I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu thế nào là chơi chữ, các cách chơi chữ thường dùng.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận và vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
*Giáo dục tư tưởng: Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 15 Tiết : 58 chơi chữ I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu thế nào là chơi chữ, các cách chơi chữ thường dùng. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận và vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết. *Giáo dục tư tưởng: Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ. II.Trọng tâm của bài: Mục I và II III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) Điệp ngữ là gì ? Có mấy dạng điệp ngữ ? Cho ví dụ và phân tích t/d ? Ghi nhớ sgk trang 153 B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) ở dân tộc nào, ngôn ngữ nào cũng có h.tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, h.tượng chơi chữ được b.hiện 1 cách khác nhau. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về h.tượng này. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 10’ 15’ Hoạt động của Thầy và trò Gv treo bảng phụ - Hs đọc ví dụ, nhận xét nghĩa của các từ “ lợi ” trong bài ca dao. ? Việc sử dụng từ “ lợi ” ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ? ? Việc sử dụng từ “lợi ” như trên có tác dụng gì ? - Hs suy luận. ? Vậy em hiểu chơi chữ là gì ? - Hs đọc ghi nhớ. - Hs đọc kĩ ví dụ. ? Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ ? Nêu tác dụng của lối chơi chữ đó ? - Hs thảo luận. ? Tìm thêm ví dụ về chơi chữ ? Ví dụ: Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi, núi là núi non ? Chơi chữ thường được sử dụng ntn ? - Hs đọc ghi nhớ (165) Nội dung kiến thức I. Thế nào là chơi chữ ? 1. Ví dụ: sgk (163) - Lợi 1: lợi ích, thuận lợi. - Lợi 2: lợi răng. (Có thể hiểu là lợi ích, lợi lộc). - Đồng âm -> Lợi dụng hiện tượng đồng âm để tạo sự bất ngờ, thú vị, hài hước mà không cay độc: Bà đã già rồi sao còn tính lấy chồng. 2. Ghi nhớ: sgk (164). II. Các lối chơi chữ. 1. Ví dụ: sgk (164) * Nhận xét: (1)- “ranh tướng”: trại âm nhằm giễu cợt Na va. - “nồng nặc” >< “ tiếng tăm” tương phản về ý nghĩa để châm biếm, đả kích Na Va. (2) Điệp phụ âm đầu “m”: dí dỏm, vui vẻ. (3) “ cá đối ” - “ cối đá ”, “mèo cái”- “mái kèo” -> Cách nói lái. (4) “Sầu riêng” Lợi dụng từ nhiều nghĩa, trái nghĩa. 2. Ghi nhớ: sgk (165) C.Luyện tập(13’) ? Đọc bài thơ của Lê Quí Đôn và cho biết tác giả đã dùng n từ ngữ nào để chơi chữ ? ? Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau ? Cách nói này có phải là chơi chữ không ? ? Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo ? Gv cho bài tập. Hs phân tích hiện tượng chơi chữ. a, Xôi ăn chả ngon. b, Cóc chết để nhái mồ côi Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng! c, Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt Nhớ hái cho xin nắm lá đa. III. Luyện tập. 1. Bài 1 (165 ): -Bài thơ dùng từ đồng nghĩa: Rắn (loài rắn) – Rắn (cứng đầu, khó bảo). -Liu điu (rắn nc), rắn (rắn thường), hổ lửa (rắn có nọc độc), mai gầm (cạp nong, rắn độc), ráo (rắn ráo, rất hung dữ và có nọc độc), lằn (rắn thằn lằn) trâu (rắn hổ trâu), hổ mang (rắn độc). 2. Bài 2 (165 ): Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau: -Thịt, mỡ ; dò,nem, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. =>chơi chữ dùng từ gần nghĩa, từ đồng âm. -Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre. -> từ đồng âm, từ gần nghĩa. =>Tạo sự liên tưởng ngữ nghĩa lí thú. 3. Bài 3 (166 ): Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. * Hiện tượng đồng âm “Khổ tận cam lai”. - Cam: - Chỉ 1 loại quả. - Chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp. Bài 4. a. Hiện tượng đồng âm. b. Cóc, nhái, chẫu chàng: cùng trường nghĩa. - Từ nhiều nghĩa: Chàng. c. Nguyệt - lá đa - cây đa có chú cuội: cùng trường nghĩa. D.Củng cố(1’) - Khái niệm, các lối chơi chữ. - Chơi chữ thường được dùng phổ biến trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ trào phúng, câu đối, câu đố. E.Hướng dẫn về nhà(1’) -Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4 (166 ). -Đọc bài: Chuẩn mực sử dụng từ.
Tài liệu đính kèm: