Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 44 - Trường THCS Nguyễn Minh Trí

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 44 - Trường THCS Nguyễn Minh Trí

Tiết 37.

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

(Tĩnh dạ tứ) Lý Bạch

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gẫn gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cành giao hòa.

- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú thư pháp đối và tác dụng của nó.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: đọc SGK, SHS soạn bài giảng, lưu ý tham khảo thêm các bài phân tích tác phẩm.

- Trò: Đọc các văn bản tác phẩm, trả lời các câu hỏi đọc – hiểu.

 

doc 23 trang Người đăng vultt Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 44 - Trường THCS Nguyễn Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37. 
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ) 	Lý Bạch
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gẫn gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cành giao hòa.
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú thư pháp đối và tác dụng của nó.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: đọc SGK, SHS soạn bài giảng, lưu ý tham khảo thêm các bài phân tích tác phẩm.
- Trò: Đọc các văn bản tác phẩm, trả lời các câu hỏi đọc – hiểu.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra: (15’)
- Đọc thuộc bản phiên âm và dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư”. Giới thiệu về tác giả Lý Bạch.
- Cảnh thác nước núi Lư được miêu tả qua bài thơ? Em hiểu gì về tâm hồn, tính cách của Lý Bạch sau khi đọc bài thơ?
3. Bài mới: (1’)
a. Giới thiệu: “Vong Nguyệt hoài thương” (Trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Cho nên, ở xa quê trăng càng sáng, càng tròn, lại càng nhớ quê. Tình cảnh “Trông trăng nhớ quê” của Lý Bạch đã được thể hiện qua bài thơ “Tình dạ tứ” (cảm nghĩ trong đêm thanh tỉnh). Đó lá tác phẩm mà ta sẽ đọc hôm nay.
(GV ghi đề bài lên bảng)
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nôi dung Kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát 
Hoạt động 1 
I. Tìm hiểu khái quát 
9’
- GV đọc trước 2 bảng phiên âm và đọc thơ (giọng thể hiện nỗi buồn mênh mang), gọi HS đọc
- Đọc các văn bản của tác phẩm
- Đọc nội dung chú thích
- GV diễn giảng minh họa cho HS hiểu rõ điểm khác của thơ cổ thể với đường luật. (không cần niêm luật gắt gao)
- Thể thơ cổ thể
+ Không cần phải “phân minh” – đối thanh ở tiếng 2 & 4 trong 1 câu và câu dưới tương ứng. 
Thị – Thượng 
Đầu – Minh
H. Theo em, Lý Bạch viết bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh sáng tác: sống tha phương trong cơn loạn li 
H. Em hiểu thế nào là đêm thanh tĩnh?
- Mối suy tư, niềm cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh.
- Đêm bầu trời trong xanh mát mẻ không có tiếng động, cảnh vật vắng lặng êm ái, thơ mộng.
- GV nêu nội dung câu hỏi (1) cho HS trao đổi.
- Thảo luận nhóm trả lời đại ý: 
+ Không thể chia rành mạch như thế vì 
+ Hai câu đầu tả ánh trăng sáng nhưng còn tất cả người ngỗ ánh trăng như sương phủ mặt đất.
+ Hai câu sau tả tâm tư nhớ quê, nhưng còn tả cả vầng trăng sáng trên bầu trời.
- GV: Bài thơ là sự kết hợp của sự miêu tả với biểu cảm. Biểu cảm là mục đích, miêu tả là phương tiện, cảnh đêm thanh tĩnh gợi tình yêu trăng, nỗi nhớ quê hương.
15’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản 
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản
H. Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằnh hình ảnh nào?
- “Minh nguyệt” – Anh trăng sáng.
