc đáo, khó quên dễ nhớ, dễ thuộc.
Tích hợp kĩ năng sống
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là gì?
Trả lời.
Khái quát, chốt ý ->
DG’ : Tính toán sắp xếp công việc hoặc việc giữ gìn sức khoẻ cho mỗi con người trong mùa hè và mùa đông.
Liên hệ thực tế
Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ số 2 ntn?
Đêm hôm trước trời nhiều sao ->hôm sau trời nắng
Đêm hôm trước ít sao ->hôm sau trời mưa
Tích hợp kĩ năng sống
Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện thực trên là gì?
Trả lời.
Chốt ý->
GT: đêm trước trời nhiều sao –> hôm sau nắng, trời ít sao –> hôm sau trời mưa.
Tuy nhiên không phải cứ ít sao là mưa
(câu tục ngữ là dựa vào kinh nghiệm, nên hiệu quả của độ chính xác phông phải là tuyệt đối).
Đọc câu số 3
GT: ráng ->màu sắc phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành
ráng mỡ gà ->sắc màu vàng mỡ gà xuất hiện phía chân trời.
 Nghĩa của câu tục ngữ?
Trả lời
Khái quát, chốt ý ->
Tích hợp môi trường 
Đọc những câu tục ngữ có ND tương tự?
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
(HĐCĐ)Nhóm tục ngữ về lao động sản xuất được đúc kết từ những hoạt động nào?
Phát hiện trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
- Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi :
+ Giá trị đất : Câu 5
+ Giá trị của chăn nuôi (câu 6)
+ Các yếu tố quan trọng của trồng trọt, chăn nuôi (câu 7, câu 8)
Đọc câu 5
Hãy chỉ ra nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu tục ngữ? Tác dụng của BPNT?
Nghệ thuật so sánh : tấc đất – tấc vàng.
 (1 tấc đất = 1/ 10 thước mộc (0,054 m)
Vàng thường được cân bằng cân tiểu li, một tấc vàng chỉ một lượng vàng lớn, có giá trị quý vô cùng làm cho câu tục ngữ
có tác dụng rất lớn =>
Tích hợp môi trường
Liên hệ thực tế: Hiện nay hiện tượng sử dụng đất đai chưa khoa học, chưa hiệu quả 
-> lãng phí đất...
Đọc câu 8: Nhất thì, nhì thục.
Giải thích nghĩa của từ thì, thục, nhất nhì?
-Thì : thời vụ thích hợp với từng loại cây
-Thục : đất canh tác đã hợp với trồng trọt
- Nhất : thứ nhất
- Nhì : thứ hai
Nghĩa của câu tục ngữ?
Trả lời.
Chốt ý ->
Kinh nghiệm được đúc rút từ câu tục ngữ trên?
- Gieo, cấy phải đúng thời vụ
- Cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch.
* Tích hợp kĩ năng sống 
Các câu tục ngữ trên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Tục ngữ => mưa, nắng, lũ lụt -> liên quan đến lao động sản xuất (trực tiếp ảnh hưởng) nhất là trồng trọt, chăn nuôi.
- Cấu tạo ngắn, có vần, nhịp, do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên (13 phút)
a) Câu 1 
- Tháng năm âm lịch đêm ngắn, ngày dài; tháng mười âm lịch đêm dài, ngày ngắn.
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
 b) Câu 2 
Trông sao đoán thời tiết để sắp xếp công việc.
 c) Câu 3
 Khi trời xuất hiện sáng có màu sắc mỡ gà tức là sắp có bão 
–> Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu....
d) Câu 4 
Học sinh tự đọc
2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất (14phút)
a) Câu 5 
Câu tục ngữ đề cao giá trị của đất, phê phán sự lãng phí đất.
b) Câu 6 +7
Học sinh tự đọc
c) Câu 8 
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập, đọc thêm (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
GV
?TB
HS
?TB
HS
HS
HS
HS
?TL
HS
GV
Trả lời câu hỏi 4
ĐHKT:
- Hình thức: tục ngữ thường ngắn gọn.
- Nội dung: không đơn giản, có nhiều tầng nghĩa. ND của 1 câu tục ngữ có thể mở tung ra để viết thành cuối sách.
+ Vần: vần lưng
+ Các vế thường đối xứng
+ Hình ảnh cụ thể sinh động
+ Nội dung sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nói quá 
=>kinh nghiệm lao động sản xuất, phục vụ đời sống từ những hiện tượng tự nhiên.
Nêu giá trị NT của vb?
TL
Ý nghĩa của vb?
=>
Đọc ghi nhớ sgk
Thực hiện phần luyện tập ở nhà.
