Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 3 năm 2009

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 3 năm 2009

 I/ Yêu cầu:

 H S hiểu:

- Khái niệm ca dao-dân ca.

- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình

 II/ Chuẩn bị

- Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học

- HS: SGK, bài soạn, học bài cũ, đồ dùng học tập

II/ Tiến trình dạy và học:

 1. Ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Từ câu chuyện đau xót và cảm động về cuộc chia tay của những con búp bê có thể rút ra bài học gì ?

 ? Tìm vài câu ca dao mà em đã học ở tiểu học ?

 3. Bài mới :

 §i víi tuỉi th¬ mçi ng­i ViƯt Nam, ca dao-d©n ca lµ dßng s÷a ngt ngµo, vç vỊ, an đi t©m hn chĩng ta qua li ru ngt ngµo cđa bµ, cđa mĐ, cđa chÞ nh÷ng buỉi tr­a hÌ n¾ng lưa, hay nh÷ng ®ªm ®«ng l¹nh gi¸. Chĩng ta ngđ say, m¬ mµng, chĩng ta dÇn dÇn cng víi th¸ng n¨m, lín lªn vµ tr­ng thµnh nh ngun sui trong lµnh ®. B©y gi ta cng nhau ®c l¹i, l¾ng nghe vµ suy ngm

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 3 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 	 Ngày soạn: 06.09.09 
 TIẾT 9	 Ngày dạy: 07.09.09 
Bài 3: CA DAO , DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 I/ Yêu cầu: 
 H S hiểu: 
- Khái niệm ca dao-dân ca.
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình 
 II/ Chuẩn bị
 Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
 HS: SGK, bài soạn, học bài cũ, đồ dùng học tập
II/ Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Từ câu chuyện đau xót và cảm động về cuộc chia tay của những con búp bê có thể rút ra bài học gì ? 
 ? Tìm vài câu ca dao mà em đã học ở tiểu học ? 
 3. Bài mới : 
 §èi víi tuỉi th¬ mçi ng­êi ViƯt Nam, ca dao-d©n ca lµ dßng s÷a ngät ngµo, vç vỊ, an đi t©m hån chĩng ta qua lêi ru ngät ngµo cđa bµ, cđa mĐ, cđa chÞ nh÷ng buỉi tr­a hÌ n¾ng lưa, hay nh÷ng ®ªm ®«ng l¹nh gi¸. Chĩng ta ngđ say, m¬ mµng, chĩng ta dÇn dÇn cïng víi th¸ng n¨m, lín lªn vµ tr­ëng thµnh nhê nguån suèi trong lµnh ®ã. B©y giê ta cïng nhau ®äc l¹i, l¾ng nghe vµ suy ngÉm 
 Hoạt động G - H 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn H đọc, tìm chú thích khái niệm ca dao, dân ca 
- Ca dao:Là phần lời của bài ca, có thể đọc như đọc thơ trử tình 
- Dân ca:Là phần lời của bài ca kết hợp với âm nhạc dân gian ( còn gọi là các làn điệu ) 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc bài, tìm hiểu chú thích. 
G : Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 lần 
 Gọi H đọc - Đọc 6 chú thích 
G : Giải thích chú thích khó: 1, 6 
+ Cù lao chín chữ:
Nghĩa chung: Công lao của cha mẹ sinh thành , nuôi nấng, giáo dục, dạy dỗ con cái nên người: 
Nghĩa cụ thể :cù: siêng năng ( cần cù ) 
 Lao: khó nhọc,vất vả.
+ Hai thân ( song thân ) phụ thân : cha, mẫu thân : mẹ ; Cha Mẹ 
 Hoạt động 3:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. 
Gọi H đọc bài 1 
G ? Theo em bài 1 là lời của ai, nói với ai, về việc gì?. 
G: Lời ca cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát điều gì?. 
H : Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề . 
G: ? Theo em, có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca:Công cha như núi ngất trời.
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông ? 
H: Đặt công cha nghĩa mẹ ngang tầm vơiù vẻ cao rộng và vĩnh cửu của thiên nhiên để khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. 
- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ . 
- Cách so sánh dân dã, quen thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu. 
H tìm những câu hát khác về tình cảm ơn nghĩa Cha mẹ trong ca dao ? 
Gọi H đọc bài 2 : 
G: ? Bài 2 diễn tả tâm trạng của người con . Tâm trạng đó diễn ra trong không gian , thời gian nào ?. 
H : Thời gian : chiều chiều 
 Không gian : ngõ sau . 
G ? Không gian , thời gian ở đây có đặc điểm gì ? 
H: Ngõ sau là nơi kín đáo lẩn khuất ít ai qua lại , để ý. 
Chiều chiều là thời gian cuối ngày ,lặp đi lặp lại 
? Tâm trạng con người được gợi lên trong thời gian, không gian ấy thường là môït tâm trạng như thế nào ? 
H: Buồn bã, cô đơn ,tủi cực 
G ? Cảm nhận của em về lời ca: 
Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều. 
H : - Ruột đau : là cách nói ẩn dụ chỉ nỗi nhớ thương đến xót xa. 
- Chín chiều: là nhiều bề . 
- Quê mẹ là nơi mẹ ruột ở, nơi người con được sinh ra. 
Cả lời thơ diễn ra nỗi nhớ cha mẹ , nỗi nhớ nhà da diết . 
H tìm một số bài ca dao khác diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ của người đi xa ? . 
H đọc bài 3. 
G : ? Nét độc đáo trong cách dịễn tả nỗi nhớ ở bài 3 là gì ?. 
H : Dùng hình ảnh đơn sơ nuộc lạt mái nhà để diễn tả nỗi nhớ 
 thương thấm thía của lòng người . 
G:? Lời ca: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ôâng bà bấy nhiêu có sức diễn tả một nỗi nhớ như thế nào ? 
H: Nỗi nhớ thường xuyên , nhiều và bền chặt, không thể đếm được mái nhà có bao nhiêu nuộc lạt cũng như không thể kể ra được có bao nhiêu nỗi nhớ ông bà ) 
G :? Cử chỉ ngó lên, trong bài ca này còn gợi tả tình cảm nào đối với ông bà ? 
H: - Ngó lên là trông lên . 
 - Thể hiện tình cảm tôn kính của cháu con ông bà 
G:? Những nội dung tình cảm nào của con người được diễn tả trong bài ca dao này ?. 
H: Nỗi nhớ thương và niềm kính trọng sâu sắc của cháu con đối với ông bà tổ tiên mình . 
H đọc bài 4. 
G:? Các từ người xa, bác mẹ , cùng thân có nghĩa như thế nào ? 
H: Người xa : người xa lạ , bác me: cha mẹ
 Cùng thân: cùng là ruột thịt . 
 G:? Từ đó ta nhận thấy tình cảm anh em được hiểu nghĩa trên cơ sở nào ?
H: không phải người xa lạ, đều cùng cha mẹ sinh ra; đều có quan hệ máu mủ ruột thịt.
 G:? Từ đó ta nhận thấy tình cảm anh em trên cơ sở nào?
H: Yêu nhau như thể chân tay .
G:? Cách ví ấy cho thấy sự sâu sắc nào trong tình cảm anh em 
 ruột thịt?
 H: Chân tay liền 1 cơ thể; không bao giờ phụ nhau, tình anh em không thể chia cắt.
G cho H thảo luận nhóm.
? Tình anh em, yêu thương hòa thuận là nét đẹp của truyền thống đạo lý dân tộc ta, nhưng trong truyện cổ tích lại có chuyện không hay về tình anh em như chuyện cây khế . Em nghĩ gì về điều này?
Đại diện các nhóm trả lời
* Mượn chuyện tham lam của người anh để cảnh báo: Nếu đặt vật lên trên tình anh em, sẽ bị trừng phạt. Đó là 1 cách để nhân dân khẳng định sự cao quí của tình anh em. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
G:? Bốn bài ca dao thể hiện tình cảm gia đình. Từ tình cảm ấy, em cảm nhận được vẻ đẹp cao quí nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta?
H: Coi trọng công ơn và tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình. Sự ứng xử tử tế, thủy chung trong nếp sống và trong tâm hồn của dân tộc ta.