Sáng tiền minh nguyệt quang nghi thị địa thượng sương à Cảnh trăng sáng, lòng người xúc động ngỡ ngàng
H. Tại sao chỉ tả trăng mà gợi được cả một đêm thanh tĩnh.
- Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm nên tả trăng gợi cả cảnh tượng sáng sủa yên tĩnh của đêm
H. Anh trăng được gợi tả như thế nào trong lời thơ?
- “Địa thượng sương” – như sương trên mặt đất
H. Lời thơ gợi một vẻ đẹp như thế nào qua đêm trăng?
- Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tỉnh.
H. Cảnh đẹp của đêm trăng được cảm nhận qua hoạt động nào của tác giả
- Nhà thơ đang nằm trên giường (không ngủ được hoặc đã ngủ rồi song tỉnh dậy & không ngủ lại được) trong tình trạng mơ màng ấy tác giả “Ngỡ” trăng như sương trên mặt đất.
H. Cách cảm nhận về cảnh đêm trăng ta hiểu tình cảm của tác giả với thiên nhiên như thế nào?
- Yêu quí, thân thiện
- GV: Đêm trăng thanh tỉnh gợi tình quê của con người và nỗi nhớ quê của nhà thơ bộc lộ rõ trong những lời thơ nào?
Cử đầu vọng minh nguyệt. Đê đầu tư cố hương
à Phép đối
- GV: Câu 3 trong thơ tứ tuyệt thường có vị trí quan trọng nó phải nối tiếp ý hai câu trên đồng thời tạo thế để hạ 1 câu kết thật đắt. Em hãy chỉ rõ điều đó trong bài thơ?
à Hình ảnh nhân vật trữ tình, suy tư trĩu nặng. Nỗi nhớ quê hương da diết. 
+ Hành động “Ngẩng đầu” là hành động tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu 2 đặt ra: vừng sáng trước mặt là sương hay trăng. Anh mắt Lý Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời. Từ chỗ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như minh – lập tức cúi đầu để suy nghĩ về quê hương.
H. Vì sao trăng gợi nhớ quê trong nhà thơ?
- Trả lời theo chú thích
H. Hai câu thơ đã sử dụng phép đổi rất chuẩn, em hãy phân tích rõ?
- Cử đầu >< từ cố hương (số lượng chữ, bộ phận, từ loại )
H. Nêu tác dụng của phép biến đổi trong việc thể hiện tình cảm quê hương của tác giả?
- 2 động tác “Cử đầu & để đầu” chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quên hương đủ thấy bình thường tình cảm đó thường trực, sâu nặng biết bao.
GV: Lý Bạch đã có cách nói sáng tạo thành ngữ “Vọng nguyệt hoài hương” khi thêm 2 cụm từ “cử-đề” để ta hình dung rõ cách “vọng minh nguyệt” là ngổng đầu hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng. Còn “cúi đầu là hoạt động hướng nội trĩu nặng tâm tư. Câu thơ kết mà lại mở ra một thế giới mênh mang của tâm trạng, đỉnh cao của cảm xúc.
H. Nhận xét và bố cục của bài thơ?
+ 4 câu liên kết bằng những động từ chỉ tâm trạng, cảm xúc: nghi – cư – vọng tư à Bố cục chặt chẽ
Hoạt động 3 : Tổng kết 
Hoạt động 3 : 
III.Tổng kết: (ghi nhớ SGK)
5’
H. Cảm xúc chính trong bài?
- thảo luận nội dung SGK
*. Luyện tập
Dặn dò: Học bài thơ (phiên âm – dịch thơ), ghi nhớ
Soạn: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 38. 
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư) 	Hạ Tri Chương
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Bước đầu nhận biết phép đổi trong câu cùng tác dụng của nó.
II. Chuẩn bị của thầy của trò:
- Thầy: Đọc SGV, SGK, soạn bài giảng.
- Trò: Đọc các văn bản tác phẩm, trả lời các câu hỏi đọc hiểu tác phẩm.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: (5’)
- Đọc bản phiên âm, dịch thơ của tác phẩm “Tĩnh dạ tứ”. Nêu nội dung chính của bài thơ.
