Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 24: Đặc điểm văn bản biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 24: Đặc điểm văn bản biểu cảm

A) Mục tiêu cần đạt

-Giúp HS: - Hiểu đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm

- Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả.

B) Chuẩn bị

1) Giáo viên:Soạn bài

2) Học sinh: Học bài, soạn bài

C) Tiến trình hoạt động

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 24: Đặc điểm văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 24 ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM NS:20/9/09
 ơơơơơơơơơơơ 	ND:21/9/09
A) Mục tiêu cần đạt
-Giúp HS: - Hiểu đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm
- Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả.
B) Chuẩn bị
1) Giáo viên:Soạn bài
2) Học sinh: Học bài, soạn bài
C) Tiến trình hoạt động
1) Oån định:
2) Bài cũ:Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm. Đặc điểm chung của văn biểu cảm?
3) Bài mới:văn biểu cảm có nhu cầu rất lớn trong cuộc sống của con người. Vậy văn biểu cảm có đặc điểm gì, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
-GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi về bài Tấm gương
? Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
( Ngợi ca đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá)
? Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
( Đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca gợi gương là gián tiếp ngợi ca người trung thực)
? Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần thân bài đã nêu lên ý gì?Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thé nào?
( Gồm ba phần: đoạn đầu là mở bài, đoạn cuối là kết bài. Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung của bài văn là biểu dương tính trung thực. Hai vd về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là vd về một người đáng trọng, một người đáng thương, nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật)
? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không?Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
( Tình cảm chân thực rõ ràng, không thể bác bỏ.Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn)
- HS thảo luận các câu hỏi trên, đại diện nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, GV nhận xét bổ sung và chốt lại.
-HS đọc và trả lời câu hỏi về đoạn văn của Nguyên Hồng.
? Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì?Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra lời nhận xét của mình?
( Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm, biểu hiện trực tiếp. Dấu hiệu là tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm)
? Qua sự phân tích trên em cho biết mục đíh của văn biểu cảm?Để biểu cảm người ta làm thế nào?Bố cục của bài văn biểu cảm?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày GV nhận xét bổ sung và chốt lại ghi bảng.
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì?Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? Hãy tìm mạch ý của bài văn?Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
( Tình cảm buồn khi xa bạn lúc nghỉ hè, miêu tả hoa phượng để biểu hiện tình cảm buồn nhớ đó)
I) Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm
1) Ví dụ / SGk
Tấm gương
- Tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá
- Là người bạn chân thật
- Không xu nịnh ai
¦ Biểu hiện tình cảm, thái độ đánh giá của người viết, mượn gương để biểu dương người trung thực phê phán kẻ dối trá
* Bố cục:
- Mở bài: Nêu phẩm chất của gương.
- Thân bài: Ích lợi cuủa tấm gương.
- Kết bài: Khẳng định lại chủ đề.
¦ Bố cục theo mạch tình cảm
2) Ghi nhớ/ SGK
II) Luyện tập
Hoa học trò
a)Tình cảm buồn khi xa bạn lúc nghỉ hè
-Đ1:- Nỗi buồn của người học trò khi hè về.
Đ2:- Vai trò của hoa phượng nơi sân trường.
Đ3:- Nỗi buồn chất ngất của hoa phượng.
¦Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
4) Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập còn lại
-Soạn:Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
5) Rút kinh nghiệm
..
Tiết: 25 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM	NS:20/9/09
