Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61 đến tiết 64

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61 đến tiết 64

 I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

Giúp học sinh

- Nắm được các yêu cầu việc sử dụng từ đúng chuẩn mực .

 2/ Kỹ năng

- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

- Lựa chọn cách dụng từ để giao tiếp có hiệu quả. Trình by suy nghĩ ý tưởng cá nhân về cách

 sử dụng từ đúng chuẩ mực

 3/ Thái độ

 Gio dục Hs yu quý giữ gìn Tiếng Việt

 II/ Phương tiện:

- HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập , để thảo luận nhóm .

- GV: Phương pháp:+ Nhóm, vấn đáp, hướng dẫn sử dụng từ TV theo những tình huống cụ thể.

 + Động no phn tích cc ví vụ để rút ra những bài học thiết thực về sử

 dụng từ chuẩn mực

Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, bảng phụ

Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61 đến tiết 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Ngày soạn: 22 / 11 / 2010
Ngày dạy: 2 9 / 11 / 2010
Tiết : 61	 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
 I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh 
Nắm được các yêu cầu việc sử dụng từ đúng chuẩn mực .
 2/ Kỹ năng 
Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
Lựa chọn cách dụng từ để giao tiếp cĩ hiệu quả. Trình bày suy nghĩ ý tưởng cá nhân về cách
 sử dụng từ đúng chuẩ mực
 3/ Thái độ
 Giáo dục Hs yêu quý giữ gìn Tiếng Việt
 II/ Phương tiện:
 HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập , để thảo luận nhóm .
 GV: Phương pháp:+ Nhóm, vấn đáp, hướng dẫn sử dụng từ TV theo những tình huống cụ thể.
 + Động não phân tích các ví vụ để rút ra những bài học thiết thực về sử 
 dụng từ chuẩn mực
Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, bảng phụ
Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: (1p)
Kiểm tra sỉ số HS 
Bài cũ: ( 3p)
Thế nào là chơi chữ ? có mấy lối chơi chữ thường gặp ? 
Tiến hành bài mới: (1p)
 Giới thiệu: Trong giao tiếp hằng ngày , cũng như khi viết tập làm văn , em sử dụng rất nhiều từ ngữ , nhưng sử dụng từ ngữ thế nào cho đúng , cho chính xác ta tìm hiểu bài học hôm nay .
* Hoạt động 1: sử dụng từ đồng âm, đúng chính tả( 5p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS đọc và hỏi 
. Các từ in đậm trong những câu ấy dùng sai ở chỗ nào , sửa lại cho đúng ?
H. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng sai như vậy ?
H. Vậy khi sử dụng từ em cần chú ý điều gì ?
- HS đọc bài SGK 
- TL : Do liên tưởng sai .Do ảnh hưởng tiếng địa phương .Không phân biệt N/Lớp trưởng báo cáo phát âm sai .
- Sử dụng đúng âm đúng chính tả .
1: sử dụng từ đồng âm, đúng chính tả
Dùià vùi.
Tập te à bập bẹ
Khoảng khắc à khoảnh khắc .
è Sử dụng đúng âm đúng chính tả .
* Hoạt động 2: sử dụng từ đúng nghĩa(10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
H. Vậy khi dùng từ em cần chú ý điều gì ?
Treo bảng phụ .Cho học sinh đọc mục II .
H. Các từ in đậm trong những câu sau sai ở chỗ nào ?
H. Vậy em hãy sửa lại cho phù hợp ?
 - TL : Sáng sủa dành nói về khuôn mặt , màu sắc . không nói về đất nước .
- Cao cả nó về đức tính .
- Biết dùng từ kèm từ lương tâm là sai .
- TL : Sáng sủa à tươi đẹp; cao cả à quý báu ; biết àcó
- TL : Sử dụng từ chưa đúng nghĩa .
2: sử dụng từ đúng nghĩa
Sáng sủa à tươi đẹp
Cao cả à quý báu
Biết à có 
è Dùng từ phải đúng nghĩa 
* Hoạt động 3: sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ( 5p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
