Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15: Một thứ quà của lúa non: cốm

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15: Một thứ quà của lúa non: cốm

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: cốm.

 2. Kĩ năng:

 Thấy rõ và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.

 3. Thái độ:

 a. Có lòng tự hào, tôn trọng nét đẹp văn hóa dân tộc.

 b. Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu, cảm nhận và phân tích chất trữ tình, tính chất thơ trong văn tùy bút.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15: Một thứ quà của lúa non: cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 26/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 26/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 15: MỘT THỨ QUÀ 
 CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam 
TUẦN 15
Tiết: 57
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: cốm. 
 2. Kĩ năng:
 Thấy rõ và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.
 3. Thái độ: 
 a. Có lòng tự hào, tôn trọng nét đẹp văn hóa dân tộc.
 b. Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu, cảm nhận và phân tích chất trữ tình, tính chất thơ trong văn tùy bút.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa” và cho biết bài thơ đề cập đến mối quan hệ tình cảm nào? 
 - Học sinh học thuộc bài thơ sgk.(5 điểm). 
 - Bài thơ đề cập đến tình cảm bà cháu. (5 điểm). 
 3. Bài mới: 
 Văn biểu cảm gồm các thể loại văn học: Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút. Tùy bút là một thể văn tuy có chỗ gần giống với thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước hiện tượng và vấn đề đối với đời sống. Tùy bút “Một thứ quà của lúa non: cốm” sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những đặc điểm đó. Bên cạnh đó, bài văn còn giúp các em hiểu thêm về một thứ quà dân dã, mộc mạc nhưng lại đậm đà bản sắc của dân tộc Việt.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
10
Phút
20
Phút
05
phút
I. Đọc, tìm hiểu chung: 
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Tác giả:
 - Thạch Lam: (1910-1942) tên thật Nguyễn Tường Vinh, quê Hà Nội
 - Là thành viên của nhóm “Tự lực Văn đoàn” trước cách mạng tháng Tám.
 b. Tác phẩm:
 - “Một thứ quà của lúa non: cốm” được rút từ “Hà Nội băm sáu phố phường”.
 - Thể tuỳ bút. 
 3. Chia đoạn:
 a. Đoạn 1: Từ đầu  chiếc thuyền rồng. 
 b. Đoạn 2: Tiếp theo  nhũn nhặn. 
 c. Đoạn 3: Còn lại. 
II. Đọc, Tìm hiểu văn bản: 
 1. Sự hình thành hạt cốm:
 a. Cách dẫn nhập tự nhiên, cảm nhận tinh tế, kết hợp tả, kể, từ ngữ chọn lọc, hình ảnh gợi cảm, câu văn có nhịp điệu như một đoạn thơ văn xuôi.
 b. Cốm - thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
 2. Giá trị của cốm:
 Cốm bình dị, khiêm nhường, không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn chứa đựng giá trị văn hóa đặc sắc gắn liền với phong tục dân tộc.
 3. Bàn về sự thưởng thức cốm:
 a. Miêu tả bằng tính từ gợi cảm.
 b. Nét đẹp văn hoá ẩm thực thanh tao, dân dã, lịch thiệp của người Việt Nam.
 * GHI NHỚ: (sgk).
III. Luyện tập:
Hoạt động 1
Hướng dẫn đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Văn bản này viết theo thể loại tùy bút, vậy em hiểu thế nào là tùy bút?
(Tùy bút là thể loại có đoạn miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật vẫn là yếu tố trữ tình, biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả.).
Cho biết bố cục của văn bản và nội dung mỗi phần? 
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
Em có nhận xét gì về cách dẫn nhập vào bài của tác giả? 
Khi miêu tả, kể về sự hình thành của cốm, tác giả đã cảm nhận bằng những giác quan nào?
Nhận xét gì về các từ ngữ, hình ảnh, âm điệu của đoạn văn? Tính từ miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác. 
Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đoạn văn này?
Em cảm nhận được thái độ, tình cảm của tác giả với cốm?
Chỉ bằng một câu, tác giả đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị, khiêm nhường. Hãy tìm câu đó trong đoạn hai?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Tác giả đã nhận xét và bình luận thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? “Ai đã nghĩ đầu tiên ... việc lễ nghi”. 
Em hiểu sêu tết nghĩa là gì? (Đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong dịp Tết, khi chưa cưới, theo tục lệ cũ). 	
Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện nào? 
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
