Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 9

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 9

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp H:

- Kiến thức: Thấy rõ những lỗi về quan hệ từ thường gặp.

- Kĩ năng: Thông qua luyện tập, nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ.

- Thái độ: ý thức chữa lỗi.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu TK, bảng phụ.

 - Trò: Học thuộc bài cũ. Làm đủ BT.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận nhóm , vấn đáp, trao đổi, đàm thoại, thực hành.

- Quy nạp.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15p

 -Câu hỏi: Viết 1 đoạn văn ngắn về chủ đề học tập có sử dụng quan hệ từ. Chỉ rõ quan hệ từ, phân tích ý nghĩa của các quan hệ từ.

 -Yêu cầu: +Viết được đoạn văn đúng chủ đề: Học tập.(2điểm)

 +Chỉ ra được những QHT sử dụng trong đoạn.(3điểm)

 +Phân tích được ý nghĩa của các QHT sử dụng.(5điểm)

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 	 	 Tuần 9 
Ngày giảng:.././2009 Bài 8: Tiếng Việt Tiết 33
 chữa lỗi về quan hệ từ
A. mục tiêu bài học
 Giúp H:
- Kiến thức: Thấy rõ những lỗi về quan hệ từ thường gặp.
- Kĩ năng: Thông qua luyện tập, nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ.
- Thái độ: ý thức chữa lỗi.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu TK, bảng phụ.
 - Trò: Học thuộc bài cũ. Làm đủ BT.
C. phương pháp
- Thảo luận nhóm , vấn đáp, trao đổi, đàm thoại, thực hành.
- Quy nạp.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15p 	 
 -Câu hỏi: Viết 1 đoạn văn ngắn về chủ đề học tập có sử dụng quan hệ từ. Chỉ rõ quan hệ từ, phân tích ý nghĩa của các quan hệ từ.
 -Yêu cầu: +Viết được đoạn văn đúng chủ đề: Học tập.(2điểm) 
 +Chỉ ra được những QHT sử dụng trong đoạn.(3điểm)
 +Phân tích được ý nghĩa của các QHT sử dụng.(5điểm)
 III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò .
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu các lỗi thường gặp về QHT
HS: Đọc các VD mục 1,2,3,4 
GV: Yêu cầu HS chia nhóm: 4 nhóm thảo luận các nội dung ở mục 1,2,3,4 trả lời vào bảng nhóm (hoặc giấy) trong vòng 3 phút -> cử đại diện trả lời.
* Yêu cầu học sinh phải thực hiện được các bước sau
- Phát hiện lỗi sai.
- Nguyên nhân sai.
- Cách chữa
* Sau đó: Giáo viên + lớp lần lượt đưa ra đáp án các câu hỏi học sinh vừa thảo luận.
? Nhận xét ND ý nghĩa 2 câu văn trong VD 1/106? Vì sao?
HS : ND 2 câu văn: Không rõ ràng vì thiếu quan hệ từ.
GV: Chốt ghi
? Hãy nêu cách chữa ? và nhận xét câu văn sau khi chữa? 
HS: Chữa như bảng chính -> câu văn đầy đủ, rõ ràng.
? 2 quan hệ từ "và", "để" biểu thị ý nghĩa gì ?
HS: "và" nối các từ, cụm từ có quan hệ ý nghĩa ngang bằng nhau hoặc dùng LK giữa các câu 
- "để": Chỉ mục đích.
? Mối quan hệ giữa các ý trước và sau từ "và" là mối quan hệ gì? cách dùng quan hệ từ "để" có phù hợp không? 
HS: - Quan hệ đối lập.
 - Dùng quan hệ từ "để" không phù hợp. Vì trước và sau từ "để" biểu thị quan hệ nguyên nhân, kết quả.
? Rút ra nguyên nhân nhận xét cách dùng QMT trong 2 câu văn ? Nêu cách sửa?
HS. Đọc 2 ND mục 3/106. 
? Xác định CN-VN? 2 câu văn có đủ CN-VN chưa? Vì sao? Nêu cách sửa? 
HS: Xác định 2 câu văn đều thiếu CN, nguyên nhân là do thừa quan hệ từ "qua", "về".
? Nhận xét câu văn sau khi sửa?
HS: Đầy đủ kết cấu C-V
HS: Đọc 2 VD (mục 4/107) 