Đọc phần đọc thêm sgk
* Tích hợp kĩ năng sống 
(KTĐG – HĐN – 3 nhóm-2p) - Qua việc tìm hiểu một số câu tục ngữ, khái niệm về tục ngữ, em hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao chúng khác nhau như thế nào?
Thảo luận nhóm ra bảng nhóm.
Nộp đáp án, dán lên bảng.
Các nhóm trình bày và nhận xét chéo.
Nhận xét, KL.
* Thành ngữ, tục ngữ, giống nhau:
- Đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ lời nói.
- Dùng hình ảnh để diễn đạt.
- Dùng cái đơn giản để nói tới cái hình ảnh cái chung.
- Đều được sử dụng trong nhiều h/cảnh sống.
* Khác nhau:
III. Tổng kết (2 phút)
1. Nghệ thuật 
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sdụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Ý nghĩa văn bản
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập (1 phút)
V. Đọc thêm (2 phút)
Tục ngữ
Thành ngữ
Ca dao
- Là câu hoàn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn ( 1 văn bản ).
- Là câu nói thiên về duy lí.
- Diễn đạt kinh nghiệm, lời khuyên, 1 KL.
- Là một cụm từ cố định.
- Chức năng định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất sự vật, s/việc.
- Là lời thơ.
-Thiên về trữ tình.
3. Hướng dẫn học sinh tự học (1 phút)
- Nắm chắc kiến thức bài học. Làm bài tập còn lại
* Tích hợp môi trường
Y/C hs về nhà sưu tầm tục ngữ liên đến môi trường vào sổ tay văn học.
- Chuẩn bị bài : chương trình địa phương.
Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, mang màu sắc đi ... ẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
2. Cách phân biệt l và n
3. Cách phân biệt tr - ch
4. Phân biệt s và x
II. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu, thanh dễ mắc lỗi (34p)
1. Nghe - viết
2. Nhớ - viết
- Học sinh có ý thức tự rèn luyện, sửa những lỗi thường gặp, viết sai do phát âm sai
 3. Luyện tập, củng cố (2p)
 GV: 
 - Rút kinh nghiệm khi viết bài 
 - Chỉ ra một số lỗi cân chú ý 	
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2p)
 - Nhớ và chép lại một bài thơ mà em yêu thích.
 - Chuẩn bị cho tiết sau làm bài tập 
 - Xem lại cách phát âm chính xác để ứng dụng khi viết bài sao cho đúng ý nghĩa.
.....................................................................
Ngày soạn: 08/5/2021 Ngày dạy: 11/5/2021 Lớp 7C, 7B
 12/5/2021 Lớp 7A 
Tiết 138
Hoạt động ngữ văn: THI ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN
	I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Học sinh đọc được rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng văn bản nghị luận. 
	- Khắc phục được kiểu đọc nhỏ, lúng túng, ngọng do phát âm.
 2. Kĩ năng
 Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm 
 3. Thái độ 
 HS có ý thức tự rèn luyện đọc diễn cảm để từ đó cảm nhận tác phẩm văn học.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Xác định giọng đọc văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
 - Xác định ngữ điệu có trong những câu văn nghị luận cụ thể.
 - Soạn bài - luyện cách đọc hay để hướng dẫn học sinh
 2. Chuẩn bị của học sinh 
 Chuẩn bị: Xem lại các bài văn nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7 tập 2.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ
 (KT sự chuẩn bị của HS)
 * Đặt vấn đề (1p) 
 Phân môn Văn học ở học kì II các em đã được học một số văn bản nghị luận. Để đọc đúng, rõ ràng, thể hiện được tình cảm, giọng điệu của từng văn bản. Tiết này, chúng ta tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi đọc văn bản nghị luận, và thi đọc diễn cảm 1 văn bản nghị luận cụ thể.
 2. Dạy nội dung bài mới (41p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
? K
HS
GV
?Tb
HS
GV
HS
HS
GV
GV
HS
HS
GV
GV
HS
GV
Cho học sinh nhắc lại những văn bản nghị luận (văn xuôi) đã học ở chương trình ngữ văn 7 tập 2.
Nhắc lại các văn bản đã học
Khi đọc văn bản nghị luận cần lưu ý điều gì?
=>
- Nắm bắt được tư tưởng (chiều sâu, tầm nhìn, ý nghĩa) và cách đặt vấn đề của tác giả.
 - Đọc văn nghị luận cần cảm nhận tình cảm, thái độ và sắc thái biểu cảm của người viết.
- Tìm ra những đặc trưng phong cách văn nghị luận của nhà văn: dụng ý, cách nhìn nhận vấn đề, cách lập luận, cách viện dẫn, thái độ, giọng điệu
- Chúng ta sẽ tập đọc ở hai mức độ:
 + Đọc trôi chảy.