G:? Nghệ thuật nổi bật trong các bài ca dao?
H: Dùng thể thơ lục bát, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ mộc mạc, gần gũi dễ hiểu.
 Nội dung 
I/Thế nào là ca dao dân ca 
 ( sgk ) 
II/ Đọc - Tìm hiểu chú thích 
III/ Phân tích : 
 Bài 1: 
Công lao trời biển của cha mẹ. 
Đối với con cái là bổn phận 
trách nhiệm của ngườilàm con 
trước công lao to lờn ấy. 
Bài 2: 
Tâm trạng , nỗi buồn xót xa , sâu lắng của người con gái lấy chồøng xa quê, nhớ mẹ nhớ quê nhà. 
 Bài 3:
Diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, 
biết ơn đối với ông bà. 
Bài 4: 
Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em.
IV/ Tổng kết:
Bằng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc những bài ca dao bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
4. Củng cố:
 ? Ca dao về tình cảm gia đình thường được dùng để hát ru. Thử hát ru 1 lời ca mà em thích nhất.
 ( Mỗi nhóm cử 1 em đại diện hát 1 lời. G hát cho H nghe)
5. Dặn dò:
 Học bài
 Tìm 1 số bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 ***************************************** 
TUẦN 3 	 Ngày soạn: 06.09.09 
 TIẾT 10	 Ngày dạy: 08.09.09 
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
 QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I/Yêu cầu:
 Giúp H:
- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề.
- Học thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm 1 số bài thuộc hệ thống của chúng.
II/ Chuẩn bị
 Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
 HS: SGK, bài soạn, học bài cũ, đồ dùng học tập
 III/ Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ:
 ? Nêu khái niệm về ca dao – dân ca?
 ? Đọc 4 bài ca dao đã học . Nêu ý nghĩa?
 ? Đọc 1 vài câu ca dao nói về tình cảm gia đình?
 3. Bài mới:
Trong kho tµng ca dao - d©n ca cỉ truyỊn ViƯt Nam c¸c bµi ca vỊ chđ ®Ị t×nh yªu quª h­¬ng, ®Êt n­íc, con ng­êi rÊt phong phĩ. Mçi miỊn trªn quª h­¬ng ®Êt n­íc ta ®Ịu cã kh«ng Ýt nh÷ng c©u ca dao hay, ®Đp, m­ỵt mµ, méc m¹c t« ®iĨm cho niỊm tù hµo cđa riªng ®Þa ph­¬ng m×nh. Bèn bµi d­íi ®©y chØ lµ vÝ dơ tiªu biĨu mµ th«i.
 Hoạt động G – H
Hoạt động 1: Đọc, tìm chú thích
G: Hướng dẫn H cách đọc
- Bài 1: giọng hỏi – đáp 
- Bài 2: giọng hỏi, thách thức, tự hào 
- Bài 3: giọng gọi mời. 
- Bài 4: chú ý 2 câu 1,2 nhịp chậm 4/4/4. 
G: Đọc qua 1 lần , gọi H đọc lại.
H: Hướng dẫn đọc các chú thích sgk ( 16).
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết các bài.
G: Gọi H đọc bài 1. 
2 em: 1 nam đọc lời hỏi – 1 nữ đọc lời đáp.
G:? Hỏi – đáp là hình thức đối đáp trong ca dao, dân ca. Theo em, hình thức này có phổ biến trong ca dao không?
H: Có trong ca dao nhưng không phổ biến.
G:? Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của chàng trai và cô gái?
H: Năm cửa ô Hà Nội, Sông Lục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên, Đền Sòng Thanh Hoá, Lạng Sơn.
G: Các địa danh đó có những đặc điểm chung và riêng :
- Điểm riêng: gắn với mỗi địa phương. 
- Điểm chung: đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử văn hóa của miền Bắc nước ta. 
G: Gọi H đọc bài 2
G:? Căn cứ vào những danh từ riêng được nhắc tới trong bài 2, hãy xác định địa danh được phản ánh?
H: Hà Nội
G:? Bài ca không nhắc đến Hà Nội mà vẫn gợi cho ta nhớ về Hà Nội. Vì sao?
H: Hồ Gươm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Bút 