- Em có nhận xét gì về con người Lý Bạch và phong cách thơ của ông sau khi học 2 bài thơ của ông?
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
“Quê hương” hai tiếng thiêng liêng tha thiết ấy luôn là nỗi nhớ canh cánh trong lòng không những với những người xa xứ mà nó còn là nỗi nhớ thương, xúc động với người được trở lại quê hương sau một thời gian dài xa cách. Tình cảm ấy chúng ta sẽ cảm nhận khi tìm hiểu bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
(GV ghi tựa đề lên bảng)
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung Kiến thức
8’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát 
Hoạt động 1 
I.Tìm hiểu khái quát 
- GV đọc và hướng dẫn HS đọc văn bản của tác phẩm.
H. Hãy dựa vào chú thích giới thiệu về tác giả Hạ Tri Chương? 
H. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ này?
- Lúc 86 tuổi tác giả từ quan về quê và sáng tác bài thơ khi đặt chân tại quê nhà.
H. Qua tựa đề, em thấy sự biểu hiện tình quê hương trong bài thơ có gì đáng lưu ý so với bài “Tình dạ tứ” của Lý Bạch?
+ Trong “Tình dạ tứ” là nỗi buồn nhớ cố hương của Lý Bạch khi nhìn trăng lúc xa quê.
+ Trong bài thơ, tác giả bộc lộ tình cảm quê hương sâu nặng khi về đến làng của mình sau 50 năm xa xứ.
GV: tình huống thể hiện tình cảm của nhà thơ là điều kiện cơ bản tạo nên tính độc đáo của bài thơ. 
H. Em hiểu gì về yếu tố “Ngẫu” trong từ “Ngẫu thư”
- Ngẫu nhiên viết không chủ định viết nhưng chỉ một duyên cớ bất chợt bị gọi là “Khách” ở chính quê mình đã viết nên bài thơ.
GV: Tình cảm quê hương sâu nặng thường trực nên chỉ cần khẻ chạm là ngân lên làm xúc động lòng người. Vậy tình cảm ấy cụ thể như thế nào ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung từng cặp câu.
20’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vb
II. Tìm hiểu văn bản 
- Đọc 2 câu đầu
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
GV giới thiệu đặc điểm đối tượng trong 
Hương âm vô cải, mấn mao 
thơ thất ngôn, ngũ ngôn.
tồi
H. Hãy nhận xét nghệ thuật trong câu thứ nhất? Đó là câu gì? 
- Đối trong câu (tiểu đối)
Thiếu >< lão
Tiểu >< đại
Li gia >< hồi
H. Chỉ rõ phép đối được thực hiện ở câu (1)? Phép đối ở đây làm nổi bật điều gì?
à Thời gian xa quê dài, nổi xúc động khi được trở về.
H. Hãy phân tích phép đối trong câu 2
- Đối ý lẫn lời sự vật không đồi (hương âm – giọng quê với sự vật thay đổi (mấn mao – tóc nai)
Câu 2 thuộc kiểu câu nào? Nêu tác dụng của phép đối trong câu này?
- Tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tính chất 
gắn bó sâu nặng với quên hương (giọng quê, giọng địa phương là thứ bất biến dù hoàn cảnh, thời gian)
GV kết luận: Trong hai câu đầu khác nhau về kiểu câu cũng như phương thức biểu đạt đều nhờ phép đối trong câu đề gián tiếp bộc lộ tình cảm (biểu cảm qua tư sự, miêu tả đó là tình yêu quê hương sâu nặng của tình người. Vậy ở 2 câu cuối tình cảm với quê hương được bộc lộ như thế nào, ta cùng tìm hiểu.
- Đọc 2 câu thơ cuối, dịch nội dung
Nhi đồng tương kiến bất tương thức.
H. Dựa vào nội dung câu 3 em hãy chỉ ra mối liên hệ của nó với 2 câu trên và câu 4.
- Tác giả về quê chỉ có nhi đồng ra đón là 1 sự thật bởi tác giả đã 86 thì cùng tuổi chắc chẳng còn ai “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” hơn nữa tác giả lại quá khác xưa nên trẻ con gặp mà chẳng biết là hoàn toàn hợp lí
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
à Giọng điệu bi hài, hóm hỉnh.
H. Sự thực ở câu 3 đã tạo nên một nghịch lý được phản ánh ở câu 4 và tạo nên “nhãn tự” của câu thơ, đó là từ nào?
- Về nơi chôn nhau cắt rốn mà lại “bi” xem như khách?
GV: Từ “khách” là nhãn tự của bài thơ, là từ quan trọng tạo nên kịch tính mang phong vị bi hài nó là duyên kế khiến tác giả viết bàithơ (vì sự đó là chi tiết chân thực nhưng lại rất phi lí là 1 tính chất tính chất của tác giả)
- GV giảng qua chữ “nhãn tự” hay “thi nhãn” trong thơ Đường (con mắt của nhà thơ – chữ có vị trí quan trọng tạo thần thái bài thơ)
H. Theo em sự xuất hiện của nhi đồng và tiếng cười cùng câu hơi hồn nhiên, ngây thơ của các em sẽ khiến tác giả như thế nào?
- Có niềm vui về bọn trẻ hồn nhiên ngoan ngoãn.
- Có cả nỗi buồn vì xa quê quá lâu thành ra xa lạ với quê hương tỏng con mắt trẻ làng – Đó là nỗi buồn của người gắn bó với với quê hương
=> Sự ngỡ ngàng xót xa khi bị coi là khách lạ ở chính quê mình
H. như thế, hình ảnh bọn trẻ có nghĩa gì trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của nhà thơ?
- Hình ảnh gợi vui, buồn và hi vọng cho nhà thơ, như thế cũng biểu hiện tình cảm quê hương thắm thiết bền bỉ?
H. Bài thơ “Hội hương ngẫu thơ” gợi cho em hiểu vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hạ Tri Chư ... hè .... luỹ tre”
- Lũ trẻ khinh ta già cướp ... cắp tranh ta
H. Cảnh tượng ấy cho thấy cuộc sống xã hội thời Đỗ Phủ như thế nào?
- Khốn khổ đáng thương
à Cuộc sống khốn khổ làm thay đổi tính cách trẻ thơ
H. Hình ảnh nhà thơ trong 2 câu cuối khổ thơ
“môi khô.... ấm ức” như thế nào?
- Già yếu đáng thương
H. Em hiểu nổi “ấm ức” đang diễn ra trong lòng ông lão Đỗ Phủ này là gì?
- Cay đắng cho thân phận nghèo khổ của mình và của những người nghèo khổ như mình.
- Xót xa cho những cảnh đời nghèo khó, bất lực trong thiên hạ
- Lòng ấm ức
à Cay đắng, xót xa cho cảnh đời nghèo khổ của mình, của mọi người khổ như mình
H. Vì sao em hiểu như vậy?
GV: Vì đây là nổi ấm ức củ nhà thơ Đỗ Phủ – người có trái tim nhân đạo lớn (gợi mở phần 4)
- HS tự bộc lộ
H. Nổi khổ thứ 3 được tác giả giới thiệu trong thời gian không gian nào?
- Trời thu nổi gió lên buổi chiều, đêm mưa mới đỗ xuống và kéo dài suốt đêm
- Nhà dột, mền rách
H. Cảnh thực của gia đình Đỗ Phủ được giới thiệu cụ thể như thế nào? đó là 1 cuộc sống
- Mền cũ, con quậy phá, nhà ướt, lạnh, trằn trọc lo lắng
- Nghèo khổ bế tắc.
