Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 5 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 5 năm 2010

 I/ Mục tiêu cần đạt:

 - KT: Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn

lao của dân tộc trong hai bài thơ: Sông núi nước Nam và phò giá về kinh.

 - KN: Bước đầu hiểu hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - TĐ: Có ý thức, thái độ yêu quý tinh thần độc lập, tôn trọng truyền thống văn hóa và

 chủ quyền lãnh thổ.

 II/ Phương tiện:

 -GV: SGK, SGV, giáo án, tư liệu ngữ văn 7 và đồ dùng dạy học khác.

 - Phương tiện chuẩn bị : BP

 - Phương pháp : Đọc diễn cảm – động não – thảo luận

 - HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập và các tài liệu khác có liên quan.

 III/ Tiến trình ln lớp:

1 Ổ định lớp (1) KDHS – KT sự chuẩn bị bài

 2. KTBC: (5) Tùy theo đối tượng học sinh gv gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng một trong các bài ca dao nói về gia đình quê hương, than thân, châm biếm và nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đó? 3. Bài mới :

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 5 Ngày soạn: 06/09/2010
 Tiết: 17 SÔNG NÚI NƯỚC NAM VÀ PHÒ GIÁ VỀ KINH Ngày dạy: 13/09/2010 
 I/ Mục tiêu cần đạt:
 - KT: Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn 
lao của dân tộc trong hai bài thơ: Sông núi nước Nam và phò giá về kinh.
 - KN: Bước đầu hiểu hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - TĐ: Có ý thức, thái độ yêu quý tinh thần độc lập, tôn trọng truyền thống văn hóa và
 chủ quyền lãnh thổ.
 II/ Phương tiện:
 -GV: SGK, SGV, giáo án, tư liệu ngữ văn 7 và đồ dùng dạy học khác.
 - Phương tiện chuẩn bị : BP
 - Phương pháp : Đọc diễn cảm – động não – thảo luận 
 - HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập và các tài liệu khác có liên quan.
 III/ Tiến trình lên lớp:
1 Ổ định lớp (1’) KDHS – KT sự chuẩn bị bài 
 2. KTBC: (5’) Tùy theo đối tượng học sinh gv gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng một trong các bài ca dao nói về gia đình quê hương, than thân, châm biếm và nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đó? 3. Bài mới :
 a.Giới thiệu bài (1’)
 - Sông núi nước Nam được ra đời vào khoảng năm 1076 khi quân Tống do Quách Quỳ cầm đầu sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt viết bài trong hoàn cảnh đó và trao cho hai anh em Trương Hống và Trương Hát đọc trong đền thờ ở trên sông Như Nguyệt, giống như giọng của thần linh làm cho giặc hoảng sợ bỏ chạy về nước, cho rằng đây là lời cảnh báo của thần.
 b. các hoạt động.
* H Đ1 ( 10’) HD đọc – tìm hiểu chú thích 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
-Gọi Hs đọc tác giả tác phẩm trong sách giáo khoa.
-Hướng dẫn hs đọc thơ. Gọi hs đọc lại văn bản phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
-Gọi học sinh đọc chú thích (*) trong sách giáo khoa trang 63: Các em đọc bản phiên âm để nhận dạng ba điều về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, ngắt nhiäp. 
- HD : Với nhịp 4/3 và 2/2/3 với giọng chậm, chắc, hào hùng, đanh thép.
- Em hãy nhận dạng về thể thơ , câu , chữ , cách hiệp vần của 2 bài thơ ?
- 1 em đọc 
- 1 em đọc 
- 2 em đọc
-Xem chú thích sách giáo khoa.
- lắng nghe 
* Nhận dạng thể thơ.
-Học sinh đọc chú thích (*) tr 63.
-Số câu có bốn câu (tứ tuyệt).
-Số chữ trong câu là bảy chữ (thất ngôn).
