Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 11

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 11

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

 - Giá trị hiện thực : phản ánh chân thực cuộc sống của con người.

 - Giá trị nhân đạo : thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

 - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

 - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, cảm thông cho người nghèo khó .

II Chuẩn bị:

 - Giáo viên : giáo án, sgk, sgv, (CKT).

 - Học sinh : đọc bài trước ở nhà, soạn bài theo câu hỏi sgk.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Tiết 41 
ĐỌC THÊM : BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ 
I. Mục tiêu cần đạt:	
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
 - Giá trị hiện thực : phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
 - Giá trị nhân đạo : thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
 - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
 - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, cảm thông cho người nghèo khó.
II Chuẩn bị:
 - Giáo viên : giáo án, sgk, sgv, (CKT).
 - Học sinh : đọc bài trước ở nhà, soạn bài theo câu hỏi sgk.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp 73
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” (phiên âm , dịch thơ và phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài : Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch được mệnh danh là “Thi tiên” (ông tiên làm thơ) thì Đỗ Phủ được tôn vinh là “Thi thánh” (ông thánh làm thơ). Cuộc đời Đỗ Phủ đã trải qua nhiều bất hạnh : công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang, nằm chết trên một chiếc thuyền nát nơi quê người. Nhưng Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, đau buồn, nuốt tiếng khóc nhưng lại ngời sáng tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài thơ như thế.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Gọi hs đọc chú thích * sgk / tr 132.
? Nêu sơ lược về tác giả, tác phẩm ?
Gv: Tác giả bài thơ là Đỗ Phủ, một viên quan nghèo, khi từ quan, ông được bạn bè và người thân giúp dựng một ngôi nhà tranh. Được mấy tháng, căn nhà bị gió mưa phá nát. Tên bài thơ gắn với sự việc có thật đó. Gọi là bài ca, vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả.
Hoạt động 2 : Đọc - Tìm hiểu văn bản.
- Gv nêu yêu cầu đọc : 3 khổ đầu giọng buồn bã, xúc động, khổ 4 giọng phấn chấn hơn.
- Gv giới thiệu thể thơ : cổ thể, ra đời trước đời Đường (vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng.
? Bài thơ được chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng đoạn là gì ?
? Hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi đoạn ?
? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?
? Bức tranh trong sgk minh họa cho khổ thơ nào ?
Hs đọc chú thích (*) sgk.
- Hs trình bày.
Hs nghe
Hs đọc bài thơ
Hs nghe
Hs tìm bố cục.
-Đ1- Khổ 1 : Miêu tả kết hợp với tự sự.
- Đ2 - Khổ 2 : Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Đ 3 - Khổ 3 : Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Đ 4 – Khổ 4 : Biểu cảm.
 Hs khổ 1 và khổ 2.
I. Tác giả, tác phẩm. 
 sgk / trang 132
1. Tác giả: (712 – 770)
- Tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.
- Làm quan một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.
2. Tác phẩm: (sgk)
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản 
1. Đọc (sgk / tr131, 132)
2. Thể thơ : Cổ thể.
3. Bố cục : 4 đoạn.
-Đ1- Khổ 1 : Cảnh nhà bị tốc mái
- Đ2 - Khổ 2 : Bọn trẻ cướp tranh
- Đ 3 - Khổ 3 : Cảnh nhà dột.
- Đ 4 - Khổ 4 : ước muốn của tác giả
Hoạt động 3 : GVHDHS phân tích văn bản . 
? Ba khổ thơ đầu của bài thơ nói về điều gì ?
? Ngôi nhà tranh của tác giả gặp tai họa gì ? (Bị phá trong hoàn cảnh nào ? thời tiết như thế nào ?)
? Cơn gió mùa thu có đặc điểm gì ?
? Một căn nhà tranh mà không chống nổi gió thu đó là một căn nhà như thế nào ? Chủ nhân là người như thế nào ?
Gv bình : đã bao năm bôn ba xuôi ngược mưu sinh, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân Đỗ Phủ mới dựng được ngôi nhà nhỏ. Vậy mà giờ đây ông trời lại tai ác không buông tha cho người nghèo.
? Trong khổ thơ này nhà thơ tả hay kể ? Em thử hình dung tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào ?
? Khổ thơ 1 khắc họa cảnh gì ?