H. trong những nổi cơ cực, em nhận rõ nổi khổ nào lớn nhất trong lòng Đỗ Phủ?
- Nổi lo lắng vận nước,vận dân “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”,”Đêm dài.... trót” phản ánh sự bế tắc của gia đình, cả xã hội loạn lạc đói nghèo, mong sự đổi thay.
Chú ý: Từ thực tế đau khổ, nghèo khổ tột cùng, tác giả đã mong ước gì à sang ý 2
8’
H. Giả sử bài thơ khôngcó đoạn này thì đã có giá trị chưa?
- Đọc khổ cuối cùng bài thơ
- Vẫn là bài thơ hay: nói 1 hiện thực cảnh nghèo của 1 gia đình, mọi gia đình đời Đường. Tấm lòng của người luôn quan tâm đến việc đời dù khổ đau.
2. Ước vọng của tác giả
H. Có thêm khổ thơ này có nghĩa như thế nào?
- Làm rõ giá trị nhân đạo 1 nét đặc trưng cho con người, thơ của Đỗ Phủ
H. Đọc 3 câu thơ khổ cuối em hiểu ước vọng của Đỗ Phủ
- Ước vọng rất thực với thực tế nhưng lại mang đậm tinh thần nhân đạo
- Ước được...bàn thạch
à Ước vọng cao cả chứa chan lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác)
H. Đọc 2 câu thơ cuối em nghĩ gì về nhà thơ Đỗ Phủ?
- Tấm lòng nhân đạo cao cả đạt đến trình độ xã thân có thể quên đi nỗi cơ cực của bản thân để hướng tới nỗi cực khổ của đồng loại?
- Than ôi... cũng được à sự cao cả tới mức xã thân
H. Ước vọng đẹp đẽ, cao cả, nhưng tại sao tác giả lại mở đàu bằng 2 tiếng “Than ôi”?
- Đỗ Phủ không tin ước vọng ấy có thể thành hiện thực trong xã hội bế tắc và bất công thời ấy. Đó là 1 ước vọng cao cả nhưng chua xót. Đó cũng chính là sự phê phán xã hội phong kiến bế tắc, bất công
2’
Hoạt động 3: Tổng kết 
H. Emcảm nhận các nội dung nào được phản ánh và biểu hiện trong bài thơ
Hoạt động 3
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK)
2'
H. Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm trong bài thơ?
Hoạt động 4 : Luyện tập , củng cố :
H. Đọc diễn cảm một đoạn em thích nhất , nêu lí do ?
- Kết luận nhiều phương thức biểu đạt; Biểu cảm trên cơ sở miêu tả và tự sự
- Đọc diễn cảm 2 phần cuối . Nêu lí do .
* Luyện tập
4- Hướng dẫn học tập ở nhà : ( 2' )	
Học thuộc bài thơ- ghi nhớ
Soạn : “Cảnh khuya – Rằm tháng giêng”
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết :43
TỪ ĐỒNG ÂM
 Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm
- Biết cách xác định nghĩa các từ đồng âm
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Soạn bài theo định hướng của SGV, SHS. Sưu tầm thêm ví dụ về hiện tượng đồng âm trong ca dao, tục ngữ
Trò: xem trước bài – Trả lời các câu hỏi tìm hiểu
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra (5’)
- Thế nào là từ trái nghĩa? Xác định từ trái nghĩa trong các ví dụ sau:
Cho biết tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa
+ Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
+ Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
- Nêu cách sử dụng từ trái nghĩa? làm bài tập 4
3. Bài mới: (1’)
- GV bắt từ câu ca dao trên chỉ cho các em những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa à giới thiệu với các em trong Tiếng Việt còn có một loại từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của nó lại khác xa nhau. vậy loại từ đó là loại từ gì? Nhờ đâu mà có thể xác định được nghĩa của nó? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp được những thắc mắc đó.
(Giáo viên ghi tựa đề lên bảng)
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung Kiến thức
8’
Hoạt động 1: Từ đồng âm?
- Cho HS đọc ví dụ, yêu cầu giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng”
Hoạt động 1
- Giải thích nghĩa các từ “lồng”
I. Thế nào là từ đồng âm
- Con ngựa... lồng
H. Hình thức ngữ âm của 2 từ?
H. Nghĩa của các từ có liên quan với nhau không?
H. Cho ví dụ về từ đồng âm
H. Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của các từ “lồng” trng ví dụ?
- Giống nhau
- Nghĩa khác xa nhau
- HS tự bộc lộ
à Động tác nhảy chồm chạy lung tung dữ dội... nhốt vào lồng
à Đồ vật để nhốt vật nuôi
=> Phát âm giống những nghĩa khác xa nhau
=> Từ đồng âm. Ghi nhớ 1
12’
Hoạt động 2: sử dụng từ đồng âm
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu (2)
Hoạt động 2:
- Đặt nó trong ngữ cảnh câu văn
- Tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu hai ghĩa:
+ Thao tác làm chín cá
+ Nơi cất hàng hoá
II. Sử dụng từ đồng âm
Ví dụ: Đem cá về kho
à Đưa cá về để nhập kho
à Đưa cá về mà kho
H. Từ ví dụ trên em cho biết: Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
- GV tổng kết phần trả lời của HS – cho đọc ghi nhớ
- Tự khái quát theo hiểu biết của mình
- Ghi nhớ SGK
GV cho vd để HS phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
VD: Chạy thể thao
 Chạy ăn
 Chạy hàng 
15’
à Hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của chúng có sự liên quan
Hoạt động 3: luyện tập
Hoạt động 3
II. Luyện tập:
Bài 1: Tìn từ đồng âm:
Cao : - nhà cao
	- cao hổ cốt
Ba: 	- Ba cân gạo
	- Ba đã về
Tranh: - tranh lợp nhà
	- Tranh cướp
Sang : - Sang sông
	- giàu sang
H. Tìm ngữ của danh từ “cổ”? từ đồng âm với nghĩa đó?
Đọc, nêu yêu cầu bài tập 2
Bài 2:
- Nghĩa của danh từ “cổ”; cổ áo, cổ chai, cổ người
- Các từ đồng âm với danh từ “cổ”- cổ người – thành cổ – cổ phần
Bài 3: đặt câu
“Bàn”: Cái bàn này chắc
Tôi bàn với anh công việc
“sâu”: sâu cắn lúa
Cái giếng sâu quá
Bài 4: (Làm miệng)
* Củng cố: (2’) Thế nào là từ đồng âm? cần chú ý gì khi sử dụng từ đồng âm?
* Dặn dò: (2’) Học thuộc các ghi nhớ- Tìm các ví dụ trong ca dao tục ngữ dùng từ đồng âm
Xem bài: Thành ngữ
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:44
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
 Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng
- Luyện tập sử dụng chúng trong bài viết cụ thể của mình
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Soạn bài theo định hướng của SGK, SHS. thể hiện các dẫn liệu lên bảng phụ
Trò: Xem trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Phần chuẩn bị của HS
3. Bài mới: (1’)
a. Giới thiệu: trong bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm các em đã biết phương thức biểu cảm gián tiếp thể hiện qua tự sự, miêu tả. Vậy trong bài văn biểu cảm yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò, yêu cầu mức độ như thế nào chúng ta cùng vào bài học hôm nay “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung Kiến thức
12’
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ đồng âm
- Gọi HS đọc lại bài thơ “bài ca... phá”
H. Nhắc lại bố cục của bài thơ?
Hoạt động 1: 
- Đọc rõ ràng bài thơ
- 4 phần ứng với 4 đoạn
I. Từ đồng âm 
Bài tập 1
H. Hãy chỉ những yếu tố tự sự, miêu tả có trong từng đoạn và nói rõ ý nghĩa của chúng
(Gọi 4 HS trả lời nội dung 4 khổ)
- Đoạn1: Tự sự (2 dòng đầu, miêu tả (3 dòng sau)
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với miêu tả à uất ức vì già yếu
- Đoạn 3: TS +MT (6 câu đầu) biểu cảm (2 câu sau)
à Sự cam phận của nhà thơ
- Đoạn 4: Thuần tuý biểu cảm
à Tình cảm cao thượng, vị tha sáng ngời
H. Từ sự phân tích trên em hiểu để bộc lộ được hoàn cảnh của mình, tác giả dùng phương thức biểu đạt gì?
- Tự sự, miêu tả
H. Dùng yếu tố tự sự, miêu tả trong bài có tác dụng gì?
Gv kết luận: yếu tố tự sự, miêu tả đã thể hiện mục đích biểu cảm hiệu quả.
- Nổi thống khổ
- Khát vọng cao cả
Song tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm có gióng với miêu tả tự sự thuần tuý không, chúng ta tìm hiểu văn bản (2)
12’
- Cho HS đọc và trả lời các câu hỏi:
Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
Đọc đoạn văn của Duy Khán
Bài tập 2
- Đoạn văn bộc lộ niềm xót xa trước nổi vất vả, nổi đau của bố
- Miêu tả: bàn chân bố; ngón, gan, mu bàn chân
cái thúng câu, cần câu
- Tự sự: Bố giăng câu
Tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?
Khó bộc lộ cảm xúc
4. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối 
- Miêu tả, tự sự trong niềm hồi 
tự sự và miêu tả như thế nào ? 
GV kết luận : Miêu tả, tự sự nhằm khêu gợi cảm xúc và do cảm xúc chi phối.
tưởng. 
- Vì tình yêu thương bố nên nhận ra nét khắc khổ, lam lũ của bố.
- Cho HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ trang (138) 
16’
Hoạt động 2: luyện tập 
Hoạt động 2: 
- Đọc và nêu yêu cầu 
BT1 : kể lại bằng văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
II. Luyện tập : 
Bài 1 :
GV nhắc lại những yếu tố TS, miêu tả trong bài thơ để HS dựa vào diễn đạt. 
- Các cá nhân chuẩn bị trình bày trước lớp. 
Tham khảo : Giông bão một ngày tháng tám cuốn tung mái tranh căn nhà có của tôi. Mảnh treo trên ngọn cây cao, mảnh lộn vòng rồi rơi xuống mương. Nhân cơ hội ấy lũ trẻ hè nhau giật, cướp mang tranh về nhà mặc cho thân già tôi gào thét cản ngăn! Thật bực mình nhưng cũng thật xót xa! Rồi gió dịu dần nhưng mây đen ùn ùn kéo đến, bầu trời đen đặc, mưa đổ ào ào suốt đêm chẳng dứt. Trong nhà tôi như ở ngoài trời. Cái lạnh, cái rét thấm vào da thịt, tấm mền cũ đâu đủ sức chống chọi qua đêm. Nỗi khốn khổ đã lên đến tận cùng nhưng biết làm sao lựa chứ? Bởi nỗi khổ này đâu phải của riêng ai? Trong lòng tôi trào dâng 1 ước muốn; có được một ngôi nhà ngàn gian, vững như bàn thạch, bàn để tất cả mọi người dân khốn khổ cùng chung sống. Để mong ước là sự thật mà riêng tôi chịu cảnh đói rét cùng cực tôi cũng vui. 
- GV hướng dẫn HS làm BT2 
TS: chuyện đổi tóc 
MT : cảnh chải tóc 
BC : lòng nhớ mẹ 
* Dặn dò : 2’ Học ghi nhớ – làm BT2 
Xem tiếp bài : Cách làm bài văn biểu cảm biểu cảm TPVH” 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37 den tiet 44.doc