? Các câu văn sai ở chỗ nào ? hãy xác định nguyên nhân và cách sửa? 
HS. Đầy đủ KC C-V
GV: Gợi ý để học sinh xác định nguyên nhân và cách sửa.
? Cụm từ nào trong VD (1) được lặp lại? 
- Cách lặp lại này có phải là phép lặp dùng làm phương tiện LK giữa các câu? 
- Câu văn (2) ý đã rõ ràng chưa? Không rõ ràng vì sao? 
- Phải sửa bằng cách nào? (Cụm từ “không những” thường đi kèm với QHT nào? 
HS. Xác định.
* C1: Cụm từ "không những" lặp lại -> vô nghĩa, thừa không có tác dụng liên kết, làm câu văn lủng củng.
- "không những" thường đi kèm với "mà còn" -> thay từ "không những" (thứ 2) = QHT "mà còn" -> tạo sự LK giữa các câu.
* Câu 2: Các ý trong câu không có sự LK, thiếu từ LK. 
- Sửa bằng cách bổ sung thêm vào vế 2 của câu từ "Tâm sự" -> tạo phép lặp làm phương tiện LK câu.
? Từ những phân tích trên hay khái quát lại những lỗi thường mắc phải khi nói và viết? và nêu cách chữa? 
HS: Tự bộc lộ theo ghi nhớ?107 
- Cách chữa: 
+ Thêm QHT phù hợp khi cần phải dùng.
+ Hiểu ý nghĩa của quan hệ từ để sử dụng cho thích hợp với văn cảnh.
+ Bỏ QHT nếu như câu văn đầy đủ, rõ ý.
+ Dùng cặp QHT phù hợp để tạo sự liên kết giữa các câu văn.
I. Các lỗi thường gặp về QHT
1. Thiếu quan hệ từ
a. Ví dụ: sgk/106 
b.Nhận xét
- Lỗi sai:
+ ND các câu văn không rõ ràng
- Nguyên nhân: Do thiếu quan hệ từ.
- Chữa: thêm quan hệ từ.
+ mà -> C1.
2. Dùng QHT không thích hợp về nghĩa:
a. Ví dụ: sgk/106 
b. Nhận xét
- Dùng QHT không thích hợp về nghĩa 
- Cách sửa: Thay QHT.
+) C1: thay "và" = "nhưng".
+) C2: Thay "để" = "Vì".
3. Thừa quan hệ từ
a. Ví dụ: sgk/106 
b.Nhận xét
- Lỗi sai: Thiếu CN-VN.
- Nguyên nhân: Thừa QHT.
+) C1: Thừa "Qua". 
+) C2: Thừa "về".
- Sửa: Bỏ QHT thừa.
4. Dùng QHT mà không có td LK
a. Ví dụ: sgk/107 
b. Nhận xét
- Lỗi sai: Câu văn lủng củng, lặp từ, thiếu sự trong sáng không rõ ràng về ý.
- Nguyên nhân: Dùng QHT không có tác dụng liên kết.
- Sửa: 
+ C1: Không những . mà còn
+ C3: Nó , tâm sự với chị.
5. Ghi nhớ: sgk/107 
II. Luyện tập
 Hoạt động2 : Luyện tập
HS: Đọc - nêu yêu cầu bài tập 1.2.3 .
? Xác định lỗi mắc phải trong 3 BT trên? 
BT1: Thiếu QHT -> Câu chưa trọn vẹn, chưa rõ ý.
BT2: Dùng QHT không thích hợp về nghĩa -> chưa diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- C1: quan hệ ý nghĩa giữa 2 bộ phận trước và sau từ với là QH so sánh.
- C2: Đi kèm với QHT "mà" "thì" -> đằng trước là từ nào? (dù)
- C3: QHT bằng có ý nghĩa ntn? 
BT3: Thừa QHT -> câu thiếu CN
GV: Hướng dẫn HS xác định.
 BT4 (108) giáo viên chép BT lên bảng phụ - Học sinh lên làm nhanh.
a) đúng 	
b) đúng
c) S (thừa quan hệ từ cho)
d) đúng
e) sai (thừa QHT "của")
g) sai (thừa "của")
h) đúng 
i) sai (giá chỉ dùng để nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết)
BT5: 
- HS thực hiện yêu cầu BT5
- G chọn 1 vài câu văn cụ thể về lỗi sai của HS (-) bài -> chữa.
IV . Củng cố
 ? Lỗi về quan hệ từ thường gặp? Cách sử dụng quan hệ từ? 
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
 - Đọc kỹ nội dung ghi nhớ, nêu được cách chữa, hoàn thành BT sgk.
 - Viết 1 đoạn văn ngắn, chủ đề học tập có dùng quan hệ từ thích hợp. 
 - Tiết sau: * Hướng dẫn đọc thêm:
 - Xa ngắm thác núi lư.
 - Đêm đỗ thuyền ở phong kiều.
 * Yêu cầu: Đọc kỹ phiên âm, dịch thơ, chú thích. 
 - Trả lời câu hỏi sgk của bài "xa ngắm" 
 - Bài "đêm đỗ" 