Tháp đều là các danh lam thắng cảnh của Hà Nội.
G: Vẻ đẹp của Hà Nội được nhắc tới là vẻ đẹp truyền thống văn hóa vì Hồ Gươm gợi truyền thuyết của vua Lê Lợi trả gươm thể hiện tinh thần chuộng hòa bình. Cầu Thê Húc là nét đẹp kiến trúc. Chùa ngọc Sơn là nét đẹp truyền thống học hành.
G:? Bài ca đã khơi gợi tình cảm nào trong em?
H: Yêu quí, tự hào, muốn được đến thăm Hà Nội.
G gọi H đọc bài 3.
G:? Từ láy quanh quanh có sức gợi tả 1 không gian như thế nào của xứ Huế?
H: Rộng, đường uốn khúc mềm mại dẫn về Huế.
G:? Các tính từ trong lời ca non xanh nước biếc gợi tả vẻ đẹp nào của phong cảnh xứ Huế ?
H: Màu xanh của núi và nước hòa lẫn tạo 1 cảnh đẹp êm dịu, tươi mát hiền hòa.
G:? Đại từ “ ai’ trong bài có ý nghĩa gì?
H: ai: chỉ người bất kì, chỉ số đông.
Ai: là lời mời, lời nhắn.
G: gọi H đọc bài 4.
G:? Theo em, phép lặp, đảo, đối có tác dụng gì trong việc:
- Gợi hình cho bài ca? 
- Gợi cảm cho bài ca? 
H: - Tạo ấn tượng cảnh cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt. 
- Biểu hiện cảm xúc phấn chấn yêu quê hương, yêu đời của người nông dân. 
G:? Nhận xét sức gợi tả của hình ảnh so sánh:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai?
H: Gợi tả vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát trong 1 buổi sáng đẹp trời.
G:? Từ những vẻ đẹp đó, bài ca toát lên tình cảm gì?
H: Yêu quí, tự hào về vẻ đẹp và sức sống của quê hương và con người. Tin tưởng cuộc sống tốt đẹp ở làng quê.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
G:? Đặc điểm nội dung nổi bật của văn bản là gì?
H: Phản ánh tình yêu và lòng tự hào chân thành tinh tế sâu sắc của nhân dân ta trước vẻ đẹp của quê hương , đất nước và con người. 
G:? Đặc điểm hình thức nổi bật của văn bản?
H: Dùng hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi. 
 Nội dung
I/ Đọc , tìm hiểu chú thích:
II/ Phân tích:
Bài 1:
Niềm tự hào, tình yêu đối quê hương, đất nước của con người Việt Nam.
Bài 2:
Địa danh và cảnh trí gợi lên tình yêu, niềm tự hào về đất nước, nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.
Bài 3:
Ca ngợi vẻ đẹp của xứ Huế và lời mời, lời nhắn nhủ chân tình của tác giả hướng tới mọi người.
Bài 4:
Ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp mềm mại, duyên thầm của cô gái.
III/ Tổng kết:
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người gợi nhiều hơn tả, sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước
4. Củng cố:
 Đọc lại văn bản 
 Dùng hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi
5. Dặn dò:
 Học bài và làm bài tập
 soạn bài: Từ láy.
 *************************************
TUẦN 3 	 Ngày soạn: 06.09.09 
 TIẾT 11	 Ngày dạy: 10.09.09 
TỪ LÁY
 I/ Yêu cầu:
 Giúp H:
 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: toàn bộ và bộ phận. 
 - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt. 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
II/ Chuẩn bị
 Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
 HS: SGK, bài soạn, học bài cũ, đồ dùng học tập 
 II/ Tiến trình dạy và học:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
 ? Vẽ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức của từ ghép? Cho ví dụ. 
 ? Kiểm tra vở bài tập về nhà của H.
 3. Bài mới: 