? Ở khổ 2 tác giả gặp thêm nỗi khổ gì ?
? Trong khi các mảnh tranh nhà Đỗ Phủ bị gió tốc đi, cảnh cướp giật đã diễn ra như thế nào ?
? Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống xã hội thời Đỗ Phủ như thế nào ?
? Hãy quan sát và miêu tả bức tranh minh họa trong sgk ?
Gv bình : thật là trớ trêu, cười ra nước mắt, lũ trẻ xóm Nam nghịch ngợm xô vào cướp giật mang tranh đi mất. Nhà thơ già yếu, chân chậm, mắt kém, làm sao đuổi được, gào thét đòi mãi đến môi khô, miệng cháy cũng chẳng xong đành lọc cọc chống gậy trở về ngôi nhà.
? Em hãy hình dung tâm trạng nhà thơ trong khổ thơ thứ 2 này ?
? Câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi đau vì bất lực của nhà thơ trước cảnh cướp bóc tàn nhẫn đó ?
? Khổ thơ thứ 3 nói về cảnh gì ? Sau cơn gió lại tai họa gì ?
? Cơn mưa diễn ra vào thời điểm nào ? được miêu tả ra sao ?
? Cha con nhà thơ phải ngủ trong tình cảnh nào ?
Gv bình : Dân gian có câu “ Thứ nhất con đói, thứ nhì nhà dột, thứ ba nợ đòi” Đỗ Phụ thân ốm đau ngồi co ro trong mưa rét và cả vợ con cũng phải nằm dưới mưa lạnh. Cái chăn cũ mỏng, bình thường đã không đủ ấm, lại bị con thơ đạp rách. Đây là những chi tiết nghệ thuật nói lên nghèo khổ, cái cùng cực của một gia đình tàn tạ giữa thời loạn lạc
? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của tác giả ?
? Đoạn thơ cuối có gì khác hẳn so với 3 khổ thơ trên ?
Gv giảng : Theo mạch cảm xúc của bài thơ có thể kết thúc bằng một tiếng thở dài hay tiếng khóc ấm ức nhưng ở đây ta lại thấy một ước mơ thật cao cả.
? Nhà thơ ước mơ điều gì ? Liệu ước mơ đó có phải là viển vông ? Em có nhận xét gì về ước mơ đó ?
Gv bình : thật là bất ngờ cảm động nhà mình thì dột nát không biết bao giờ lợp lại được. Vậy mà nghĩ tới tương lai nhà thơ không hề nghĩ tới mình, nghĩ tới gia đình mà nghĩ tới ngôi nhà chung rộng rãi, vững chắc dành cho muôn ngàn người dân nghèo vẫn còn đang rét mướt.
? Em có biết bài thơ nào của tác giả Việt Nam cũng mang tình cảm nhân đạo và cũng có phong cách biểu cảm như Đỗ Phủ ?
? Qua bài thơ em cảm nhận được điều gì về nhà thơ Đỗ Phủ ?
- Nỗi khổ của nhà thơ.
- Bị tốc mái.
 “Tháng tám thu cao gió thét già”
Hs tìm đặc điểm.
Hs phát biểu
- Vừa tả vừa kể.
- Bọn trẻ cướp tranh
Hs phát biểu
- Hs quan sát và miêu tả bức tranh minh họa trong sgk / trang 133.
Hs nghe
Hs phát biểu.
“Môi khô miệng cháy , gào chẳng được
 Quay về, chống gậy, lòng ấm ức”
- Cảnh nhà dột
- Mưa vào đêm, mưa nhiều, mưa dài.
- Cha con ngủ trong mưa lạnh, trong bóng tối.
Hs phát biểu
Hs nghe
- Không phải viển vông mà chỉ nghĩ đến người khác, ước mơ cho mọi người được hân hoan vui sướng.
- Cháu bé trong nhà lao
- Phu làm đường
- Người bạn tù thổi sáo 
(HCM)
- Rất giàu lòng nhân đạo.
III. Phân tích
1. Những nỗi khổ của nhà thơ
a) Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
 - Cơn gió rất mạnh, trong phút chốc cuộn tung 3 cả lớp tranh, tranh bị bay tung tóe mảnh cao, mảnh thấp, xa, gần, rải khắp bờ, treo tót ngọn rừng, lộn vào mương.