cho hs đọc mục III.
H. Các từ in đậm trong những câu sau sai ở chỗ nào hãy tìm cách chữa lại cho đúng ?
H. Câu “Ăn mặc của chị thật giản dị” – ăn mặc đặt ở đầu câu vậy có phân biệt thành phần câu chưa ? em chữa lại cho đúng ? 
H . Qua ví dụ em rút ra được điều gì khi sử dụng từ ?
- TL : Hào quang là danh từ không thể làm vị ngữ .
- TL : chưa 
- Chị ăn mặc thật giản dị .
- TL : Dùng từ phải đúng tính chất ngữ pháp .
3: sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
 Lãnh đạo -. Cầm đầu 
Chú hổ à con hổ .
è Dùng từ phải đúng sắc thái biểu cảm .
* Hoạt động 4: sử dụng từ đúng với sắc thái biểu cảm, hợp phong cách( 5p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
H. các từ in đậm sai như thế nào ? tìm những từ thích hợp thay từ đó ?
- TL : Giặc không dùng từ lãnh đạo ., vì lãnh đạo mang sắc thái trân trọng .
- Chú hổ : chỉ con vật đáng yêu nhưng hổ hung dữ không dùng từ chú hổ
4: sử dụng từ đúng với sắc thái biểu cảm, hợp phong cách 
Lãnh đạo -. Cầm đầu 
Chú hổ à con hổ .
è Dùng từ phải đúng sắc thái biểu cảm .
* Hoạt động 5: không lạm dụng từu địa phương, từ Hán Việt( 10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
H. Trường hợp nào không nên dùng từ địa phương ?Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt ?
KL : Vậy chúng ta không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việt .
Ghi nhớ
- TL : Khi phát biểu trình bày trước đông người . lạm dụng từ Hán Việt khi giao tiếp sẽ thiếu tự nhiên .
5: không lạm dụng từu địa phương, từ Hán Việt
Không nên lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt
 4/Củng cố tổng kết: ( 3p)
Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ.
 5/Hướng dẫn học bài ở nhà( 2p)
Dặn HS về học bài ở nhà.
Chuẩn bị bài cho tiết sau. ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
Rút kinh nghiệm:
Tuần:16
Ngày soạn: 22 / 11 / 2010
Ngày dạy: 2 9 / 11 / 2010
Tiết :62	 ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM 
Mục tiêu: 
 1/ Kiến thức:
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và cách lập dàn bài cho một dề văn biểu cảm. Cách diễn đạt trong bài văn BC
 2/ Kỹ năng 
 Nhận biết, phân tích đặc điểm văn biểu cảm. Tạo lập văn bản biểu cảm.
 3/ Thái độ
 Làm cho Hs cĩ thái độ yêu thích văn biểu cảm hơn
Phương tiện:
 HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập trả lời câu hỏi SGK
 GV: Phương pháp: Nhóm, vấn đáp
Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, bảng phụ
Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu.
Tiến trình dạy học:
 1/Ổn định: Kiểm tra sỉ số HS (1p)
 2/Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài cua Hs ( 3p)
 3/Tiến hành bài mới: (1p)
 Giới thiệu: Ta đã học về văn biểu cảm, hôm nay tiến hành ôn tập cho thể loại này.
	* Hoạt động 1:Ơn lại khái niệm văn biểu cảm (10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- GV ôn lại khái niệm - hỏi
H. Thế nào là văn biểu cảm ?
H. Muốn bày tỏ thái độ , tình cảm và sự đánh giá của mình trước hết cần phải có các yếu tố gì ? tại sao ?
-HS suy nghĩ trả lời.
- HS khác nhận xét.
- TL : Biểu hiện cảm xúc , tình cảm của người viết .
1. Khái niệm văn biểu cảm :
 Văn biểu cảm là loại văn bản bày tỏ thái độ tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên , cuộc sống .
 Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc , thái độ , tình cảm của người viết đó là tự sự và miêu tả .