 Như chúng ta đã học ở những lớp dưới về từ phức, trong từ phức cĩ từ ghép và từ láy hơm trước chúng ta đã đi tìm hiểu về từ ghép chúng ta biết đơcj rằng cĩ 2 loại từ ghép đĩ là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, vậy từ láy cĩ những loại nào/ để trả lời câu hỏi này thầy trị chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới. 
 Hoạt động G – H
Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm về từ láy.
G:? Thế nào là từ láy?
H: Là những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của từ láy.
G: Gọi H đọc ví dụ trong sgk.
? Em hãy tìm từ láy trong đoạn văn ? Từ láy nào là từ láy toàn bộ?
H: Đăm đăm.
G:? Mếu máo là láy phần nào?
H: Âm đầu.
G:? Liêu xiêu là láy phần nào?
H: Vần.
G:? Có mấy loại từ láy?
H: 2 loại.
G gọi H đọc ví dụ tiếp theo.
G:? Vì sao các từ láy không nói được là bật bật, thẳm thẳm?
H: Vì đây là hiện tượng biến đổi thanh điệu ở tiếng thứ nhất do qui luật hòa phối âm thanh và được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc à biến đổi thanh điệu. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa của từ láy.
G:? gọi HS đọc các ví dụ trong SGK tr 42
G: Các từ láy trong 2 nhóm có điểm chung về âm thanh và nghĩa: 
a.Miêu tả âm thanh, hình khối, độ mở của sự vật, có tính chất chung là nhỏ bé.
b. Miêu tả ý nghĩa của sự vật khi nổi, khi chìm, khi lên, khi xuống. 
G:? So sánh nghĩa của 2 từ láy: mềm mại, đo đỏ với nghĩa tiếng gốc mềm, đỏ.
H: Nghĩa giảm nhẹ.
G cho thêm ví dụ thăm thẳm là nghĩa mạnh hơn H trả lời
G:? Trong các từ bần bật, thăm thẳm từ nào có nghĩa nhấn mạnh, từ nào có nghĩa giảm nhẹ?
H: Nhấn mạnh: thăm thẳm.
Giảm nhẹ: bần bật.
G:? Từ láy toàn bộ có sắc thái ý nghĩa như thế nào?
H: Giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
G:? Trong các từ : lặng lẽ, mếu máo, liêu xiêu tiếng nào là tiếng gốc, tiếng nào là tiếng láy lại?
H: Tiếng gốc: lặng , mếu, liêu.
? Các tiếng trong từ liêu xiêu giống nhau ở bộ phận âm thanh nào?
H: Giống ở vần iêu.
G:? Trong các câu văn trên nếu bỏ các tiếng láy giữ lại tiếng gốc thì câu văn có còn rõ nghĩa không?
H: Không.
? Từ láy có nghĩa như thế nào?
H đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
G gọi H đọc bài tập 1.
? Tìm các từ láy.
? Xếp vào bảng phân loại.
G lưu ý H : 1 tiếng gốc có thể tạo được nhiều từ láy khác nhau.
Gọi 3 em làm bài tập tại lớp – nhận xét.
G cho chơi trò chơi “ ai nhanh hơn”.
H đặt câu – G nhận xét, ghi điểm.
 Nội dung
I/ Các loại từ láy
1. Ví dụ 1 
a. Từ láy toàn bộ: 
 đăm đăm 
Là láy lại nguyên vẹn tiếng gốc.
b. Từ láy bộ phận: 
Mếu máo: láy âm đầu 
Liêu xiêu: láy phần vần
* Ghi nhớ: 
2. Ví dụ 2
Sự biến đổi như vậy nhằm tạo ra sự hài hịa về âm thanh và cho dễ đọc
3. Ví dụ 3: em hãy lấy 1 số ví dụ về từ láy
II. Nghĩa của từ láy: 
 1 . Ví dụ 4:
a/ được tạo lên do đặc điểm âm thanh của tiếng
b/ sự vật, có tính chất chung là nhỏ bé.
2/ Ví dụ 5
- mềm mại, đo đỏ với nghĩa tiếng gốc mềm, đỏ : Nghĩa giảm nhẹ.
II/ Luyện tập:
1. Tìm từ láy và phân loại: 
- Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp. 
- Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, ríu ran. 
2. Điền tiếng để tạo từ láy: 
Lấp ló, lo ló; nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi. 
3. Chọn từ. 
4. Đặt câu
Hồng có dáng người nhỏ nhắn rất ưa nhìn.
 4. Củng cố:
	G nhắc lại kiến thức bài học
 H đọc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò:
 Làm bài tập 4,5,6 về nhà