- Nhà đơn sơ không chắc chắn.
- Chủ nhân là người nghèo.
=> Tâm trạng : lo, tiếc, bất lực. Khắc họa cảnh nghèo khổ.
b) Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá.
- Bọn trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh ngay trước mắt chủ nhà.
- Một cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
=> Tâm trạng : giận dữ, cay đắng, mệt mỏi chán nản của tác giả.
c) Cảnh đêm trong nhà bị phá tốc mái.
- Trời mưa thâu đêm, nhà dột.
-> Ngủ trong mưa lạnh, trong bóng tối (miêu tả). Buồn rầu, lo lắng vì cảnh nhà, cảnh đời (biểu cảm).
2. Ước mơ của tác giả.
- Ước mơ chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.
-> Mơ ước dám xả thân vì người khác(biểu cảm trực tiếp)
Hoạt động 4: Gvhdhs tổng kết và luyện tập sgk.
Gv : yêu cầu hs khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk / trang 134
Hs phát biểu
Hs đọc ghi nhớ sgk.
IVTổng kết. 
1. Nội dung : Nỗi buồn của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ.
- Lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
2. Nghệ thuật : kết hợp biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
 Ghi nhớ sgk / trang 134
V. Luyện tập : sgk / trang 134
4. Củng cố : (5ph)	
- Chốt lại nội dung bài : Qua bài thơ này em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Đọc lại bài thơ và xem lại nội dung bài học, ghi nhớ sgk / trang 134
 - Chuẩn bị bài văn bản (Kiểm tra văn – 1 tiết)
===================//==================
Tiết 42 
KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt.
 - Kiểm tra lại kĩ năng diễn đạt, nắm được kiến thức văn bản đã học.
 - Rèn kĩ năng chép thơ, cảm thụ văn bản.
 - Làm bài kiểm tra bằng hình thức tự luận.
 - Qua bài kiểm tra đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên : đề ra.
 2. Học sinh : giấy kiểm tra, dụng cụ học tập.
III. Ma trận, đề ra, đáp án.
	Đề bài:
Câu 1: Thống kê các văn bản Trung Đại đã học theo mẫu ( STT, tên TP, Tác giả, Thể loại) – (2đ)
Câu 2:Qua bài thơ: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa? ( 2đ)
Câu 3: Bài thơ “ Qua Đèo Ngang” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? Phân tích nghệ thuật độc đáo của bài thơ. ( 3đ)
Câu 4: Phân tích sự hài hước, hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến trong bài: “ Bạn đến chơi nhà” ( 3đ)
™˜
THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
CỘNG
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
TL
TL
1. Các văn bản Trung đại
Số câu
Số điểm: tỉ lệ %
Kẻ bảng thống kê các tác phẩm đã học
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu:1
 Số điểm:2
= 20%
2. Bánh trôi nước 
Số câu
Số điểm: tỉ lệ %
Thân phận người PN trong XH xưa
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu:1
 Số điểm:2
= 20%
3. Qua Đèo Ngang
Số câu
Số điểm: tỉ lệ %
Hoàn cảnh sáng tác, 
Nghệ thuật của bài thơ
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu:1
 Số điểm:3
= 30%
4. Bạn đến chơi nhà
Số câu
Số điểm: tỉ lệ %
Phân tích sự hài hước, hóm hỉnh của tác giả
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu:1
 Số điểm:3
= 30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
1
2
20%
1
2
20%
1
3
30%
1
3
30%
 4
 10
 100%
* Dặn dò : soạn bài : Từ đồng âm. 
===================//\\===================
Tiết 43 
 Tiếng việt : TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm từ đồng âm.
 - Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kĩ năng
 - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
* Kĩ năng sống (KNS):
- Lựa chọn cách sử dụng từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.
3. Thái độ:
 - Cẩn th ... i thích từ “lồng” 1 ?
? Tìm các từ thay thế cho từ “lồng” thứ 2 trong ví dụ trên ?
? Vậy từ “lồng” 2 trong ví dụ 1 có nghĩa là gì ?
? Em có nhận xét gì về cấu tạo và cách phát âm của 2 từ “lồng” ?
? Nghĩa của 2 từ “lồng” có liên quan gì đến nhau không ? Chúng khác nhau như thế nào ?