-Cách hiệp vần: Chữ cuối ở câu 1, 2, 4(cư, thư, hư) hiệp vần với nhau.
I- Đọc – Tìm hiểu chung :
1. Tác giả và tác phẩm
 (sgk)
2. Đọc
3. Chú thích
Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản. ( 20p )
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
Gv cho hs đọc thầm sau đĩ nêu câu hỏi cho Hs trả lời
- Sông núi nước Nam được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ, vậy em hiểu thế nào là bản tuyên ngôn độc lập?
-Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
-Giáo viên giảng: Nội dung “Tuyên ngôn độc lập”được khẳng định rõ ràng bằng những ý thơ cô đúc vang lên dõng dạc trang nghiêm như một chân lí lịch sư û(sau sông núi nước Nam, Bình ngô đại cáo được coi là tuyên ngôn độc lập ở thế kỉ XV), giữa thế kỉ XX là tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa.
-SNNN là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bài tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo bố cục như thế nào? 
-Gọi hs đọc nhiều lần bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
-Phần tác giả, tác phẩm các em có thể xem phần chú thích sách giáo khoa.
-Về thể thơ ở bài này, em thấy có gì giống và khác với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa học?
-Nội dung hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào?
Em có nhận xét gì về cách biểu ý của bài thơ “Phò giá về kinh”
a-Cách biểu ý và biểu cảm của hai bài thơ “Sông núi nước nam và Phò giá về kinh”có gì giống nhau và khác nhau.
-Gọi hs đọc lại nội dung ghi nhớ của hai bài thơ: Sông núi nước Nam và phò giá về kinh.
Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv suy nghĩ trả lời
- động não 
*Phát hiện qua bài thơ( Có hai ý cơ bản được nêu trong hai câu đầu và hai câu cuối.)
- lắng nghe 
* Bố cục được sắp xếp theo một quan hệ lôgic chặt chẽ. 
-Hai câu đầu: Nước nam là của vua nam ở, sách trời đã định sẵn (chân lí lịch sử, chủ quyền đất nước).
-Hai câu sau: Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm (trái với chân lí). Chúng mày nhất định thất bại(thất bại là tất yếu).
- Biểu ý theo cách lập luận của văn nghị luận.
- Đọc nhấn giọng, khí phách phải hào hùng.
- Theo chú thích sách giáo khoa trang 66 và 67.
- Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên đã làm nên hào khí đông A và chính hào khí này là nguồn cảm hướng để Trần Quang Khải viết nên bài thơ này.
 -Giống ở số câu và cách hiệp vần, còn khác ở số chữ trong mỗi câu (chỉ có 5 chữ) nên gọi là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
-Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
+Hào khí chiến thắng vang lên trong bài cô đúc với cách nói chắc nịch:
 “Chương Dương cướp giáo 
giặc 
 Hàm Tử bắt quân thù”
Địa danh của đất nước đã thành địa danh của chiến công, thành biểu tượng hào khí Đông Á trong thời đại nhà Trần.
+Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc được nối tiếp liền sau chiến thắng. Đó là lời động viên phát triển và xây dựng đất nước trong hòa bình với một niềm tin sắt đá và sự bền vững muôn đời của đất nước,
 “Thái bình nên gắng sức
 Non nước ấy ngàn thu”
- HS khá 
a-Hai bài thơ vừa tìm hiểu có sự giống nhau về cách thức biểu ý và biểu cảm.
+Biểu ý: Hai bài thơ đều bài tỏ ý kiến rõ ràng, cô đúc với những thông tin ngắn gọn, cách nói chắc nịch, ý kiến được lập luận chặt chẽ. Ơû bài(SNNN)khẳng định chủ quyền của đất nước và sự thất bại thảm hại của quân thù; Ở bài (PGVK)từ hào khí chiến thắng vang dội mà động viên nhân dân xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với một niềm tin sắt đá.