(Trên 2 phương diện: Màu sắc: tác giả chú ý hình ảnh so sánh màu sắc của hồng và cốm với màu ngọc thạch và ngọc lựu già làm cho 2 thứ sính vật ấy càng trở nên cao quý. Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau.)
Tác giả đã dùng những phương thức biểu đạt nào khi nói vè giá trị đặc sắc của cốm?
Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh. 
Ở cuối đoạn hai, nhân nói về những tập tục tốt đẹp của dân tộc, tác giả còn thể hiện quan điểm gì của mình?
Hoạt động 4
Nội dung của đoạn cuối là gì?
Bàn về sự thưởng thức cốm, tác giả đã thể hiện sự tinh tế và thái độ trân trọng của mình như thế nào?
Bài tuỳ bút được kết thúc bằng lời đề nghị của tác giả đối với những người mua cốm, đó là lời đề nghị gì?
Em có nhận xét gì về phương thức và từ ngữ trong đoạn văn? 
Đoạn văn giúp em có thêm những hiểu biết gì về văn hoá của dân tộc? Từ đó, em có suy nghĩ gì về văn hoá ẩm thực của dân tộc ta? 
Hoạt động 5
Hướng dẫn thực hiện hai bài tập ở nhà.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Miêu tả bằng tính từ gợi hình ảnh, gợi cảm xúc...
 - Nét đẹp văn hoá dân tộc trong một sản vật giản dị mà đặc sắc: Cốm.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị “Chơi chữ; Làm thơ...; chuẩn mực....”.
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 30/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 17/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 15: CHƠI CHỮ
TUẦN 15
Tiết: 58
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Nắm được thế nào là chơi chữ, cách chơi chữ, các cách chơi chữ thường dùng.
 2. Kĩ năng:
 Bước đầu cảm nhận cái hay, cái lí thú do hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đem lại.
 3. Tư tưởng:
 Phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói, viết.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra.
 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Thế nào là điệp ngữ, các dạng điệp ngữ? Cho ví dụ. 
 Ghi nhớ sgk.
 3. Bài mới: 
 Chơi chữ không phải chỉ là công việc của văn chương, trong đời sống hằng ngày ta cũng hay chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ nào thường gặp? Tiết học hôm nay ta sẽ cùng các em tìm hiểu.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
10
Phút
20
Phút
05
Phút
I. Thế nào là chơi chữ?
 1. Lợi1: Lời, lãi. Lợi2,3: Nơi răng mọc.
 2. dựa trên hiện tượng đồng âm.
 3. Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
 * GHI NHỚ: (sgk).
II. Các lối chơi chữ:
 1. Dùng từ ngữ đồng âm.
 2. Dùng lối nói trại âm (gần âm).
 3. Dùng điệp âm.
 4. Dùng lối nói lái.
 5.Trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
 * GHI NHỚ: (sgk).
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: 
 Bài thơ chơi chữ theo cách dùng từ đồng âm, từ gần nghĩa, cùng trường nghĩa chỉ các loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, rắn ráo, (thằn lằn), trâu lỗ, hổ mang.
 2. Bài tập 2: 
 - Câu1: thịt, dò, nem, chả.
 - Câu 2: Nứa, tre, trúc, hóp.
 Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm, cùng trường nghĩa.
 3. Bài tập 3: 
 “Khổ tận cam lai”. “hết khổ đến lúc sung sướng” (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai:đến)
 Bác chơi chữ theo lối đồng âm.
Hoạt động 1
Em nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao? (Từ “lợi” trong câu hỏi của bà già và từ “lợi” trong câu trả lời của thầy bói).
Vậy việc sử dụng từ lợi ở cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ lợi trên? 
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Hai từ quốc quốc và gia gia trong hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan có nghĩa là gì? Đó là hiện tượng gì?
Em có nhận xét gì về các lối chơi chữ còn lại?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập và giải.
Bổ sung, chốt.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
 - Các lối chơi chữ:
 Dùng từ ngữ đồng âm. Dùng lối nói trại âm (gần âm).
 Dùng điệp âm. Dùng lối nói lái.
 Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn có sử dụng chơi chữ.
 - Chuẩn bị “Làm thơ...; chuẩn mực....”.
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 30/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 17/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 15: LÀM THƠ LỤC BÁT
TUẦN 15
Tiết: 59
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8, câu lục bát với dòng thơ.
 b. Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
 2. Kĩ năng:
 a. Phân tích thi lụật thơ lục bát.
 b. Vận dụng thi luật thơ lục bát để sáng tác thơ lục bát
 3. Tư tưởng:
 Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ. Chuẩn bị bài mới.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: 