 ND:21/9/09
 ơơơơơơơơơơơ 
A)Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh
-Nắm được kiểu đề văn biểu cảm
-Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm 
B) Chuẩn bị:
 1)Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ
 2)Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập, bảng phụ của nhóm.
C) Tiến trình giảng dạy
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra : Để biểu đạt tình cảm trước một văn bản cụ thể nào đó ta phải làm gì? Bài văn biểu cảm phải được trình bày như thế nào?
3) Bài mới:Chúng ta đã nắm được đặc điểm chung của văn bản biểu cảm, vậy cách làm bài văn biểu cảm như thế nào hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm văn biểu cảm 
-HS đọc các đề trong SGK và trả lời câu hỏi.
-Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
-Cảm nghĩ về đêm trung thu.
-Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
-Vui buồn tuổi thơ
-Loài cây em yêu . 
?Các đề bài trên yêu cầu các em bày tỏ cảm nghĩ về cái gì? Về ai? Dựa vào từ ngữ nào để hiểu đề?
( Dòng sông,đêm trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây. Các từ ngữ: cảm nghĩ, vui buồn, em yêu)
 -GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm 
-Cho đề bài: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
a)Tìm hiểu đề và tìm ý
? Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu là gì? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?
( Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ)
? Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ?
( Nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệkhi biết đi, biết nói)
? Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào? Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ? Phát biểu cảm xúc?
( NHững lúc em vui em được điểm cao, em ngoan, chăm học)
b) Lập dàn bài:
Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần
- Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của ba phần:mở bài, thân bài, kết bài
c) Viết bài
Hướng dẫn học sinh viết theo dàn ý.Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ?
Sửa bài:Sau khi viết xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không?
? Đề văn biểu cảm? Các bước làm văn biểu cảm như thế nào?
¦HS đọc ghi nhớ (SGK)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào?Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp?
-Bài văn biểu lộ tình cảm yêu mến , gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang . 
-Nhan đề : An Giang quê tôi , Nơi ấy quê tôi , Kí ức một miền quê 
?Hãy nêu dàn ý của bài văn? 
* Mở bài:Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
* Thân bài:Biểu hiện tình yêu quê hương An Giang.
+ Tình yêu quê hương từ tuổi thơ
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
* Kết bài:Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải.
?Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?
( vừa trực tiếp vừa gián tiếp)
GV cho học sinh làm bài tập gọi học sinh sửa bài .GV nhận xét cho điểm. 
I/ Đề văn biểu cảm và các bước làm văn biểu cảm :
1) Đề văn biểu cảm
 (SGK) 
2) Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a.Tìm hiểu đềvà tìm ý
-Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ
b. Lập dàn bài
* Mở bài:Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: nụ cười ấm lòng
* Thân bài: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ
-Nụ cười vui, thương yêu.
-Nụ cười khuyến khích.
-Nụ cười an ủi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ
* Kết bài:Lòng yêu thương và kính trọng mẹ
c) Viết bài.
d) Sửa bài
* Ghi nhớ:SGK
 III) luyện tập
Bài tập SGK/ 89-90 .
a)Bài văn biểu lộ tình cảm yêu mến , gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang . 
_Nhan đề : An Giang quê tôi , Nơi ấy quê tôi , Kí ức một miền quê ...
-Đề văn : Cảm nghĩ về quê hương An Giang .
b) Dàn ý:
* Mở bài:Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
* Thân bài:Biểu hiện tình yêu quê hương An Giang.
+ Tình yêu quê hương từ tuổi thơ
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
* Kết bài:Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải.
4)Hướng dẫn về nhà:
-Tình cảm trong bài văn biểu cảm đòi hỏi phải như thế nào(?)
-Học lại ghi nhớ cho thuộc lòng
-Xem lại tất cả bài tập về văn biểu cảm
Soạn bài :Luyện tập cách làm văn biểu cảm( Soạn theo gợi ý trong SGK.Tìm hiểu đề, lập dàn ý..)
5) Rút kinh nghiệm:
.
Tiết: 26, 27 BÁNH TRÔI NƯỚC. NS:21/9/09
 Hướng dẫn đọc thêm: SAU PHÚT CHIA LI ND:23/9/09
 ơơơơơơơơơơơ 
A)Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS-Thấy được vẻ đẹp, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước.củng cố thêm về thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Hiểu được và cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay của người vợ có chồng đi trận , giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lưa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích.
Rèn kĩ năng phân tích nội dung, nắm thể loại thơ song thất lục bát tạo thành ca khúc nội tâm có sức diễn tả nỗi buồn ray rức, kéo dài trong lòng người 
B) Chuẩn bị:
1)Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ, tích hợp ( Từ Hán Việt)
 2)Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
C) Tiến trình hoạt động
1) Oån định:
2) Bài cũ:- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Côn sơn ca”. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật “ ta” hiện lên như thế nào?
3) Bài mới: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “ Bà chúa thơ nôm” là thi hào dân tộc, nhà thơ của phụ nữ. Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “ Bánh trôi nước” được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
-HS đọc chú thích sao trong SGK
?Trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm?
( HS phát biểu GV chốt lại các ý chính về tác giả và tác phẩm:Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo khác thường mà rất Việt Nam, sắc sảo mà tình tứ, nghịch gợm mà sâu sắc. Nội dung ca ngợi phụ nữ, bênh vực phụ nữ, lên án chế độ phong kiến)
- GV hướng dẫn HS đọc , tìm hiểu chú thích 
(giọng vừa dịu vừa mạnh vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát lại thoáng ngầm kiêu hãnh , tự hào . GV đọc mẫu , HS đọc lại , nhận xét)
 - HS đọc chú thích sao, GV giải thích một số từ chú thích khó.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So sánh với bài Sông núi nước Nam?(Thất ngôn tứ tuyệt)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. HS đọc lại văn bản.
? Em hiểu gì về bánh trôi nước? ( HS dựa vào chú thích sao trả lời) ? Bài thơ mang tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ? ( Đa nghĩa là nhiều nghĩa. Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương)
? Tính đa nghĩa trong bài thơ này là gì?
( Nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước, nghĩa thứ hai: Phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa)
? Hình ảnh cái bánh trôi nước được miêu tả như thế nào qua bài thơ
(Bánh có màu trắng của bột, được nặn thành viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão, ít nước thì cứng. Bánh chín thì nổi lên, sống thì chìm xuống)
? Với nghĩa thứ hai bánh trôi nước thể hiện thân phận gì của người phụ nữ?
( HS thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày, Gv nhận xét bổ sung và chốt lại)
( Hình thể xinh đẹp, trong trắng, phẩm chất trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ tấm lòng sắt son)
 Tiết: 27 ( ND: 24/9/09)
* Bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước” và cho biết bài thơ này có mấy nghĩa đó là những nghĩa nào?
* Bài mới: GV khái quát lại nội dung của tiết học trước.
?Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết cách dùng từ của tác giả?Nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì? Từ đó gợi em suy nghĩ gì về người phụ nữ?
 (Aån dụ, hình ảnh cái bánh trôi nước – người phụ nữ, thành ngữ “Ba chìm bảy nổi “, đối lập -> gợi tả. Hình dáng thể chất : hoàn hảo, khỏe mạnh, tinh khiết -> người phụ nữ đẹp, cần được nâng niu, hưởng hạnh phúc.phẩm chất trong trắng dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ tấm lòng son)
-Liên hệ câu ca dao đã học( HS phát biểu)
?Nội dung nào quyết định bài thơ? Nội dung này gợi cho em điều gì?( phản áûnh thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Lời than thân của người phụ nữ bị đối xử rẻ rúng. Tiếng nói về phẩm giá trong sạch. Lời phản kháng xã hội cũ.)
?Em có suy nghĩ gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương?
( Trải qua nhiều cay đắng của xã hội trọng nam khinh nữ, bà có thân phận chìm nổi nhưng đặc biệt là nhân cách phụ nữ cứng cõi, đầy lòng tin vào bản thân.)
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS luyện tập
( HS làm bài tập trong SGK)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ: Sau phút chia li
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- HS đọc chú thích sao trong SGK.
? Em hãy cho biết tên tác giả và dịch giả của bài thơ?Em hiểu thế nào là “ Chinh phụ ngâm khúc” và thể loại ngâm khúc?
( HS dựa vào chú thích sao trả lời, GV chốt lại các ý chính)
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
( Giọng thể hiện tâm trạng của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận)
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó.
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Em hiểu gì về thể thơ này?
( HS dựa vào chú thích sao và trả lời, GV nhận xét và chốt lại)
? Em hãy nêu đại ý của đoạn trích? ( Nỗi sầu của người chinh phụ sau khi tiẽn chồng ra trận)
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK, đại diêïn nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, GV chốt lại.
? Qua bốn câu khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả nư thế nào?Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh “ tuôn mầu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó?
( Thực trạng chia li đã diễn ra để chàng thì đi vào cõi xa vất vả, thiếp về với cảnh vò võ cô đơn, nỗi sầu chia li thật nặng nề phủ lên mầu biếc ccủa trời mây)
?Qua bốn cau khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được tả thêm như thế nào?Cách dùng phép đối ngoảnh lại – hãy trông sang trong hai câu 7 chữ, cách diệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
( Tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia li trong độ tăng trưởng. Sự chia li về cuộc sống, thể xác. Trong khi tìh cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha cực độ)
? Qua bốn câu khổ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ cùng, thấy trong hai câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
( Tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li oái ăm, nghịch chướng Chữ sầu ở câu thơ cuối cùng có vai trò đúc kết, trở thành khối sầu, núi sầu của cả đoạn thơ)
? Hãy chỉ ra các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nêu lên tác dụng biểu cảm của nó?
( Dành cho HS khá giỏi)
? Từ sự phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu của đoạn thơ?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- GV hướng dẫn HS luyện tập
( Làm bài tập trong SGK)
A) BÁNH TRÔI NƯỚC
I) Giới thiệu chung
1) Tác giả/ SGK
2) Tác phẩm / SGK
II) Đọc – hiểu văn bản
1) Đọc, tìm hiểu chú thích 
2) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
3) Phân tích
- Thân em
- Bẩy nổi
¦ Thành ngữ
²Hình ảnh cái bánh trắng tròn ¦ người phụ nữ có hình thể đẹp, hoàn hảo ¦ số phận long dong, vất vảcủa người phụ nữ do sự bất công của xã hội cũ.
- Rắn nát
- Mà em
¦ sự lệ thuộc.
 ²Khẳng định phẩm chất tốt đẹp người phụ nữ.
III) Tổng kết
- Ghi nhớ( SGK)
IV) Luyện tập
B) SAU PHÚT CHIA LI
I) Giới thiệu chung
1) Tác giả
2) Tác phẩm
II) Đọc - hiểu văn bản
1) Đọc và tìm hiểu chú thích
2) Thể thơ: Song thất lục bát
3) Đại ý: Nỗi sầu của người chinh phụ sau khi tiẽn chồng ra trận)
4) Phân tích
* Khổ 1:
-Chàng thì đi
 .Trải ngàn núi xanh
 ¦Tương phản, phép đối ¦ Nỗi sầu dằng dặc, miên man.
* Khổ 2:
-Chốn Hàm Dương
 Tiêu Tương mấy trùng.
¦Tương phản, điệp ngữ, đảo ngữ ¦Nỗi sầu tăng tiến, nỗi sầu cách xa vời vợi nghìn trùng.
* Khổ 3:
- Cùng trông lại
 ai sầu hơn ai?
¦Phép đối, điệp ngữ liên hoàn.
² Nỗi sầu chất ngất, sự xa cách mịt mù.
III) Tổng kết
- Ghi nhớ ( SGK )
IV) Luyện tập
4) Hướng dẫn học bài
- Đọc thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ
- Soạn: Qua đèo ngang
5) Rút kinh nghiệm.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docNV TUAN 7.doc