Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 38: Xa ngắm thác núi Lư

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 38: Xa ngắm thác núi Lư

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- CẢM THỤ ĐƯỢC VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN MÀ LÝ BẠCH ĐÃ MIÊU TẢ QUA BÀI THƠ.BƯỚC ĐẦU NHẬN BIẾT

 MẠCH GẮN BÓ GIỮA TÌNH VÀ CẢNH TRONG THƠ CỔ.

- CÓ Ý THỨC VÀ BIẾT CÁCH SỬ DỤNG PHẦN DỊCH NGHĨA TRONG VIỆC PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ PHẦN NÀO

 TÍCH LŨY VỐN TỪ HÁN – VIỆT.

- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ VĂN, GDHS LÒNG YÊU THIÊN NHIÊN.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG + TRANH VẼ THÁC NÚI LƯ

- HỌC SINH: HỌC BÀI, SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)

2. KTBC: (4)

 - ĐỌC THUỘC BÀI THƠ “BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ”. NÊU NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI THƠ?

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

CÁC EM VỪA ĐƯỢC HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM VIẾT THEO THỂ ĐƯỜNG LUẬT – MỘT THỂ THƠ ĐẶC SẮC VÀ LÀ THÀNH TỰU VĂN HỌC NỔI BẬT Ở TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐƯỜNG – TRUNG HOA. BÀI HỌC HÔM NAY GIỚI THIỆU MỘT NHÀ THƠ ĐƯỜNG NỔI TIẾNG CỦA NỀN THƠ CỔ TRUNG HOA. NHÀ THƠ LÝ BẠCH.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 38: Xa ngắm thác núi Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/10/2009 Tuần 10
Ngày dạy : 20/10/2009 Tiết 38 
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
( LÝ BẠCH )
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lý Bạch đã miêu tả qua bài thơ.Bước đầu nhận biết 
 mạch gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
- Có ý thức và biết cách sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào 
 tích lũy vốn từ Hán – Việt.
- Nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn, GDHS lòng yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ thác núi Lư 
- Học sinh: Học bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:	(4’) 
 - Đọc thuộc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Các em vừa được học một số bài thơ của các tác giả Việt Nam viết theo thể Đường Luật – một thể thơ đặc sắc và là thành tựu văn học nổi bật ở triều đại Nhà Đường – Trung Hoa. Bài học hôm nay giới thiệu một nhà thơ Đường nổi tiếng của nền thơ cổ Trung Hoa. Nhà thơ Lý Bạch.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
27’
5’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG.
GV gọi HS đọcchú thích dấu (*) để tìm hiểu vài nét về
 tác giả. 
H. Em hiểu gì về Lí Bạch và thơ của ông?
GV. Đọc mẫu, HDHS đọc giọng nhẹ nhàng, diễn cảm 
 bản phiên âm và dịch thơ. 
H. Bài thơ thuộc thể thơ nào?
GV. Củng cố kiến thức về thể thơ TNTT: Số câu, 
 số chữ, gieo vần?
H. Qua phần dịch nghĩa, em hiểu 5 ĐT trọng điểm trong
 bản phiên âm: vọng, sinh, quai, nghi, lạc, (chú thích).
H. Em hiểu thế nào là thác? Kể tên những thác nổi 
 tiếng ở nước ta?
H. Thường có 2 loại thác: Thác trên sông và thác trên 
 núi. Thác trong bài thơ này thuộc loại nào?
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN
HS. Hãy giải thích chữ “vọng”, “dao” ở câu 3 kết hợp
 quan sát tranh và xác định điểm nhìn của tác giả đối 
 với toàn cảnh?
HS. Cảnh vật được nhìn từ xa.
H. Điểm nhìn đó có lợi thế ntn trong việc phát hiện 
 những đặc điểm của thác nước?
Gợi ý: Không cho phép khắc họa cảnh vật một cách chi
 tiết, tỉ mĩ, lại có lợi thế phát hiện được nét đẹp toàn 
 cảnh, để làm nổi bật sắc thái hùng vĩ của thác núi Lư 
 Sơn à Điểm nhìn đó là tối ưu.
H. Câu 1 cái gì ? Và tả như thế nào?
HS. Tả làn khói tía (lữ yên) đang tỏa lên từ ngọn núi 
 Hương Lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao 
 duyên” giữa mặt trời và ngọn núi “Nhật chiếu Hương
 Lô” à không gian thi vị và hữu tình.
GV giảng: 
- Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt, buộc LB miêu tả khung cảnh và thế đứng uy nghi của núi Lư . Không tả núi Lư cao, mà người đọc thấy được cái bề thế, độ cao của núi. Vách núi rộng lớn như bức tường khổng lồ dựng trước mặt. Aùnh nắng mặt trời ban ngày phản chiếu đến đỉnh núi Lô. Đá núi nhiều màu bắt nhiệt nhanh, giảm nhiệt chậm. Khi ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao chiếu xuống núi thiêu đốt đá, đá nóng rực và bốc ra những làn khói tía (Sinh tử yên).
Þ Cách miêu tả độc đáo, nổi bật, ấn tượng.
GV nhấn mạnh: Bài thơ có tựa đề “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư Sơn bộc bố) những câu đầu không hề nói đến ngọn thác ấy, vậy câu thơ mở đầu của bài thơ có lạc đề không? (XĐ câu 2 vị trí bố cục của bài thơ).
H. Ở câu 2, vẻ đẹp của thác nước được miêu tả ntn?