 -> Nêu nội dung bài thơ? Miêu tả điều gì?
 -> Nghệ thuật đặc dắc trong bài thơ? 
E. Rút kinh nghiêm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	---------------------------------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 9
Ngày giảng:.././2009 Bài 9: Văn bản Tiết 34
	 Hướng dẫn đọc thêm: 
xa ngắm thác núi lư
Vọng Lư sơn bộc bố- Lí Bạch.
đêm đỗ thuyền ở phong kiều
Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
-Kiến thức: + Cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài thơ "Xa ngắm thác.."bước đầu nhận biết được mqh gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
 +Thấy được những cảm nhận sinh động của 1 người khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bên Phong Kiều.
 +Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của 2 bài thơ. 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ thơ Đường thể thất ngôn, tứ tuyệt.
- Thái độ: Bước đầu có ý thức biết sử dụng phần dịch nghĩa tr việc pt thơ và phần nào tr việc tích luỹ vốn từ H- V.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
 - Trò: Học thuộc bài cũ. Trả lời CHĐH văn bản.
C. phương pháp
 - Diễn dịch, đàm thoại, trao đổi, vấn đáp, thảo luận, bình giảng.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà ? Cảm nhận về bài thơ ? 
 III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hđ1: Tìm hiểu bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư
Bước 1: Tác giả, tác phẩm 
? Trình bày những nét cơ bản về tác giả Lí Bạch và bài thơ "Vọng Lư sơn bộc bố" ?
HS: Trình bày theo chú thích sgk. 
GV: Chốt ý cơ bản, yêu cầu học sinh gạch chân bằng bút chì vào sgk. 
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thể thơ này chúng ta đã gặp ở bài nào? 
HS: + Thất ngôn tứ tuyệt: Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
? Giải nghĩa nhan đề bài thơ? 
HS: Dựa vào sgk/109 -> giải nghĩa.
GV: Yêu cầu đọc:
+ Đúng vần, nhịp 4/3 giọng chậm rãi, nhấn mạnh những từ: Quai, phi lưu, nghi thị. 
- 2 em đọc cả 3 phần.
? Giải thích địa danh Hương Lô ?
+ Giải thích của yếu tố HV "thiên" trong C3 và "thiên" trong C4. 
+ Thiên C3: Nghìn ->nhấn mạnh hiện tượng đồng âm tiết sau sẽ học.
+ Thiên C4: Trời.
? So sánh thể thơ (và cách dịch lại) của bản phiên âm và bản dịch thơ? 
+ Cùng thể thơ TN tứ tuyệt
HS: Giữ nguyên được vần điệu, âm hưởng, giọng điệu bài thơ không thay đổi -> bản dịch thơ mất chữ "quai"- treo quan trọng.
 Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi đọc, hiểu văn bản.
Câu thơ thứ nhất tả cái gì? Hình ảnh được tả ở câu 1 đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
HS: trao đổi thảo luận.
- Câu 1: vẽ ra cái phông nền của bức tranh toàn cảnh trước khi miêu tả vẻ đẹp của bản thân thác nước.
- Đây là một phông nền đặc biệt: ngọn núi Hương Lô hiện lên với đặc điểm nổi bật nhất dưới những tia nắng mặt trời và dưới làn hơi nước, phản quang ánh sáng mặt trời đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo. Sự thực là hơi khói đã có từ trước, nói đúng hơn là tồn tại thường xuyên, song dưới ngòi bút của Lí Bạch, với động từ “sinh”, dường như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện như chủ thể thì mọi vật mới sinh sôi nảy nở, trở nên sống động.