* Hoạt động 2: Phân biệt văn biểu cảm với tự sự, miêu tả(10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
+ Nhắc lại những yêu cầu của văn bản tự sự và miêu tả ?
H. Trong văn biểu cảm có yếu tố tự sự , miêu tả . tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự tổng hợp ?
- HS suy nghĩ trả lời
Tự sự tái hiện sự kiện .
Miêu tả : Dựng chân dung đối tượng .
Biểu cảm Mượn tự sự biểu cảm , thái độ đánh giá của người viết .
 Lệnh : Đọc bài ca dao 
Con sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy xuôi dòng
2. Biểu cảm khác tự sự miêu tả :
Tự sự : Kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi , nguyên nhân diễn biến , kết qủa nhằm tái hiện sự kiện hay kỷ niệm trong qúa khứ để người đọc người nghe hiểu , nhớ 
àTự sự , miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ tình cảm , đánh giá có vai trò “ cái cớ , giá đỡ cho cảm xúc à không tả , kể , thuật đầy đủ
* Hoạt động 3: tìm đặc trưng của văn biểu cảm ( 5p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
H. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao ?
H. các ý nghĩa trong bài ca dao ?
H. Tâm trạng của người viết như thế nào ?
- TL : Chơi chữ , điệp ngữ , ẩn dụ , từ trái nghĩa .
- TL : Tượng trưng ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm của con người 
- TL : Phân vân , hồi hộp, bâng khuâng .
3. Đặc trưng của văn biểu cảm :
- Văn bản biểu cảm gần gũi với văn bản trữ tình .
* Hoạt động 4: Luyện Tập(10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo đề bài.
- Đề bài: cảm nghĩ về mùa xuân.
- GV giúp HS tìm hiểu đề.
+ tìm ý
+ viết bài văn
- GV nhận xét bổ sung, sửa lại bài cho hoàn chỉnh.
-HS tiến hành theo yêu cầu đề bài:
1) tìm hiểu đề:
- phát biểu cảm nghĩ (thể loại)
- mùa xuân (đề tài )
- bày tỏ tình cảm cảm xúc (yêu cầu)
2) tìm ý:
a/ mùa xuân tự nhiên: 
- cảnh sắc, thời tiết, cây cỏ, chim muông 
b/ mùa xuân con người:
- tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ, 
c/ phát biểu cảm nghĩ :
- thích thú mùa xuân.
- bộc lộ cảm nghĩ yêu thích.
- kể, tả mong đợi mùa xuân 
3) viết bài văn hoàn chỉnh.
- HS thực hiện từng bước theo yêu cầu trên
 4/Củng cố tổng kết: ( 3p)
GV gọi HS nêu lại cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Các yếu tố tạo nên văn bản biểu cảm
Những đặc trưng của văn biểu cảm.
 5/Hướng dẫn học bài ở nhà ( 2p)
Dặn HS về xem bài
Làm bài cho hoàn chỉnh: cảm nghĩ về mùa xuân.
Chuẩn bị bài cho tiết sau. MÙA XUÂN CỦA TÔI
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 16
Ngày soạn: 2 3 / 11 / 2010
Ngày dạy: 01 / 1 2 / 2010
Tiết : 63	 MÙA XUÂN CỦA TÔI
 ( Vũ Bằng )
Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 Một số hiểu biết về tác giả Vũ bằng. Cảm xúc về những nét riêng cảnh sắc thiên nhiên, khơng khí xuân Hà nội, tâm sự day dứt của tác giả.
Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dịa dạt chất thơ.
 2/ Kỹ năng 
 Đọc – hiểu văn bản tùy bút. Phân tích áng văn xuơi trữ tình giàu chất thơ, các yếu tố miêu tả VBC 
 3/ Thái độ
Cảm nhận được nội dung thêm yêu cuộc sống cảnh sắc thiên nhiên, khơng khí xuân Hà nội. 
Phương tiện:
 HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập
 GV: Phương pháp: Nhóm, vấn đáp
Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, bảng phụ
Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: (1p)
Kiểm tra sỉ số HS 
Bài cũ: ( 3p)
Nêu lại nội dung bài thơ : Một thứ quà của lúa non: cốm.
Cảm nhận của em về thứ quà đó : cốm.
Tiến hành bài mới: (1p)
 Giới thiệu: Chúng tâm trạng đã cảm nhận được nét đặc sắc về thứ quà lúa non : cốm ở Hà Nội do Thạch Lam miêu tả. Hôm nay cho cảm nhận về Vũ Bằng về thủ đô Hà Nội qua bài : “ Mùa Xuân Của Tôi”
	* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS đọc phần chú thích, tìm hiểu phần tác giả tác phẩm.
- Yêu cầu HS tìm hiểu về thể loại.
- GV nhận xét sửa lại cho hoàn chỉnh
- HS dựa vào chú thích SGK tìm hiểu tác giả tác phẩm.
- HS nhận xét bổ sung
1: Tìm hiểu chung 
- Tác giả: Vũ Bằng(1913- 1984) ở Hà Nội là nhà văn, nhà báo sáng tác trước cách mạng tháng tám năm 1945. sở trường : truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí  
- Tác phẩm: Xem SGK 
- thể loại: Kí - tuỳ bút – bút kí mang tính chất hồi kí. 
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản( 25p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Đọc mẫu – gọi hs đọc tiếp theo .
Nhắc hs chú ý các từ khó phần chú thích 
 H : Tóm tắt tiểu sử tác giả ?
 H : Nêu xuất xứ ?
H. Thể loại ?
 H : Bố cục được chia làm mấy phần ?
Nêu nội dung từng phần ?
 Lệnh : Đọc lại đọan 1
 H : Nghệ thuật được sử dụng trong đọan vừa đọc ? tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó ?
 H :Nhận xét giọng văn ?
H. mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người ntn? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?
H. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này ?
 Lệnh : đọc từ “đẹp qúa à hết”
H. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả ? 
 H : Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy tác giả đã thể hiện tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào ?
- TL : 3 phần 
“Từ đầu . . . mùa xuân”
 Tiếp . . . liên hoan “
 Phần còn lại .
- Cá nhân đọc .
- TL : Cảnh sắc , không khí , thiên nhiên , cuộc sống của con người .”mưa riêu riêu , gió lành lạnh , như mùa đông còn vươn lại , có sắc ấm áp , nồng nàn của khí hậu , hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người . âm thanh tiếng nhạn kêu , trống chèo, câu hát huê tình .
Khung cảnh .bàn thờ , đèn nến , hương trầm
à tình cảm gia đình yêu thương , thắm thiết .
Sức sống của thiên nhiên : hình ảnh gợi cảm , so sánh .
- TL : Giọng văn sôi nổi thiết tha tạo sức truyền cảm .
- Cá nhân đọc .
- TL : Đào hơi phai , nhụy vẫn còn phong , cỏ nức mùi hương man mác trời hết nồm , mưa xuân “những vệt . . .trời trong” có những luồng ánh sánh hồng rung động .Những con ong siêng năng đi kiếm .
- TL : Phát hiện , miêu tả sự thay đổi chuyển biến của màu sắc , không khí , bầu trời , mặt đất , cỏ cây trong 1 khoảng không gian ngắn từ đầu tháng qua rằm tháng giêng .
2: Đọc - hiểu văn bản
1. Đọan 1,2 :
- Nghệ thuật : So sánh , điệp từ , ngữ, kiểu câu .
- Giọng văn mạnh mẽ à mùa xuân là quy luật của tự . nhiên 
Tác giả nhớ lại mùa xuân .
à Giọng văn kể , tả biểu cảm nhịp nhàng , hài hoà, trôi chảy tự nhiên -. Con người có niềm khát khao yêu thương hạnh phúc
2. Đoạn 3 :
- Sự quan sát cảm nhận tinh tế à yêu thiên nhiên , trân trọng sự sống , tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống .
- Ngòi bút tinh tế ; phát hiện , miêu tả sự thay đổi màu sắc , không khí 
Củng cố tổng kết: ( 3p)
Tình cảm của con người đối với mùa xuân? 
Nêu lại nội dung ghi nhớ?
Hướng dẫn học bài ở nhà( 2p)
Dặn HS về xem bài . 
Chuẩn bị bài cho tiết sau. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : SÀI GÒN TÔI YÊU
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 16
Ngày soạn: 2 3 / 11 / 2010