? Nếu cần đặt tên thì em sẽ đặt rên cho hai từ lồng là loại từ gì?
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
Gọi hs đọc ghi nhớ 1 sgk.
Gv :Tìm từ đồng âm với từ bàn, cao, nam, sang ?
? Ba từ chân trên có liên quan gì đến nhau không ? Theo em đây là hiện tượng gì ?
? Từ đồng âm có gì giống, có gì khác so với từ nhiều nghĩa ?
? Khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý điều gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sử dụng từ đồng âm.
Gọi hs đọc ngữ liệu sgk.
? Phân biệt nghĩa của các từ lồng trong ví dụ 1 ?
Gv : Thấy được vai trò của ngữ cảnh trong việc hiểu nghĩa của từ đồng âm.
? Câu “đem cá về kho !” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu mấy nghĩa ?
? Từ kho trong ví dụ trên đã rõ nghĩa chưa ? Muốn hiểu nghĩa được câu này ta phải làm thế nào ?
? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
? Vậy khi sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp chúng ta cần phải chú ý điều gì ?
Gọi hs đọc ghi nhớ 2 sgk.
Hs đọc ví dụ 1 sgk / tr 135
- Nhảy
- Chỉ hoạt động nhảy dựng lên
- Chuồng
- Vật làm bằng tre, gỗ, sắt dùng để nhốt chim, gà, vịt
- Cấu tạo và cách phát âm hoàn toàn giống nhau.
- Không liên quan đến nhau : 1 từ chỉ hoạt động, 1 từ chỉ sự vật.
- Từ đồng âm
Hs phát biểu
Hs đọc
- Bàn : cái bàn, bàn bạc.
- Cao : núi cao; tự cao tự đại.
- Nam :phương Nam ; nam nữ.
- Sang : giàu sang ; sang sông.
* Ba từ chân có liên quan vì chúng có chung một nét nghĩa: bộ phận phần dưới cùng.-> Là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
* Giống : có âm thanh giống nhau.
* Khác :
- Từ đồng âm: nghĩa không liên quan đến nhau.
- Từ nhiều nghĩa : nghĩa có liên quan đến nhau.
Hs phát biểu
Hs đọc ví dụ 2 sgk / tr 135
- Từ lồng là 2 từ đồng âm.
+ Lồng 1 : con ngựa nhảy dựng lên.
+ Lồng 2 : Vật làm bằng tre, gỗ, sắt.
- Kho 1 : đưa cá về kho chỉ có thể hiểu là hoạt động nấu ăn
- Kho 2 : đưa cá về nhập kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa đựng
- Chưa rõ nghĩa, phải thêm một vài từ :
+ Chị hãy đem cá về mà kho.
+ Chị hãy đem cá để vào trong kho.
- Ví dụ :
Bàng quang (S) – Bàng quan (Đ)
Thăm quan (S) – Tham quan (Đ)
- Cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp để hiểu đúng nghĩa của từ đồng âm.
Hs đọc.
I Thế nào là từ đồng âm (10ph) 
1. Xét ví dụ 1:
 sgk/ tr 135
- Lồng 1: hoạt động của con ngựa nhảy dựng lên -> ĐTừ.
- Lồng 2 : - Vật làm bằng tre, gỗ, sắtđể nhốt con vật 
Chỉ sự vật ->Danh từ. 
- Hai từ “lồng” không liên quan gì đến nhau.
2. Ghi nhớ 1 : sgk / tr 135
Bảng phụ
- Tìm từ đồng âm trong VD sau: 1. Cái chân ghế rất chắc
 2. Bạn Nam chân rất to
 3. Chân tường bị mọc rêu
* Chú ý : cần phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
II Sử dụng từ đồng âm 
 (10ph) 
1. Xét ví dụ 2:
 sgk/ trang 135 
- Từ kho có thể hiểu hai nghĩa:
+ Kho 1 : là một cách chế biến thức ăn.
+ Kho 2 : cái kho để chứa đựng.
- Trong giao tiếp hằng ngày có người nhầm lẫn từ đồng âm với từ gần âm.
2. Ghi nhớ 2 :sgk / trang 136
Hoạt động 5: Gvhdhs luyện tập (sgk / trang 136 )..
Gv chia nhóm cho hs thảo luận.
