Bài kiểm tra môn ngữ văn 9. Tiết 74: Kiểm tra tiếng việt

Bài kiểm tra môn ngữ văn 9. Tiết 74: Kiểm tra tiếng việt

A. Mục tiêu cần đạt:

* Định hướng cho HS:

- Kiểm tra, củng cố lại các đơn vị kiến thức về Tiếng Việt lớp 9 đã học ở kì I về phần từ vựng, phương châm hội thoại,

- Rèn kĩ năng diễn đạt, biết cách các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học vào giao tiếp hằng ngày và tạo lập văn bản.

B. Hình thức đề kiểm tra:

 - Kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

C. Các bước tiến hành:

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn ngữ văn 9. Tiết 74: Kiểm tra tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD&ĐT Yên Định. Bài kiểm tra môn ngữ văn 9.
 Tiết 74: Kiểm tra Tiếng việt.
A. Mục tiêu cần đạt: 
* Định hướng cho HS:
- Kiểm tra, củng cố lại các đơn vị kiến thức về Tiếng Việt lớp 9 đã học ở kì I về phần từ vựng, phương châm hội thoại, 
- Rèn kĩ năng diễn đạt, biết cách các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học vào giao tiếp hằng ngày và tạo lập văn bản.
B. Hình thức đề kiểm tra:
 - Kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
C. Các bước tiến hành:
* Ma trận đề kiểm tra:
Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết.
 Thông hiểu.
 Vận dụng.
 Tổng.
 Thấp.
 Cao.
 TN
 TL
 TN
 TL
TN
TL
TN
TL
Phương châm hội thoại.
Nhận diện phương châm hội thoại.
Hiểu được mối quan hệ giữa tình huống giao tiếp với PCHT.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm:0.5
Tỉ lệ:5%
Số câu: 1
Số điểm:0.5
Tỉ lệ:5%
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Từ láy, ghép.
Nhận diện từ láy, từ ghép.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Trau dồi vốn từ
Hiểu được nghĩa của từ (thành ngữ).
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ:5%
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ:5%
Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết.
 Thông hiểu.
 Vận dụng.
 Tổng.
 Thấp.
 Cao.
 TN
 TL
 TN
 TL
TN
TL
TN
TL
Sự phát triển của từ vựng
Nhận biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:0.5
Tỉ lệ:5%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20%
Số câu:2
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ:25%
Một số phép tu từ từ vựng.
Xác định và phân tích giá trị của phép tu từ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Trường từ vựng.
Phân tích giá trị của việc sử dụng trường từ vựng.
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 4
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu: 2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20%
Số câu:2
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu:9
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
* Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng.
 1. Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm cách thức.
 2. Việc tuân thủ các phương châm hội thoại là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tình huống giao tiếp:
 A. Đúng.
 B. Sai.
3. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Ngọt ngào.
B. Ngỡ ngàng.
C. Ngữ nghĩa.
4. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Nhỏ nhẹ.
B. Nhẹ nhàng
C. Mặt mũi.
D. Đưa đón.
 5, Thành ngữ “Nước mắt cá sấu” có nghĩa là:
 A. Nước mắt rất nhiều.
 B. Nước mắt thương xót.
 C. Nước mắt giả dối (thương xót giả tạo).
6, Từ “đầu” trong dòng nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long.
B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu sóng ngọn gió.
 II. Phần tự luận: (7đ).
7. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các ví dụ sau?
a. “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung”.
b. “Trên đầu những rác cùng rơm
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”.
c. “Bác đi di chúc giục lòng ta”.
d. Bạn Nam lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
8. Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ví dụ sau:
 “Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
 (Ca dao).
9. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ sau: 
 áo đỏ em đi giữa phố đông
 Cây xanh như cũng ánh theo hồng
 Em đi lửa cháy trong bao mắt
 Anh cháy thành tro, em biết không?
 (“áo đỏ” Vũ Quần Phương)
* Hướng dẫn chấm:
I. Phần trắc nghiệm: (3đ): Mỗi câu đúng đạt 0.5đ.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
B
C
B
C
A
 II. Phần tự luận: (7đ) (Gợi ý)
 7. Mỗi ý trả lời đúng cho 0.5đ. 
a.- Từ “tay” trong ví dụ (a) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ).
b. Từ “đầu” trong ví dụ (b) được dùng theo nghĩa gốc.
c. Từ “đi” trong ví dụ (c) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ)
d. Từ “chân” trong ví dụ (d) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ).
8. * HS chỉ ra được 2 phép tu từ: (1đ).
 – Sử dụng phép so sánh: Mồ hôi như mưa.
 - Sử dụng phép nói quá: Mồ hôi nhiều như mưa ruộng cày.
 * HS chỉ ra được tác dụng của phép tu từ: (1đ).
 - Nhấn mạnh sự vất vả của công việc cày đồng, từ đó nhắc nhở mọi người khi hưởng những thành quả phải biết trân trọng những người đã tạo ra những thành quả đó.
9. * HS thể hiện được các ý sau:
 - Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “áo đỏ” của tác giả Vũ Quần Phương (0.5đ).
- Trong đoạn thơ trên, tác giả đã khéo léo vận dụng 2 trường từ vựng: Trường từ vựng chỉ màu sắc (xanh, đỏ, hồng); Trường từ vựng chỉ lửa và các hiện tượng liên quan đến lửa: “lửa, cháy, tro”(1đ).
- Phân tích được tác dụng: Phân tích mối quan hệ giữa 2 trường từ vựng để thấy được tình yêu say đắm, ngất ngây mà chàng trai dành cho cô gái. (1.5đ). 
(Lưu ý: GV căn cứ vào từng câu trả lời cụ thể để chấm điểm một cách linh hoạt và phù hợp).

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra van 7 theo doi moi.doc