HS. Thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã 
 biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất
 động treo giữa khoảng vách núi và dòng sông.
H. Em hãy phân tích sự thành công của tác giả trong 
 việc dùng từ “ quải” (câu 2) từ đó chỉ ra phần hạn 
 chế bản dịch thơ? (HS thảo luận trình bày).
GV nhấn mạnh: 
- “Quải” (treo) đã biến động à tĩnh, biểu hiện một cách hết sức sát hợp cảm nhận nhìn ra từ dòng thác bằng đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi, dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác núi treo cao như dãi lụa 
à Bức danh họa tráng lệ.
- Dịch thơ: Lược bớt chữ “treo” à dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải Ngân Hà ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở (vì dải lụa gợi nên Ngân Hà là hợp lý hơn dòng nước).
GV dẫn : Nếu ở câu 2, từ “quải” biến thành tĩnh thì câu 3 đã chuyển biến từ tĩnh thành động.
H. Hai ĐT “phi, lưu” (bay, chảy) và 2 TT “trực há” 
 (thẳng xuống) có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cảnh
 động của dòng nước?
HS. Hai ĐT “phi, lưu” đặt ở đầu câu miêu tả tốc độ 
 mạnh mẽ, ghê gớm của thác nước.
- Hai TT “trực há” gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên
 nhiên của thác núi Lư.
Þ Aán tượng mạnh của tốc độ và sức lực của dòng chảy 
 đang đổ xuống từ độ cao 3 nghìn thước.
H. Hai từ “phi, lưu” và “trực há” em hình dung được 
 thế núi và sườn núi ở đây ra sao?
HS. Thế núi cao, sườn núi dốc đứng.
GV dẫn : Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ thì thác nước này
 có có vẻ đẹp nào khác? 
H. Em hiểu ntn về dải Ngân Hà?
H. Câu 4, cảnh thác nước được miêu tả ntn? 
 (So sánh 2 cách nói phóng đại: dòng thác như dải 
 Ngân Hà tuột khỏi mây).
H. Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng 
 từ “nghi” (ngỡ là), “lạc” (rơi xuống) và hình ảnh 
 Ngân Hà?
Gợi ý: 
- “Ngỡ là”: Biết sự thật không phải là như vậy mà cứ 
 tin là sự thật vì vẻ đẹp huyền ảo của thác nước.
- “Lạc” (rơi) : Dòng Ngân Hà vốn nằm theo chiều vắt 
 qua bầu trời và dòng nước đổ theo chiều đứng thẳng 
 khác gì bị rơi từ trên cao xuống.
- Từ “Lạc” được sử dụng tài tình khiến thác núi Lư từ 
 trạng thái treo (quải), bay chảy (phi lưu)
Þ Như một dải ngân hà rơi xuống trần gian.
H. Giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu trên vẫn tạo 
 nên một hình ảnh chân thật?
HS. Vì sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài
 đã được chuẩn bị ở 2 câu đầu với ngọn núi Hương Lô 
 có mây bao phủ, nên ở xa trông thác nước đã được 
 hình dung như một vật treo lơ lửng từ chân mây tuôn 
 xuống.
à Người ta liên tưởng đến dải Ngân Hà. Mặt khác, 
 trong thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, Ngân Hà 
 được quan niệm như một dòng sông thật sự.
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS TỔNG KẾT
H. Đối tượng miêu tả của bài thơ là gì?
HS. Một danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
H. Khuynh hướng, thái độ của nhà thơ ntn?
HS. Trân trọng, ca ngợi.
H. Nhà thơ đã làm gì nổi bật những đặc điểm gì của 
 thác nước và điều đó nói lên những gì trong tâm hồn,
 tính cách của nhà thơ?
HS. Tính chất mỹ lệ, hùng vĩ, kỳ diệu.
Þ Tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên đằm thắm
 vừa thể hiện tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà 
 thơ.
HS. Đọc ghi nhớ SGK/112 
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả:
 Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà 
 thơ nổi tiếng của Trung Quốc 
 đời Đường , tự Thái Bạch, hiệu 
 Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam
 Túc.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
Câu 1:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử 
 yên.
à Cảnh nền của bức tranh dưới
 ánh mặt trời, ngọn núi như 
 chiếc bình Hương khổng lồ 
 đang nghi ngút tỏa những làn
 khói tía vào vũ trụ.
Câu 2:
Dao khan bộc bố quải tiền 
 xuyên.
à Như dải lụa trắng treo lên 
 giữa vách núi và dòng sông.
Þ Vẻ đẹp tráng lệ.
Câu 3:
Phi lưu trực há tam thiên xích.
à Tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm 
 của dòng thác.
Þ Vẻ đẹp hùng vĩ.
Câu 4: 
Nghi thị Ngân Hà lạc cứu thiên.
à Dải Ngân Đó là một dải màu
 sáng nhạt với những vì sao 
 nhấp nháy vắt ngang bầu trời 
 vào những đêm mùa hạ 
à Dòng sông tưởng tượng
Þ Vẻ đẹp huyền ảo.
III. TỔNG KẾT.
* GHI NHỚ SGK/112
4. CỦNG CỐ: ( 3’) 
- Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
5. DẶN DÒ: ( 2’)
- Học thuộc bài phần phiên âm + dịch thơ+ Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
+ Đọc kỹ văn bản , trả lời phần đọc hiểu văn bản.
+ Tham khỏ phần ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 38.doc