+Biểu cảm: Hai bài thơ đều bài tỏ cảm xúc theo cách ẩn kính trong ý tưởng, cảm xúc nằm trong ý tưởng, ý tưởng và cảm xúc hòa làm một, khiến câu thơ âm vang mạnh mẽ. 
- HS yếu đọc
II/Đọc- Hiểu văn bản.
A/ Bài Sơng Núi nước Nam
Tuyên ngôn độc lập là tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.
- Hai câu đầu: Nước nam là của vua nam ở; Đế cũng là vua là người đại diện cho dân cho nước. Như vậy, cũng có nghĩa là nước nam là của người nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
- Hai câu sau :Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì chắc chắn sẽ nhận lấy thảm bại(sẽ bị đánh tơi bời)
-Bố cục được sắp xếp theo một quan hệ lôgic chặt chẽ.
- Biểu ý theo cách lập luận của văn nghị luận
B/ Phị Giá Về Kinh
I/ Đọc và tìm hiểu thể thơ.
1. Đọc 
2/ Tác giả và hoàn cảnh sáng tác.
3/ Nhận xét về thể thơ:
 - ngũ ngôn tứ tuyệt
II/ Phân tích:
-Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
* Bài thơ được biểu ý một cách sáng rõ, diễn đạt ý tưởng trực tiếp. Cảm xúc trữ tình được nén kính ở trong ý tưởng. Hai câu đầu là niềm tự hào mãnh liệt trước chiến thắng, hai câu sau là niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
* Tổng kết
( Ghi nhớ sgk)
4- củng cố ( 5’)
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ sgk
 - GoÏi HS đọc phần đọc thêm / 68
5- Dặn dò (3’)
-Các em về nhà học thuộc lòng hai bài thơ đã tìm hiểu và học thuộc các nội dung đã phân tích.
-Về nhà soạn bài tiếp theo: Tiếng việt “từ Hán Việt”/ 69 sgk 
IV/ Rút Kinh nghiệm: ..
 ..
Tuần 5 Ngàysoạn: 06/09/2010
 Tiết: 18 TỪ HÁN VIỆT Ngày dạy: 13/09/2010
 I/ Mục tiêu cần dạt:
 - KT: Giúp học sinh nắm được thế nào là yếu tố Hán Việt, 
 cách cấu tạo đặc biệcủa một số Từ ghép Hán Việt.
 -KN: Phân biệt được từ ghép Hán Việt chính phụ và đẳng lập.
 Các tiếng Hán Việt dùng độc 
 lập vàkhông dùng độc lập. 
 -TĐ: Biết sử dụng từ Hán Việt đúng cách, phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp.
 II/ Phương tiện:
 -GV: SGK, SGV, giáo án, tư liệu ngữ văn bảy.
 - Phương tiện chuẩn bị : bảng phụ
 - Phương pháp : phát hiện – phân tích – thảo luận 
 - HS: SGK, bài soạn, bảng phụ thảo luận, đồ dùng học tập.
 III/ Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp ( 1’) Điểm danh
 2.KTBC (5’)
 -Đại từ có trong câu dùng để làm gì? Nó giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? Cho ví dụ.
-Có mấy loại đại từ? Hãy nêu tên các tiểu loại từ đã học? Cho ví dụ
 3. Bài mới.
 a.Giới thiệu bài (1’) Ở lớp 6 em đã hiểu thế nào là từ Hán Việt, còn tiết học hôm nay lớp chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo của từ HV và từ ghép HV.
 b/ Các hoạt động:
* H Đ1 ( 10’)HDHS Tìm hiểu phần I/ 69 sgk
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
-Gọi hs đọc lại phần phiên âm bài thơ “SNNN”
1. Em hãy dịch nghĩa các tiếng (Nam, quốc, sơn, hà)?
-Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập)?
- Tiếng nào không dùng độc lập, mà phải ghếp với một tiếng khác?
-Em hãy cho ví dụ để chứng minh?
àCác yếu tố HV để tạo ra từ ghép HV, ngoài ra còn một hiện tượng đồng âm, chúng ta sẽ tìm hiểu.
-Gọi hs mục I.2 SGK (tr 69).
-Các em hãy tìm hiểu nghĩa của các tiếng “thiên”trong thiên niên kỉ, thiên lí mã, thiên thư, thiên đô?
-Qua sự phân tích trên em hãy cho biết thiên trong thiên lí mã và thiên trong thiên niên kỉ với thiên đô đây là hiện tượng gì trong yếu tố HV
-Em thử giải nghĩa các yếu tố HV trong thành ngữ sau: Tứ hải giai huynh đệ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ / 69 sgk
HS đọc lại bài thơ “Sông núi nước Nam” phần phiên âm.
- đọc lại phần chúthíchsgk(tr62)
-Nam là phương nam; quốc là nươ ... trao đổi bàn 3’
- 4 HS lên bảng
- 2 HS lên bảng
- VD :sơn lâm , sơn hà ,
II/ Từ ghép Hán Việt.
1. Sơn hà, xâm phạm, giang sơn là những từ ghép đẳng lập(vì các tiếng có mối quan hệ bình đẳng)
2. a) Aùi quốc, thủ môn, chiến thắng là những từ ghép chính phụ
2.b) Thiên thư, thạch mã, tái phạm là từ ghép chính phụ
- Tiếg chính đứng sau tiếng phụ
* Ghi nhớ ( sgk)
III/ Luyện tập.
-Bài tập 1
VD: Phi công có nghĩa là người lái máy bay, phi pháp là làm trái pháp, cung phi là vợ lẽ của vua sau hoàng hậu; từ các nghĩa đó ta có thể khẳng định rằng các từ “phi”nói trên là đồng âm nhưng lại khác nghĩa (phi1: bay; phi2: trái lại; phi3: vợ vua).
-Hoa(1): chỉ sự vật là hoa trái,
 Hoa(2): phồn hoa, bóng bảy,
Tham (1): ham muốn, tham (2): gia nhập vào, dự vào. Gia (1): nhà, gia (2): thêm vào, tăng.
-Bài tập 2.
-Quốc: quốc gia, quốc huy, quốc kì, cường quốc, ái quốc.
-Sơn: sơn hà, giang sơn, ngũ hành sơn, sơn lâm.
-Cư: dân cư, cư trú, định cư, nhập cư, tái định cư.
-Bại: thành bại, thất bại.
* Bài tập 3.
a) Yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
b) Yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đải.
4- Củng cố ( 5’)
	- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk
 5- Dặn dò (3’)
	- Học bài ( ghi nhớ sgk)
	- Làm BT còn lại ( BT4/ 71 sgk)
	- Tìm thêm các từ ghép H án việt về môi trường 
	- Chuẩn bị : Trả bài viết TLV số 1
	 + Đọc kỹ đề , sửa sai 
IV/ Rút Kinh nghiệm: ..
 ..
 Ngày soan: 07/09/2010
Tuần 5 Tiết 19 Ngày dạy: 14/09/2010
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/ Mục tiêu cần đạt:
 KT: Giúp hs thấy được những sai sót và những cái hay cái tốt mà các em đã thề hiện trong bài
làm, củng cố kiến thức về văn bản tự sự và miêu tả và quá trình tạo lập văn bản.
KN: Hs đánh giá được chất lượng bài làm của mình, so sánh với yêu cầu của đề bài, tự rút ra
những kinh nghiệm cho bản thân và cho bài viết sau.
TĐ: Phải nghiêm túc trong sủa chữa bài, có ý thức sửa chữa những sai sót đã mất phải.
II/ Phương tiện:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, tư liệu tham khảo, bài kiêm tra đã chấm xong.
HS: SGK, xem lại đề bài hơm trước, đồ dùng học tập.
 III/ Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp ( 1’) Điểm danh
 2.KTBC 
 Khơng kiểm tra mà dành thời gian trả bài 
 3. Bài mới.
 a.Giới thiệu bài (1’) Gv nêu trực tiếp vào vấn đề tiết học hơm nay thầy trả bài viết cho các em
 b/ Các hoạt động:
Hoạt Động 1: Ghi lại đề và tiềm hiểu đề. ( 28p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
Gv ghi lại đề bài lên bảng yêu cầu Hs theo dõi 
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu đề. Gv dùng bảng phụ cĩ lập dàn ý cho Hs tiềm hiểu.Gv chốt lại ý cơ bản chuyển sang hoạt động 2
Hs theo dõi
Hs theo dõi
I/Ghi lại đề và tiềm hiểu đề.
Đề bài:
Miêu tả cảnh đẹp của cánh đồng lùa quê em
Hoạt Động 2: Nhận xét, đánh giá bài viết, ghi điểm. (1 0p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