Ngày dạy: 02 / 1 2 / 2010
Tiết :64	 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : SÀI GÒN TÔI YÊU
 Minh Hương
Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
Giúp học sinh 
cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tùy bút .
 2/ Kỹ năng 
Thấy được tình quê hương đất nước , thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện tinh tế , giàu cảm xúc , hình ảnh 
 3/ Thái độ
Phương tiện:
 HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập
 GV: Phương pháp: Nhóm, vấn đáp
Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, bảng phụ
Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: (1p)
Kiểm tra sỉ số HS 
Bài cũ: ( 3p)
Đọc diễn cảm 1 đoạn văn mà em thích, nêu lý do em thích
Nêu lại nội dung toàn bài.
Tiến hành bài mới: (1p)
 Giới thiệu: 
	Sài Gòn hòn ngọc Đông Nam Á – thành phố Hồ Chí Minh vừa kỷ niệm 30 tuổi .đã hiện lên một cách vừa khái quát vừa cụ thể
 * Hoạt động 1: tìm hiểu chung văn bản (10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- Đọc mẫu : giọng vui vẻ , hăm hở , sôi động – gọi hs đọc tiếp 
- H : Thể loại ?
- H : Bố cục ?
- H : Đại ý ?
- Nghe 
- Cá nhân đọc .
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời .
1. Thể loại : Tùy bút .
2. Bố cục : 3 đoạn 
- Ấn tượng chung về Sài gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố 
- Cảm nhận và bình luận về phong cách con người sài gòn .
- Khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy .
3. Đại ý :
Tình cảm mến yêu tha thiết và nồng nàn của tác giả về Sài Gòn : Thiên nhiên , thời tiết , cuộc sống sinh hoạt của thành phố , nhân dân và phong cách sống của người sài Gòn .
* Hoạt động 2: đọc – hiểu văn bản ( 25p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- H : tác giả cảm nhận về Sài Gòn như thế nào ? (không khí , nhịp điệu cuộc sống )
H. Tình cảm của tác giả với sài gòn đã được thể hiện như thế nào ? 
- H : Nghệ thuật nào được tác giả dùng để biểu hiện tình cảm của tác giả ?
- H : Trong phần thứ 2 của bài “ ở75” Tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn . Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì ?
- HS đọc lại đoạn 1 .
à Thời tiết , khí hậu nhiệt đới , nắng mưa nhiều , cả năm nóng , không có mùa đông , nắng ngọt ngào , gió lộng nhớ thương , mưa bất ngờ , trời ui ui buồn bã .à trong vắt thủy tinh 
- TL : Ca ngợi cả tấm lòng chân thành , yêu tha thiết , nồng nhiệt thể hiện qua câu ca dao .
- TL : Diệp ngữ , cấu trúc 
à ăn nói tự nhiên , hề hà , dễ dãi , vui vẻ , ít dàn dựng tính toán , bộc trực , thẳng thắn , cương trực , Cô gái Sài gòn đẹp ., khỏe, ăn mặc giản dị
1. Ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với sài gòn :
a. cảm nhận chung về Sài Gòn :
- Mưa nắng đột ngột “Nắng ngọt ngào, gió lộng nhớ thương , mưa bất ngờ : trời ui ui buồn bã à trong vắt thủy tinh . Sáng sớm , chiều - đêm khuya . . .
- Đêm vắng xe cộ dìu dập, giờ cao điểm . sáng tĩnh lặng , mát dịu. à cuộc sống đa dạng . . . 
b. Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn :
2. Phong cách người Sài Gòn :
- Vui vẻ, ít tính tóan , bộc trực , thẳng thắn.
- Đẹp duyên dáng, giản dị .
III/ Tổng kết : học ghi nhớ: SGK
 4/Củng cố tổng kết: ( 3p)
Tình cảm của con người đối với mùa xuân? 
Nêu lại nội dung ghi nhớ?
 5/Hướng dẫn học bài ở nhà( 2p)
Dặn HS về xem bài . 
Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ơn tập tiếng việt
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 16 CKTKN(1).doc