 + Đọc diễn cảm.
Giọng chung toàn bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
=>
Hướng dẫn học sinh đánh dấu, ghi chú về cách đọc từng đoạn trong văn bản
* Đoạn mở đầu
- Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: nồng nàn đó
- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ ( 1,2); cụm chủ - vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ, tính từ làm vị ngữ,định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả
- Câu 4,5,6: 
+ Nghỉ giữa câu 3-4. 
+ Câu 4 đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh các từ: có, chứng tỏ. 
+ Câu 5 giọng liệt kê. 
+ Câu 6 giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo: dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc
 3 nhóm thi đọc đoạn này.
 HS nhận xét cách đọc
 Nhận xét phần đọc của 3 nhóm
* Đoạn thân bài
Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút
- Câu: đồng bào ta ngày nay  cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ: cũng rất xứng đáng
- Câu: Những cử chỉ cao quý đó,  cần nhấn các từ giống nhau, khác nhau tỏ rõ ý sơ kết khái quát.
- Chú ý các cặp quan hệ từ: từ đến, cho đến.
Thi đọc giữa các nhóm.
Nhận xét cách đọc. 
Nhận xét phần đọc của các nhóm và sửa chữa.
* Đoạn kết bài. Giọng chậm hơn và nhỏ hơn.
- 3 câu trên đọc nhấn mạnh các từ ngữ: cũng như, nhưng
- 2 câu cuối đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ: nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ: giải thích, tuyên truyền, lãnh đạo, tổ chức, làm cho,
GV gọi 2-3 HS thi đọc đoạn này. 
GV nhận xét cách đọc
Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
1. Những văn bản nghị luận đã học (3p)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (Hồ Chí Minh )
 - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai ).
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
( Phạm Văn Đồng )
- Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh )
2. Những điều cần lưu ý khi đọc văn nghị luận (4p)
Đọc đúng, phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm, làm nổi bật các câu luận điểm, tư tưởng, tình cảm gây chú ý, các dẫn chứng.
3. Hướng dẫn tổ chức đọc (34p)
* Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
3. Luyện tập, củng cố (2p)
 ? Đọc văn bản nghị luận khác với văn bản tự sự, trữ tình ở chỗ nào ?
 HS: văn bản nghị luận cần giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận, tuy nhiên vẫn cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1p)
 Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn( tiếp theo): đọc trước 2 văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ", "Ý nghĩa văn chương"
Ngày soạn: 09/5/2021 Ngày dạy: 12/5/2021 Lớp 7C, 7B, 7A 
Tiết 139
Hoạt động ngữ văn: THI ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN ( tiếp)
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Học sinh đọc đươcn một cách rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. 
 - Khắc phục được kiểu đọc nhỏ, lúng túng, ngọng do phát âm.
 2. Kĩ năng
 Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm 
 3. Thái độ 
 Học sinh có ý thức tự rèn luyện đọc diễn cảm để từ đó cảm nhận tác phẩm văn học.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Xác định giọng đọc văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
 - Xác định ngữ điệu có trong những câu văn nghị luận cụ thể.
 - Soạn bài - luyện cách đọc hay để hướng dẫn học sinh.
 2. Chuẩn bị của học sinh 
 Chuẩn bị: Xem lại các bài văn nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7 tập 2.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
 * Đặt vấn đề (1p) 
 Để đọc đúng, rõ ràng, thể hiện được tình cảm, giọng điệu của từng văn bản. Tiết này, chúng ta tiếp tục thi đọc diễn cảm 2 văn bản nghị luận cụ thể.
 2. Dạy nội dung bài mới (41p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV
HS
GV
Nêu yêu cầu:
-Thực hiện đọc diễn cảm trong tổ văn bản tổ đã lựa chọn. 
Tập đọc ở các mức độ: 
+ Đọc trôi chảy
+ Đọc diễn cảm
- Các bạn trong tổ nghe, nhận xét cách đọc của từng bạn.
- Chọn năm bạn đọc hay, đúng yêu cầu để đọc trước lớp.
Thực hiện.
Lắng nghe, nhận xét.
Nhận xét.
4. Đọc diễn cảm trước lớp
* Đọc diễn cảm văn nghị luận. 
 ( trước lớp)
 3. Củng cố, luyện tập (2p)
 GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm bài đọc
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ( 3p)
 - Giáo viên nhân mạnh tác dụng đọc đúng, diễn cảm: nhằm làm vang dậy tiếng nói tâm hồn của nhà văn trong tác phẩm. Đọc diễn cảm phải thể hiện được sự đánh giá, sự cảm thụ đúng đắn của bản thân người đọc về tác phẩm mà mình đọc.