 Lục bát là thể thơ thông dụng trong văn chương và trong đời sống người Việt.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
15
Phút
20
Phút
I. Luật thơ lục bát: 
 1. Đọc:
 2. Trả lời:
 a. Dòng sáu (luc); dòng tám (bát).
 b. Điền.
 c. Hai bằng bao một trắc.
 d. Bằng cao, bằng thấp (6 và 8 câu 8).
 * GHI NHỚ: (sgk).
II. Luyện tập:
 1. Chú ý dòng, từ, thanh, vần.
 2. Căn cú vần thanh.
 3. Ghi ra giấy.
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát
Em hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8?
(Trong câu 8 tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm), tiếng thứ 8 thanh ngang (bổng)).
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh thực hiên.
Vở nháp, bảng.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Xem lại luật thơ lục bát.
 - Tập làm thơ lục bát về chủ đề quê hương, số lượng câu tùy ý.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị “Làm thơ...; chuẩn mực....”.
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 01/12/2012
- Lớp: 7c: Ngày 01/12/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 15: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
TUẦN 15
Tiết: 60
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 2. Kĩ năng:
 a. Sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói, viết, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.
 b. Nhận biết được các từ sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
 3. Tư tưởng: 
 Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, thuyết trình, giải thích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Luật thơ lục bát?
 - Số câu, số tiếng. ( 5 điểm). 
 - Vần. ( 5 điểm).
 3. Bài mới: 
 Sử dụng từ chuẩn mực là điều rất quan trọng. Vậy thế nào là sử dụng từ chuẩn mực? Sử dụng từ chuẩn mực sẽ có tác dụng gì? 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
05
Phút
05
Phút
10
Phút
10
phút
05
Phút
I. Sử dụng từ đúng âm,đúng chính tả: 
 1. Phát âm sai, viết sai.
 2. Liên tưởng sai.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
 1. Tươi đẹp, sâu sắc, có.
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
 1. Hào quang (tính từ) = hào nhoáng. 
 2. Ăn mặc (động từ) nên thêm sự vào trước.
 3. Thảm hại (tính từ) bỏ nhiều thêm rất. Giả tạo phồn vinh (trái trật tự) thay Phồn vinh giả tạo.
IV. Đúng sắc thái, hợp phong cách:
 1. Lãnh đạo, cầm đầu.
 2. Con hổ, nó.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
 1. Khi ở địa phương khác.
 2. Khi có từ thay thế hoàn toàn, dễ hiểu.
* GHI NHỚ: (sgk).
Hoạt động 1
Các từ in đậm trong các câu vừa đọc sai chỗ nào? Nguyên nhân sai? Hãy sửa lại cho đúng.
dùi đầu = vùi đầu (phụ âm đầu v/d); tập tẹ = bập bẹ (phụ âm đầu b/t); khoảng khắc = khoảnh khắc ( phụ âm cuối ng/nh)
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Các từ in đậm trong các câu trên dùng sai ở chỗ nào? Em hãy thay những từ ấy bằng các từ thích hợp? Nêu nguyên nhân sai? Sáng sủa = tươi đẹp. Cao cả = sâu sắc. Biết = có 
Nguyên nhân: không hiểu đúng nghĩa của từ.
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Các từ in đậm trong những câu vừa đọc dùng sai chỗ nào? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng?
Nguyên nhân sai?
Hoạt động 4
Phát hiện và sửa chỗ sai trong những câu trên?
Nguyên nhân: hiểu sai nghĩa của từ, sử dụng từ không phù hợp với đối tượng.
lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh. Sắc thái tôn trọng. 
Cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa. Sắc thái coi thường.
Từ “chú hổ” ở đây không ổn vì chú hổ đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu, còn ở đây con hổ rất hung dữ.
Vậy cần sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
Hoạt động 5
Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên dùng từ Hán Việt nhiều?
Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận) không nên dùng từ địa phương.
Tuy vậy, trong các tác phẩm văn học cũng có lúc dùng một số từ địa phương vì mục đích nghệ thuật.
Nếu có từ thuần Việt có nghĩa tương đương thì không nên dùng từ Hán Việt để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Sử dụng từ đúng âm,đúng chính tả. - Sử dụng từ đúng nghĩa:
 - Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. - Đúng sắc thái, hợp phong cách 
 - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt 
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn có sử dụng thành ngữ.
 - Chuẩn bị “Ôn tập...; Mùa xuân của tôi; Sài gòn tôi yêu.”.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 15(2).doc