Gv gọi hs nhận xét chéo nhóm, cho điểm.
hs làm BT 3
3. Đặt câu
- Cái bàn này hư rồi. Tôi bàn với bạn chuyện học hành.
- Tôi sợ con sâu này lắm. Hồ nước này sâu lắm đó.
- Năm nay cháu vừa tròn năm tuổi.
4. Anh chàng nọ sử dụng từ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm, nếu sử dụng từ chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ rằng vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà. -> Thì anh chàng nọ phải chịu thua.
Nhóm 1, 2, 3, 4
Bài tập 1, 2, 3, 4
- Đại diện nhóm lên bảng làm bài tập.
2 a) Cái cổ : là một bộ phận của cơ thể nối phần đầu và thân.
b) Lịch sử : cổ xưa, cổ kính, văn học cổ, cổ đại, cổ vũ.
- Ngoài ra : cổ đông, cổ phiếu, cổ phần, cổ vũ
III. Luyện tập : (15ph)
 (sgk / trang 135).
1.-Ba 1 : số ba ; ba 2 : ba mẹ
- Tranh 1 : mái tranh 
 Tranh 2 : tranh giành
- Sức 1 : sức lực
 Sức 2 : sức dầu thơm
- Nhè 1 : nhè vào ta
 Nhè 2 : khóc nhè
- Tuốt 1 : đi tuốt vào lũy tre
 Tuốt 2 : tuốt lúa
- Môi1 :môi khô miệng cháy
 Môi 2 : cái môi múc canh
2. Nghĩa của từ cổ trong khăn quàng cổ, cổ áo, cổ chai -> Từ nhiều nghĩa.
- Từ đồng âm với danh từ 
cổ : đồ cổ, truyện cổ.
4. Củng cố : (5ph)	
 Chốt lại nội dung bài :
 - Thế nào là từ đồng âm ? Cách sử dụng từ đồng âm là gì ?
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học thuộc ghi nhớ 1, 2sgk / trang 135, 136
 - Soạn bài : Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
==============//\\==============
Tiết 44 
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
 - Vai trò của các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một bài văn biểu cảm.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3. Thái độ
- Cẩn thận trong các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm, trong khi viết , khi nói.
II Chuẩn bị:
 - Giáo viên : giáo án, sgv, sgk, CKT.
 - Học sinh : vở soạn theo câu hỏi sgk.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra: (5ph).
 - Để tạo ý cho một bài văn biểu cảm có thể có những cách lập ý nào ? Tình cảm trong bài văn phải là tình cảm như thế nào ?
3. Bài mới : Trong kiểu văn bản biểu cảm không bao giờ người ta sử dụng duy nhất một phương thức biểu đạt là biểu cảm , mà còn sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự để bộc lộ cảm xúc. Vậy tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như thế nào ? cách dùng tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm ra sao? Tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
? Văn biểu cảm là gì ?
? Tại sao văn biểu cảm lại cần có yếu tố tự sự, miêu tả ?
Gv: Vì người ta thường bắt đầu từ những tình cảm, cảm xúc trong yếu tố tự sự hoặc miêu tả có sức gợi cảm. Bày tỏ suy nghĩ của mình trước cuộc sống, nếu cứ trình bày một cách thẳng vào vấn đề gì đó thì bài văn không có sự hấp dẫn, gợi cảm.
?Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và nêu ý nghĩa của bài thơ ? Bài thơ gồm mấy phần ? phương thức biểu đạt của mỗi phần là gì ? 
? Đoạn 1 câu nào là miêu tả, câu nào là tự sự (kể) ? Ý nghĩa ?
? Đoạn 2 câu nào là tự sự, câu nào là biểu cảm ? Ý nghĩa ?
? Trong văn biểu cảm nếu kể quá nhiều thì sẽ thành văn bản gì ?
Gv : Thành văn tự sự (kể chuyện).
? Đoạn 3 những câu nào là miêu tả ?
Ý nghĩa ?
? Đoạn 4 thuộc phương thức biểu đạt gì ? Tác dụng ? 
Gv chốt lại 
Gọi hs đọc đoạn văn trong sgk / tr 137
? Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
? Để thực hiện tình cảm của người con đối với bố thì tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả của đoạn văn trên ?
Gv giải thích nghĩa của các từ :
- Thúng câu : thuyền câu hình tròn bằng tre.