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc ở nhà: tập đọc các văn bản trên + các văn bản biểu cảm. 
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương theo yêu cầu sgk .
 + Tìm hiểu về luật chính tả.
 + Nhớ và viết một bài thơ hoặc một đoạn văn mà em yêu thích.
 + Tập đọc các đoạn văn mà mình hay bị ngọng khi phát âm.
.........................................................................
Ngày soạn: 09/5/2021 Ngày thực hiện: 12/5/2021 Lớp 7A, 7B,7C
Tiết 140: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	Qua bài giúp học sinh hiểu được những ưu nhược điểm, tồn tại trong bài làm kiểm tra văn, kiểm tra tập làm văn.
	2. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, sửa sai lỗi, hướng sửa chữa.
	3. Thái độ 
	Giáo dục học sinh ý thức sửa chữa khi mắc những sai phạm kiểm tra trong quá trình học tập.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Soạn giáo án, chấm chữa bài tỉ mỉ, chu đáo.
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	Tự xem xét, sửa lỗi sai trong bài làm của mình.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài mới)
	* Đặt vấn đề (1phút) 
	Để các em thấy rõ ưu điểm, tồn tại trong bài kiểm tra học kì, giờ học hôm nay chúng ta cùng chữa lại bài kiểm tra trên.
 	2. Dạy nội dung bài mới (41phút')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HS
GV
GV
GV
GV
GV
HS
?TB
GV
Đọc đề
Chiếu side đề
Chiếu side đáp án
Nhận xét ưu điểm, tồn tại.
- Về nắm kiến thức: 
+ Phần đọc - hiểu: đa số các em làm được cả 4 câu
+ Phần làm văn: một số em xác định đúng thể loại, bám sát yêu cầu của đề như: Huyền, Như, Ngọc, Châm (7A); Lệ, Thảo My, Ái, Như (7B); Lam, Vân Anh, Q.Như, Thảo My, Thuyết, Lò Trang (7C)
+ Nhiều em chưa biết dùng lời văn để biểu cảm, chỉ kể lại hay miêu tả: Hùng, Hải Nguyên, Trung, Quân (7A), Q. Nhật, Thảo (7B), Phương,Quang, Tuấn B, Lập (7C)
- Về kỹ năng:
+ Một vài em đã nắm được kĩ năng làm bài
+ Có bố cục tương đối rõ ràng, có sự biểu cảm như: Huyền, Như, Ngọc, Châm (7A); Lệ, Thảo My, Ái, Như (7B); Lam, Vân Anh, Q.Như, Thảo My, Thuyết, Lò Trang (7C)
+ Một số em còn viết liền mạch chưa rõ bố cục, còn gạch đầu dòng khi viết văn: Phương, Quang, Lập (7C)
- Về vận dụng:
+ Có em vận dụng bài đã học 1 cách máy móc, thiếu tính tư duy độc lập nên lời văn chưa thực sự là của bản thân.
+ Nhiều em viết còn sơ sài, chưa có sự cố gắng nhiều
+ Một số em ý thức làm bài yếu, làm bài với hình thức chống đối, nộp cho có bài như: Q.Nhật, Thảo (7B), Phương, Quang, Lập (7C)
- Cách trình bày: 
Một số em không có ý thức chữa lỗi bài trước nên mắc lại những lỗi đã mắc đặc biệt là những lỗi sơ đẳng nhất về chính tả: Hùng, Trâm (7A), Q.Nhật, Thảo (7B), Phương, Trà My (7C)
...; Không viết hoa danh từ riêng,...
- Diễn đạt:
Diễn đạt còn yếu, cách dùng từ đôi lúc theo cảm tính, không hiểu ý nghĩa của từ, diễn đạt đôi khi còn lủng củng
Thông báo kết quả bài làm
Lớp
G
K
TB
Y
7A
0
17
17
2
7B
0
15
10
10
7C
0
13
16
6
Trả bài cho h/s.
Xem lại bài viết của mình.
Hãy thống kê những lỗi mà em mắc phải?
Nêu một số câu sai của h/s.
Đọc bài có điểm cao nhất, khá, TB, yếu- kém.
I. Đề bài (3 p)
Tiết 133, 134
II. Đáp án (10 p)
Tiết 133,134
III. Nhận xét, kết quả (17 p)
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Vận dụng
4. Trình bày
5. Diễn đạt
IV. Lỗi và sửa lỗi (9 phút)
	3. Củng cố, luyện tập (2p)
	GV khắc sâu cho hs những lỗi mắc phải.
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1p)
	- Chuẩn bị sgk lớp 8, vở ghi. Đồ dùng học tập phục vụ bộ môn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_73_den_140_nam_hoc_2020_2021.doc