Ưu điểm: Đa số bài viết đạt yêu cầu. Nội dung phù hợp với đề bài.diễn đạt rõ ràng văn viết rõ nghĩa.
*Khuyết Điểm: Viết hoa tuỳ tiện chỉ tập trung một vài em. Lỗi dùng từ. Sai chính tả. Lỗi diễn đạt.
* Khắc phục: một số em cần phải khắc phục ở bài viết sau.
*Gv đọc một số bài khá giỏi để tuyên dương,một số bài yếu để khắc phục
*Gv cho lớp trưởng phát bài.
*Gv ghi điểm vào sổ và thu bài lại.
Hs theo dõi 
Hs nhận bài và phát sau đĩ chữa bài 
Hs hơ điểm và nộp bài lại.
II/Nhận xét, đánh giá bài viết, ghi điểm
4/ Củng cố: ( 3) Nhận xét về ưu và khuyết điểm.
5/ Hướng dẫn chuẩn bị về nhà:( 2) Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
IV Rút kinh nghiệm: ..
 ..
 Ngày soạn: 08/09/2010
 Tuần:5 Tiết 20 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM Ngày dạy 16/09/2010
 I/ Mục tiêu cần đạt:
 - KT: Giúp hs hiểu được văn biểu cảm là do nhu cầu biểu cảm của con người. Hiểu đặc điểm
 chung của văn biểu cảm.
 - KN: Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
 - TĐ: Phải có tình cảm và ý thức khi phân tích văn biểu cảm, phải có tính tích hợp phần văn.
 II/ Phương tiện:
-GV: + Phương tiện:SGK, SGV, giáo án, tư liệu ngữ văn 7, bảng phụ 
 + Phương pháp : phát hiện ; tìm tòi 
 + Dặn dò : + Xem lại bài viết số 1 
 + Soạn bài ( như HD )
 - HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập.
 III/ Tiến trình lên lớp:
 1/ Oån định lớp ( 1’) –Điểm danh
 2/ KTBC (5’) KT vở soan 
 3/ Bài mới :
 a. ĐV Đ (1’) Văn bản biểu cảm là loại văn mà trong đó tác giả sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình. Để hiểu rõ hơn loại văn bản biểu cảm này chúng ta sẽ tìm hiểu về nó. Gv ghi tên bài lên bản và cho hs ghi tên bài vào vở.
 b. Nội dung :
* H Đ1 (15’) HDHS Tìm hiểu mục I / 71
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
-Gọi hs đọc những câu ca dao trong sách giáo khoa mục I.1 trang 71 và trả lời các câu hỏi.
-Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm gì? Cảm xúc gì?
-Hãy vận dụng kiến thức HV đã học để giải thích các yếu tố HV: Nhu, cầu, biểu, cảm.
-Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm?
-Trong cuộc sống hàng ngày, có khi nào các em xúc động trước một cảnh đẹp của thiên nhiên hoặc một cử chỉ cao đẹp của cha mẹ thầy cô chưa?
-Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào? (phần này có vô vàn cách biểu cảm, hs trả lời thế nào thì gv phải gợi ý và hướng hs đến cách đúng)
-Gọi hs đọc hai đoạn văn (1)(2) sách giáo khoa trang 72 và trả lời câu hỏi.
a. Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì?
-Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với văn bản tự sự và miêu tả?
-Giảng: Yếu tố kể như đoạn 1, yếu tả trong đoạn 2 thì cũng để phục vụ cho nhu cầu bộc lộ cảm xúc.
-Gv gọi hs đọc câu hỏi (b) sgk trang 73, sau đó trả lời câu hỏi. Hai đoạn văn trên bộc lộ tình cảm gì, tình cảm đó như thế nào?
c. Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
-Gọi hs đọc ghi nhớ sgk tr 73.
- 1 em đọc 
- Dựa vào 2 bài ca dao 
-Nhu: Cần phải có. Cầu: mong muốn. Biểu: là thể hiện ra bên ngoài. Cảm: là rung động. Vậy nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình thành lời văn, lời thơ.
-Học sinh trả lời.
- HS lựa chọn 
-Biểu cảm bằng những bài văn, bài thơ, những bức thư hay. Văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người như: Ca hát, vẽ, múa, nhảy, đánh đàn, thổi sáoSáng tác văn nghệ nói chung đều có mục đích biểu cảm.