GV: Hướng dẫn HS so sánh câu thơ 1 ở phần phiên âm và dịch thơ: Câu phiên âm: quan hệ giữu hai vế trong câu thứ nhất là quan hệ nhân quả, chủ thể xuyên suốt là “mặt trời”. Câu thơ dịch: dịch vế sau thành cụm chủ – vị “khói tía bay” (chủ thể “khói tía”) mối quan hệ nhân quả nói trên đã bị xoá bỏ, không khí huyền ảo bị xua tan.
? Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo?
HS thảo luận nhóm phát hiện
GV: Câu thơ thứ hai: đã thể hiện rõ ý của nhan đề, lại vẽ ra được ấn tượng ban đầu của nhà thơ đối với thác nước. Vì ở “xa” ngắm nên dưới mắt nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông. Chữ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, biểu hiện một cách hết sức phù hợp cảm nhận nhìn từ xa về dòng thác. Đỉnh núi khói tía mù mịt, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa. ->bứ ...  tác dụng gì ? (tránh lỗi lặp từ) 
HS: Trả lời.
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
	1. Thuộc 3 ghi nhớ, hoàn thành BT 4,5,BT6,7,8,9
	2. Tiết sau: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
E. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 9
Ngày giảng:.././2009 Bài 9: Tập làm văn Tiết 36
cách lập ý của bài văn biểu cảm
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
 - Kĩ năng:Rèn kĩ năng lập dàn ý cho mỗi bài văn.
 - Thái đô:Tiếp xúc với nhiều văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
B. chuẩn bị
 - Thầy: sgk. sgv, tài liệu tham khảo, bảng nhóm HS.
 - Trò: Ôn lại kiến thức về văn BC.
C. phương pháp
 - Phương pháp quy nạp + đàm thoại, vấn đáp, trao đổi + hđ nhóm,
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ 
 ? Nêu các bước làm 1 BV biểu cảm? 
 Yêu cầu: - HS nêu được các bước làm một bài văn biểu cảm: + Tìm hiểu đề.
 + Tìm ý, lập dàn ý.
 + Viết bài.
 + Đọc và sửa chữa. 
 III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Những cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm
GV: Chia HS làm 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một cách lập ý.
HS: Hoạt động nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày.
Nhóm 1:
HS. Đọc đoạn văn mục I.1/117 
? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn?
HS. Cây tre.
? Cây tre được nói trong thời điểm nào? 
HS: Tương lai.
? Cây tre trong thực tế đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những công dụng của nó ntn? 
HS. Tự bộc lộ
GV. Định hướng 
- Nguồn gốc: Có từ lâu đời.
- Có ý nghĩa biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Công dụng: + Chiến đấu.
+ Sản xuất.
+ Đời sống sinh hoạt. 
? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? 
HS: Sự trường tồn, gắn bó của cây tre với con người, DTVN.
- Nứa tre sẽ còn mãi mãi.
- Tre xanh vẫn là bóng mát.
? Tình cảm được bày tỏ trong đoạn văn là tình cảm ntn? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào? 
HS: PBYK như bản chính.
? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm ấy? 
HS. Tìm VD: tre sẽ còn mãi, vẫn là, vẫn mang- ngày mai. 
Nhóm 2:
- Học sinh đọc đoạn văn ở mục 2/118 
? Nêu nội dung đoạn văn?
HS. Tg bày tỏ niềm say mê với con gà đất, niềm vui của tuổi thơ.
? Tìm những câu văn thể hiện niềm say mê đó?
HS:- Say mê trong niềm vui kì diệu ấy, tái sinh trong tâm hồn. 
- Đó là nỗi vui mừng khi có được  nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất  
- Những con gà. linh hồn. 
? Tình cảm được biểu hiện của tác giả ở đoạn văn là gì? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào? 