 Chuẩn bị bài: Quá trình tạo lập văn bản và bài Đại từ
 ***************************************** 
TUẦN 3 	 Ngày soạn: 06.09.09 
 TIẾT 12	 Ngày dạy: 10.09.09 
 TIẾT 12: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
 I/ Yêu cầu
 Giúp H:
 - Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản , để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn 
 - Củng cố lại những kiến thức và kỉ năng đã được học về liên kết , bố cục vàmạch lạc trong văn bản. 
 II/ Chuẩn bị
 Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
 HS: SGK, bài soạn, học bài cũ, đồ dùng học tập 
 III/Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
 ? Thế nào là mạch lạc trong văn bản ? 
 ? Bố cục của văn bản gồm có mấy phần ? 
 3. Bài mới: 
	Như vậy từ trước đến giờ chúng ta đã tạo lập rất nhiều các văn bản, chúng ta đã tạo lập văn bản theo những bước nào? Để tìm hiểu xem chunga ta đã thực hiện đúng trật tự của việc tạo lập văn bản chưa hơm nay thầy trị chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới.
 Hoạt động G – H 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài đưa đến các bước tạo lập văn bản.
G:? gọi HS đọc I.1 tr 45
G:? điều gì thơi thúc em viết thư?
G:? gọi HS đọc I.2 tr 45
H: khơng thể bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề trên vì nếu bỏ đi thì văn bản sẽ cĩ thể ko phù hợp ví ko xác định được đối tượng đọc ( viết cho ai) và sẽ ko cĩ mục đích khi viết ví khơng biết viết để làm gì
G:? sau khi xác định được 4 vấn đề trên, cần phải làm gì để viết được văn bản?
G gọi H đọc yêu cầu của bài.
G:? Em có thường làm công việc bố trí, sắp xếp các ý, phần, đoạn khi làm bài tập làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, sắp xếp các ý để làm gì?
H: Tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí thể hiện đúng định hướng trên.
G:? Xây dựng bố cục của văn bản có phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập văn bản không? Vì sao?
H: Không, vì chưa diễn đạt bố cục đó thành câu,đoạn chính xác và liên kết.
? Sau khi hoàn thành văn bản có cần kiểm tra lại không?
H: Văn bản phải được kiểm tra chu đáo, cẩn thận, bổ sung những ý thiếu, sửa những lỗi sai sót.
G gọi H đọc mục ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: H đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
 Nội dung
I. Các bước tạo lập văn bản: 
- Khi cĩ 1 sự việc nào đĩ cần thơng báo, hay bày tỏ sự qua tâm đến người khác.
- cần tìm ý và sắp xếp các ý để cĩ 1 bố cục rành mạch , hợp lí
gồm 4 bước. 
- Bước 1: Định hướng văn bản, viết cho ai? Để làm gì ? về cái gì? Như thề nào?
- Bước 2: Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí.
- Bước 3: Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục. 
- Bước 4: Kiểm tra. 
2. Ghi nhớ: 
II/ Luyện tập:
1:
a, VÊn ®Ị, néi dung ®­ỵc nãi ®Õn trong v¨n b¶n thùc sù cÇn thiÕt.
b, c, d, HS tù béc lé.
2a. Bạn không thể chỉ thuật lại công việc học và báo cáo thành tích mà phải từ thực tế rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tốt hơn.
2b. Đối tượng giao tiếp, bạn xác định không đúng vì báo cáo trình bày với H chứ không phải thầy cô giáo.
4. Củng cố:
 Các bước để tạo lập một văn bản
5. Dặn dò:
 Học bài.
 Soạn bài:Những câu hát than thân
 Làm bài TLV ở nhà nộp ( bài số 1)
 Đề: Tả cảnh sân trường sau trận mưa rào.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 3(2).doc