-Hs đọc hai đoạn văn (1)(2) mục I.2 SGK trang 72.
a) Đoạn (1) nỗi nhớ thương da diết đối với một người bạn đã chuyển trường đến học ở một nơi xa qua bức thư; đoạn (2) là cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe tiếng người con gái hát một bài dân ca trên đài trong đêm khuya qua bài tùy bút.
- suy ngẫm
- lắng nghe 
b) Đoạn 1: Tình bạn chân thành, tha thiết.
Đoạn 2: Tình yêu quê hương đất nước.
c) Cả hai đoạn văn trên có cách biểu đạt khác nhau, đoạn 1 là biểu cảm trực tiếp (nói thẳng tình cảm của mình), đoạn 2 bắt đầu miêu tả tiếng hát trong đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn. Tác giả không nói trực tiếp mà nói gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương. Đây là cách biểu đạt thường gặp trong văn học.
 1 em đọc 
I/ Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
Bài ca dao:
 “Thương thay con cuốc giữa trời. Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
-Thổ lộ tình cảm đau xót, uất ức, câu ca dao dùng để than thân, cách phận.
 “Đứng bên ni đồng, ngó bên te đồng, mênh mông bát ngát”
-Đây là cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống, ngợi ca cánh đồng và vẻõ đẹp của cô gái .
-Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
2. Đặc điểm văn biểu cảm.
a-Đoạn (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm. Đoạn (2) biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
-Cả hai nội dung đoạn (1) (2) đều khác với nội dung văn bản tự sự và miêu tả ở chỗ nó chỉ tập trung vào cảm xúc để biểu lộ tình cảm của con người chứ không chú ý vào kể và tả.
b-Đó là những tình cảm cao đẹp của con người, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
c- đoạn 1 là biểu cảm trực tiếp
đoạn 2 : nói gián tiếp
- Ghi nhớ sách giáo khoa.
Hoạt Động 2: * H Đ 2 ( 15’)HDHS làm BT ( 28p )
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Kiến thức cần đạt
-Gọi hs đọc và làm bài tập 1 mục luyện tập, yêu cầu của bài tập: So sánh để xác định đoạn văn biểu cảm? Và chỉ ra đặc điểm biểu cảm của đoạn văn ấy?
- Dùng BP đối chiếu 
-Làm bài tập 2: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ “Sông núi nước Nam và phò giá về kinh”
- 1 em đọc – trao đổi bàn 3’ – trả lời – nhận xét xhéo 
- ghi bài vào vở 
.- làm bài cá nhân
II/ Luyện tập.
- bài tập1
a. Chỉ tả và kể thuần túy hoa hải đường dước góc độ khoa học, như một định nghĩa về hoa hải đường, nên không có sắc thái biểu cảm, không phải là văn biểu cảm.
b. Cũng là tả và kể về hoa hải đường, nhưng nhầm biểu hiện và kêu gọi tình cảm yêu hoa để mong được đồng cảm(yêu hoa hải đường ở đây, cũng yêu những cái gì que thuộc, dân dã, đầm thắm) trong đoạn văn còn có những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức, để kêu gọi cảm xúc. Đoạn (b) là đoạn văn biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp, thông qua tự sự và miêu tả.
-Bài tâp 2. Hai bài thơ đều bài tỏ cảm xúc theo cách ẩn kính trong ý tưởng, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
4 - Củng cố (5’)
 - Gọi HS đọc 2 , 3 lần mục ghi nhớ trong SGK
5- Dặn dò ( 3’)
 - Các em về nhà học thuộc lòng nội dung ghi nhớ và nội dung bài học hôm nay.
-Làm bài tập 3 và 4 còn lại.
-Soạn bài tiếp theo: Côn sơn ca  trông ra/ 75 sgk
IV Rút kinh nghiệm: ..
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 5 CKTKN.doc