HS. Tình cảm: yêu quý, trân trọng  (bảng chính) 
? Từ ngữ nào thể hiện cách biểu cảm đó? 
HS.- Đến bây giờ -> hiện tại.
- Nhớ lại - cảm nhận - tái sinh trong tâm hồn.
- Để lại trong tôi.
 Nhóm 3
HS: Đọc VD (1)/119 
? Nội dung đoạn văn ? Từ ngữ nào biểu hiện ND ấy? 
HS Bày tỏ tình cảm yêu mến đối với cô giáo -> tìm TN (sgk) 
? Để bày tỏ tình cảm ấy, người viết đã thông qua hình thức nào? 
HS. Tưởng tượng ra cảnh: Sau này khi lớn lên.
 -> nhớ lại những kỉ niệm (hiện tại) -> gợi lại những kỷ niệm và hứa hẹn với cô.
GV chốt ghi. 
? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm đó?
HS Sau này khi em lớn lên, em vẫn sẽ nhớ đến cô, em sẽ tìm gặp cô-> tưởng tượng tình huống.
- Em tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô em sẽ nhớ lại -> gợi lại kỉ niệm. 
- Hứa hẹn: Không (chẳng bao giờ) em lại quên được cô; phải không? không bao giờ em lại có thể quên yêu quý của em. 
HS Đọc đoạn văn (2) 119.
? Tác giả bày tỏ tình cảm gì? Đối tượng biểu cảm ở đây là gì? 
HS PB như bảng chính (từ Lũng Cú -> liên tưởng tới Cà Mau)
? Việc liên tưởng từ Lũng Cú - cực bắc của TQ tới Cà Mau- cực Nam của TQ đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?
HS Tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về quê hương -> khát vọng, thống nhất đất nước.
? Trong đoạn văn, để biểu hiện tình cảm đó, tác giả đã chọn cách nào? Từ ngữ nào diễn đạt điều đó?
HS Tự bộc lộ 
- Tình huống tưởng tượng, giả định. Cụ thể:
+ ở cực bắc, tg nghĩ về cực Nam>
+ ở trên núi ông nghĩ về vùng biển.
+ Nơi đầy chim nghĩ về vùng cá, tôm. 
+ khát vọng: Đất nước yên bình. 
Nhóm 4:
HS:Đọc đoạn văn /sgk 120.
? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn?
HS :U tôi
? hình ảnh "U tôi" được miêu tả ntn? 
HS Tìm, gạch chân - sgk (cái bóng, khuôn mặt, đôi mặt, nét cười) 
? Tác giả dùng biện pháp nào để miêu tả U tôi? 
HS PB như bảng chính. 
? Tìm những câu văn thể hiện suy ngẫm, nhận xét của người viết?
HS Tìm, gạch chân sgk 
- Chỗ nào cũng thấy bóng U hoà lẫn với bóng tối. 
- Cái bóng mơ hồ yêu dấu thở dài.
- Tôi sực nhớ  ngờ ngợ.
- U tôi đã già đi  không hay.
?Sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm ntn?
HS Quan sát chi tiết -> nảy sinh cảm xúc: lòng thương cảm, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình với U.
? Từ các đoạn văn vừa phân tích và nhận xét, em hãy cho biết để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh người viết có thể có những cách nào?
HS Nêu 4 cách.
? Nhận xét gì về tình cảm của người viết trong mỗi đoạn văn ? Tình cảm ấy có ý nghĩa gì đối với người đọc?
HS: PBYK
GV: Chốt ghi (bảng chính) 
HS Đọc ghi nhớ /121 : 2-3 cm 
Hoạt động 2: Luyện tập
HS Xác định yêu cầu: Lập dàn ý bài văn biểu cảm.
? Em hiểu lập dàn ý là gì? (Lập dàn ý). Để lập ý trước hết phải làm gì? 
HS: Tìm hiểu để, tìm ý
? Hãy tìm hiểu đề? (HS lần lượt THĐ) 
GV Khái quát: Đều là đề văn biểu cảm. Đối tượng biểu cảm là: Vườn nhà, con vật nuôi, người thân, mái trường.
- MĐ biểu cảm: Người đọc đồng cảm, tin tưởng.
- Cách viết: Dựa vào 4 cách lập ý vừa học.
? Xác định lại dàn ý văn biểu cảm? ND mỗi phần? 	
GV: Chia học sinh làm 3 nhóm làm đề a,b,c: Mỗi nhóm thảo luận 1 đề ra bảng nhóm -> thời gian 5 phút -> Lưu ý học sinh dựa vào gợi ý trong sgk/122
	- Chữa bài trên bảng nhóm.