- Sắn thuyền : cây có nhựa và sơ dùng xát vào thuyền nan để không ngấm nước (có thể ăn cùng với nem chua)
? Qua các chi tiết miêu tả bàn chân tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào với “bàn chân vất vả” của bố ?
? Qua chi tiết kể, theo em tác giả thương bố vì lí do gì ?
? Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
? Dùng phương thức tự sự và miêu tả nhằm mục đích gì ?
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk / trang 138
? Trong bài thơ “Bánh trôi nước” tác giả sử dụng phương thức miêu tả để làm gì ?
? Yếu tố miêu tả trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” tác giả bộc lộ cảm xúc gì ?
Hoạt động 2: GV HD HS luyện tập 
Gvhdhs vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả kết hợp với biểu cảm gián tiếp (qua tự sự và miêu tả) kết hợp với biểu cảm trực tiếp để làm bài tập 1
- Gv yêu cầu kể đảm bảo đúng nội dung, đúng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm; dùng ngôn ngữ văn xuôi biểu cảm.
Gv cho hs làm bài tập số 2 sgk
- Gv yêu cầu : Hs mô phỏng chứ không bắt chước, không sao chép văn bản cho sẵn.
- Văn biểu cảm là chủ yếu bày tỏ những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ.
Hs phát biểu
Hs nghe
1. Miêu tả – tự sự
2. Tự sự – biểu cảm
3. Miêu tả – biểu cảm
4. Biểu cảm trực tiếp.
- Câu đầu là tả, 4 câu sau làkể.
- Ý nghĩa : dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự vật và sự việc và 2 yếu tố này có vai trò tạo bối cảnh chung.
- 4 câu đầu tự sự, câu cuối là biểu cảm.
- Ý nghĩa : thể hiện tâm trạng bất lực, buồn bã, uất ức vì già yếu.
- 6 câu đầu miêu tả.
- Ý nghĩa : đặt tả tâm trạng ít ngủ, cam phận.
- Biểu cảm trực tiếp để nói lên tình cảm cao thượng, vị tha mơ ước ngôi nhà rộng ngàn gian, vững trãi dù bản thân Đỗ Phủ cam chịu chết rét.
Hs nghe
Hs đọc đoạn văn.
- Tình cảm của người con đối với bố.
- Kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm.
Hs phát biểu
Hs nghe
- Thường đôi bàn chân của bố bị nhức khiến bố phải rên khi ngủ.
- Thương bố phải làm việc vất vả.
- So sánh, từ láy, từ đồng nghĩa.
Hs phát biểu
Hs đọc.
- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ, cảm thương cho số phận của họ
- Nỗi nhớ nước, thương nhà trước cảnh đìu hiu hoang vắng nơi Đèo Ngang.
Hs làm bài tập sgk
- Tả cảnh gió mùa thu. Gió gây ra tai họa
- Kể lại diễn biến sự việc nhà tranh của Đỗ Phủ bị tốc mái.
- Kể lại hoạt động của những đứa trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả.
- Tả cảnh mưa, dột và cảnh sống cực khổ, lạnh lẽo của nhà thơ.
- Kể lại mơ ước của nhà thơ.
Hs xác định các yếu tố:
- Miêu tả : chuyện đổi kẹo mầm từ tóc rối.
- Miêu tả : cảnh chải tóc của người mẹ, hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm : lòng nhớ mẹ khôn xiết.
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. 
 (20ph)
1. Các yếu tố tự sự và miêu tả.
- Tự sự và miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc.
2. Đọc đoạn văn sau sgk / trang 137, 138
- Miêu tả : những ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân của người bố.
- Tự sự : bố tất bật.
khi bố về cùng là lúc
-> Dùng phương thức tự sự và miêu tả để khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối.
 Ghi nhớ : sgk / tr138
II. Luyện tập. 
 (15ph)
1. Hs kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm.
2. Viết lại thành bài văn biểu cảm.
4. Củng cố : (5ph)	
 Gv chốt lại nội dung bài học.
- Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là gì ?
5. Hướng dẫn về nhà
 - Xem lại nội dung của bài và viết lại bài văn hoàn chỉnh.
 - Soạn bài : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
 - Hoàn cảnh, nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ, đặc điểm và thể loại .
* Rút kinh nghiệm – bổ sung.
=================//\\=================

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 11 tot.doc