	+ Đáp án các đề.
c) Cảm xúc về người thân. 
* MB: - Giới thiệu người thân là ai? Mối quan hệ với người đó ntn? 
- Cảm xúc chung về người thân. 
* TB	- Miêu tả người thân -> quan sát, suy ngẫm. 
	- Hồi tưởng kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ.
	- Sự gắn bó của mình với người đó trong hiện tại (nỗi buồn, vui, sinh hoạt, vui chơi, học tập) 
	- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó -> bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn. 
* KB: Cảm xúc về người thân. 
I. Những cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm
1. Liên hệ hiện tại với tương lai. 
a. Ví dụ 1: sgk/117 
b. NX
* Đối tượng biểu cảm: Cây tre trong tương lai.
*Tình cảm: yêu quý, trân trọng tự hào. Gắn bó với cây tre
* Cách biểu cảm:
- Gợi nhắc quan hệ với các sự vật.
- Liên hệ với tương lai.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại :
a. Ví dụ 2: SGK-118
b. Nhận xét
* Nội dung: Niềm say mê con gà đất - niềm vui của tuổi thơ.
* Cảm xúc: yêu quý, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
* Cách biểu cảm
- Hồi tưởng quá khứ.
- Suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước 
a. Ví dụ: sgk/119 
b. NX
* ĐV (1)
- ND: Bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo.
- Cách biểu cảm:
+ Tưởng tượng tình huống.
+ Gợi lại kỉ niệm.
+ Hứa hẹn.
*)ĐV (2)
- ND: tình cảm gắn bó máu thịt với Lũng Cú, cực bắc của TQ.
- Tình cảm yêu TQ, khát vọng thống nhất đất nước.
- Cách biểu cảm:
+Tưởng tượng tình huống, giả định.
+ Khát vọng, mong ước.
4. Quan sát và suy ngẫm
a. Ví dụ: sgk/120
b. Nhận xét
- ND đoạn văn: tả về "U tôi"
- Cách miêu tả:
+ Quan sát -> cảm xúc (Suy ngẫm )
+ Khắc hoạ hình ảnh con người -> nêu nhận xét.
-Tình cảm: thương yêu, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình. 
-> Tình cảm sâu sắc, chân thật, xúc động.
-> người đọc tin và đồng cảm. 
5. Ghi nhớ: sgk/121. 
II. Luyện tập
a) Cảm xúc về vườn nhà
* MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.
* TB: - Miêu tả lại lịch vườn, miêu tả vườn, quan sát -> cảm xúc. 
- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình -> hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ lại.
- Vườn và LĐ của cha mẹ.
- Vườn qua 4 mùa. (Kết hợp miêu tả + biểu cảm (dựa và 4 cách lập ý) -> Tình huống giả định hoặc mong ước khu vườn trong tương lai. 
* KB: Cảm xúc về vườn nhà
b) Cảm xúc về con vật nuôi 
* MB: GT con vật nuôi (con gì, tên) và cảm xúc về nó.
* TB:	- Lai lịch con vật nuôi -> Hồi tưởng quá khứ -> cảm xúc
	- Miêu tả con vật nuôi -> quan sát - Cảm xúc 
- Tưởng tượng tình huống ( bán con vật nuôi, nó ốm mệt ) 
-> Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
- Sự gắn bó với con vật nuôi vì vai trò, lợi ích 
* KB:	- Cảm xúc về con vật nuôi
IV. Củng cố
? Có thể có mấy cách lập dàn ý trong bài văn biểu cảm? Để lập ý bài văn biểu cảm phải thể hiện những biểu cảm nào? 
	- Tìm hiểu đề -> tìm ý - lập dàn ý.
	- Dựa vào 4 cách trên để lập ý phần TB. 
V. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà
	- Thuộc ghi nhớ, làm BT (d)/121
	- Tiết sau: Soạn: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
	+ Đọc kỹ 3 bản: Phiên âm, dịch nghĩa, thơ. 
	+ Đọc kĩ chú thích (tg, tp) 
	+ Trả lời câu hỏi sgk /121. 
E. Rút kinh nghiệm 
	...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc