A - Mục tiêu cần đạt :
* Kiến thức:
- HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng ,sâu sắc của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .
* Kỹ năng:
- HS bước đầu tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của kiểu văn bản biểu cảm.
*Giáo dục:
- HS từ đó nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc học tập và rèn luyện. Yêu thương và kính trọng cha mẹ.
B - Chuẩn bị:
* - Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường .
* - Những điều cần lưu ý :
Bài văn không có cốt truyện, chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường - > GV cần chú ý điều này để hướng dẫn HS cảm nhận được vẻ đẹp của lời văn biểu cảm.
Ngày soạn :10 - 8 - 08 Tiết CT : 1 Ngày giảng : 11 - 8 - 08 Tuần 1 - Tiết 1 CổNG TRƯờNG Mở RA L Lan A - Mục tiêu cần đạt : * Kiến thức: - HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng ,sâu sắc của cha mẹ đối với con cái. - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người . * Kỹ năng: - HS bước đầu tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của kiểu văn bản biểu cảm. *Giáo dục: - HS từ đó nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc học tập và rèn luyện. Yêu thương và kính trọng cha mẹ. B - Chuẩn bị: * - Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường . * - Những điều cần lưu ý : Bài văn không có cốt truyện, chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường - > GV cần chú ý điều này để hướng dẫn HS cảm nhận được vẻ đẹp của lời văn biểu cảm. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy - Học : I - ổn định tổ chức : II - Kiểm tra : Bài soạn của HS III - Bài mới : Năm học mới đã đến. Mỗi chúng ta không khỏi xúc động, hồi hộp và lo âu...Còn vương vấn trong ta những cảm xúc bồi hồi xúc động, cả lo lắng, sợ hãi ...Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Văn bản Cổng trường mở ra sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức - Em hãy nêu những hiểu biết của em về văn bản Cổng trường mở ra ? GV : Hướng dẫn đọc : Giọng nhẹ nhàng, thiết tha, chậm rãi. GV đọc văn bản - HS đọc - GV nhận xét. - ? Trong chú thích, có từ nào là từ HV ? giải nghĩa từ Hán Việt đó ? + Can đảm: có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ, nguy hiểm, khó khăn ... - ? Văn bản viết về việc gì ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? + Người mẹ và đứa con - người mẹ là nhân vật chính – Vì sao ? - ? Em có thể chia văn bản này thành mấy phần ? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ND chính của từng phần ? GV: Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, bao nỗi suy tư, bao tâm trạng khac lạ của mẹ... - > VB xoay quanh những suy nghĩ và tâm trạng đó... - HS đọc đoạn 1 - ? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ hiện lên như thế nào? Vì sao mẹ lại có tâm trạng đó? + Mẹ thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên : ...) + Vừa trăn trở suy nghĩ về con ... - ? Từ những việc làm, suy nghĩ của mẹ, em hiểu gì nỗi lòng của mẹ lúc này? GV: Ngày đầu tiên con đi học, vậy mà mẹ lo lắng, bồn chồn...mọi việc với mẹ giờ đây không còn là điều mà mẹ để ý đến chỉ còn con... Từ đó em hiểu gì về tấm lòng mà mẹ dành cho con? + Yêu con... - ? Tâm trạng của mẹ và và đứa con có gì khác nhau ? Chi tiết nào trong bài thể hiện điều đó? + Con thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư : Đêm nay con cũng có niềm vui háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo. - + Đây là tâm trạng khác thường không giống nhau... Đối lập, tương phản để làm nổi bật những suy nghĩ tâm trạng cuả mẹ... - ? Trong tâm trạng bồi hồi, xúc động..., mẹ đã làm gì? Hình ảnh nào trong bài đã giúp ta hiểu rõ thêm về tấm lòng của mẹ? + Ngắm con âu yếm... - ? Những chi tiết đó đã giúp em hiểu gì về me? Tình cảm của em trước hình ảnh của người m ẹ? + Xúc động, yêu thương mẹ... - ? Để làm nổi bật tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con, tác giả đã sử dụng những yếu tố NT nào? - HS đọc tiếp Trong tâm trạng đó người mẹ tiếp tục suy tưởng về những gì đã đến với mẹ trong quá khứ... - ?Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? + Dấu ấn sâu đậm : Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : ‘‘Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ”) - Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Tác dụng của cách dùng từ đó ? (Nhớ thương bà ngoại và nhớ mái trường xưa) - ? Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ ? GV: Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh tình yêu thương hết lòng của mẹ - Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? hay người mẹ đang tâm sự với ai ? (Đang nói với chính mình) – Cách viết này có tác dụng gì ? + Bộc lộ đựơc cảm xúc chân thành, xúc động ... - ? Cùng với những niềm hạnh phúc của mình khi thấy con đã bắt đầu lớn... trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì ? - Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? (‘‘Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”) - Câu văn này có ý nghĩa gì ? Vì sao ? (Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước) Thảo luận: - Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : ‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? (Tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò) - Câu nói này có ý nghĩa gì ? GV: Một thế giới kì diệu mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều mới mẻ rộng lớn về tri thức văn hoá, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta những tư tưởng, Tình cảm đẹp về đạo lí làm người, về tình bạn, tình thầy trò, về tấm lòng yêu thương con người để không ngừng vươn lên, để phát triển thể lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp. - Văn bản Cổng trường mở ra được biểu đạt bằng những phương thức nào? - Phương thức nào là chính ? – Sự kết hợp này có tác dụng gì ? - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật có gì đáng chú ý ? - Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường ? (ghi nhớ - sgk - 9) - Văn bản này đã cho em bài học gì ? - Quan sát tranh (SGK) - Bức tranh minh họa cảnh gì ? Em hãy miêu tả lại cảnh đó ? - Hãy nhớ và viết thành đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình ? I . Giới thiệu chung : - Là văn bản nhật dụng viết về nhà trường. - Đây là bài kí của tg Lý Lan trích từ báo “Yêu trẻ số 166 Thành phố Hồ Chí Minh 1. 9. 2000” II - Đọc – Hiểu văn bản : * Đọc * Chú thích - Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. - Bố cục: 2 phần + Từ đầu - > bước vào : Nỗi lòng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. + Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về Giáo dục. : 1/ Nỗi lòng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con: * Tâm trạng của mẹ : - Suốt buổi tối mẹ không ngủ được. - Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. - Mẹ lên giường trằn trọc. - Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. - > Hồi hộp, lo lắng, xúc động trước 1 sự kiện lớn lao của con mình. . * Những việc làm của mẹ : - Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận. - Lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. - >Yêu thương, hết lòng vì con, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. - > Xúc động... . - > MT kết hợp TS và biểu cảm. * Nhớ về kỉ niệm tuổi thơ của mẹ : - Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại. - - > Sử dụng một loạt từ láy - > Gợi tả về những hồi ức đẹp , xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ khi xưa - > Mẹ muốn truyền ngọn lửa đó, niềm hạnh phúc đó cho con. 2 / Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội: - Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. =>Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà. - Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ . - Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau : miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình. * Ghi nhớ : sgk - 9 - Chúng ta phải có trách nhiệm với gia đình và nhà trường . * Luyện tập: IV - Hướng dẫn đọc bài : - Học và tìm hiểu văn bản. - Chú ý tình cảm thể hiện trong trong văn bản - vận dụng khi dạy văn bản biểu cảm. D - Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài 1 - Tiết 2 TCT : 2 Ngày soạn Ngày giảng : Văn bản : Mẹ Tôi Thứ 5 ngày 10 tháng 11 _ Et - môn - đô - đơ A - mi - xi _A - Mục tiêu bài học: - HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó . - Rèn kỹ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng. Chú ý đến khả năng biểu hiện cảm xúc trong văn bản biểu cảm - Giáo dục tình cảm yêu thương và kính trọng cha mẹ . B - Chuẩn bị: - Đồ dùng : Bảng phụ - Phần đọc thêm. - Những điều cần lưu ý : GV cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích văn bản, từ đó rút ra nội dung và ý nghĩa của bài học, tự liên hệ và kiểm điểm thái độ và tình cảm của bản thân đối với bố mẹ mình. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy - Học: I - ổn định tổ chức: II - Kiểm tra: - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản Cổng trường mở ra là gì ? - Yêu cầu: Trả lời như phần ghi nhớ – SGK (9). III - Bài mới: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả . Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức - Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả ? - Em hãy nêu xuất xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ? GV: Hướng dẫn đọc : Nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình. Khi đọc lời khuyên: Dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ nghiêm khắc . GV đọc - HS đọc - Nhận xét . GV gọi hs đọc chú thích. - Trong phần chú thích, từ nào là từ láy, từ nào là từ Hán Việt ? (Từ láy: 3,4 - Từ HV: những từ còn lại) . - Ta có thể chia văn bản làm mấy phần ? Mỗi ph ... hững điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận. + Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm. IV - Hướng dẫn luyện đọc ở nhà - Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất. - Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập. D - Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:28/4/10 Ngày giảng: Bài 33 - Tiết 137,138 Chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn - tiếp theo) A - Mục tiêu bài học: - HS hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần , truyền thống và hiện nay. - Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước. B - Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: C - Tiến trình tổ chức dạy - học: I - ổn định tổ chức: II - Kiểm tra: III - Bài mới: 1 - Sưu tầm và giới thiệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân tộc Mường Hòa Bình: - Mỗi HS sưu tầm từ 5 - 10 câu. - Chọn 2 HS khá phân loại, viết bài giới thiệu trình bày trước cả lớp. 2 - Tổ chức một cuộc thi về Hòa Bình: - Giới thiệu về hoa quả và sản vật nổi tiếng của Hòa Bình. - Hát, vẽ, làm thơ về Hòa Bình. 3 - Tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh của thị xã Hòa Bình như: Hồ Hòa Bình, Tượng đài Bác, Nhà máy thủy điện, Đài tưởng niệm. (Nếu có điều kiện nên tổ chức HS theo khối) 4-Tổng kết,đánh giá bài tập sưu tầm ca dao, tục ngữ,dân ca địa phương Nhìn chung các em học sinh lớp chọn 7A có ý thức sưu tầm văn học dân gian địa phương mình.Các em đã có sổ tay văn học để ghi chép những bài thơ,bài văn hay ,đặc biệt là phần TN,CD của địa phương mình.Từ đó các em mở rộng sưu tầm ở địa phương khác để so sánh. Tuy nhiên lớp 7B chưa có ý thức sưu tầm văn học địa phương mình.Chưa có tinh thần học hỏi tìm tòi nghiên cứu để mở rộng sự hiểu biết. Khuyến khích HS tìm hiểu – Tuyên dương những em sưu tầm được nhiều. 5- Một số câu tục ngữ tiêu biểu: Ruộng được bừa như dưa được nén. Cấy sớm hơn bừa trưa. Uống rượu ban ngày không say cũng khó ở. Nhất Bi,nhì Vang,tam Thàng,tứ Động. Ăn cơm ở vóng,uống rượu cần trên Ngoài thể loại tục ngữ ca dao còn có thể loại mo ,khấn,xéc bùa,thường rang bộ mẹng,ví đúm,hát nmừng nhà mới(GV giới thiệu một vài nét nổi bật về các thể loại đó. IV - Hướng dẫn học bài: - Tiếp tục sưu tầm tục ngữ, ca dao của Hòa Bình. - Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn - Đọc diễn cảm văn nghị luận. D - Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: 29/4/10 Ngày giảng: Bài 34 - Tiết 139 Chơng trình địa phơng (phần tiếng Việt) A - Mục tiêu bài học: - Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. B - Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: C - Tiến trình tổ chức dạy - học: I - ổn định tổ chức: II - Kiểm tra: III - Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức - GV nêu yêu cầu của tiết học. - GV đọc - HS nghe và viết vào vở. - Trao đổi bài để chữa lỗi. - HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ. - Trao đổi bài để chữa lỗi. - Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống: + Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ? + Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ? - Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống: + Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ? + Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ? - Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất: + Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)? + Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ? - Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau: + Trái nghĩa với chân thật ? + Đồng nghĩa với từ biệt ? + Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ? - Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ? - Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội? I - Nội dung luyện tập: Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi như tr / ch, s / x, r /d /gi, l /n. II - Một số hình thức luyện tập: 1 - Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi: a - Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hương - Hà ánh Minh: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho Vua chúa. trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để Vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. b - Nhớ - viết bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan: 2 - Làm các bài tập chính tả: a - Điền vào chỗ trống: - Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành. - Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì. - Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập. - Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả. b - Tìm từ theo yêu cầu: - Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo. - Lẻo khẻo , dũng mãnh. - Giả dối. - Từ giã. - Giã gạo. c - Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn: - Mẹ tôi lên nương trồng ngô. Con cái muốn nên người thì phải nghe lời cha mẹ. - Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay. Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm. IV - Hướng dẫn học bài: - Tiếp tục làm các bài tập còn lại. - Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn. D - Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 131, 132 Kiểm tra học kì II (Kiểm tra theo đề của Phòng giáo dục) A. mục tiêu bài học: Giúp HS: Củng cố, thực hành những kiến thức đã học trong chơng trình Ngữ văn 7. Rèn kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm, kỹ năng làm bài văn nghị luận. Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, tự giác trong thi cử. B. Chuẩn bị: GV: Ôn tập, hớng dẫn HS cách làm bài. HS: Ôn toàn bộ kiến thức Ngữ văn 7. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: III. Tiến hành kiểm tra: Yêu cầu: HS tuyệt đối không đợc mang theo tài liệu vào phòng thi. Làm bài thi nghiêm túc – Không vi phạm quy chế thi cử. IV. Hớng dẫn học ở nhà: Tiếp tục ôn kiến thức Ngữ văn. Chuẩn bị kiến thức cho những tiết còn lại. D. Rút kinh nghiệm: - Đề ra vừa sức HS - HS làm bài nghiêm túc Tiết: 139,140 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 34 - Tiết 1,2 Trả bài kiểm tra học kì II A - Mục tiêu bài học: - Tự đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn. - Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới. B - Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: C - Tiến trình tổ chức dạy - học: I - ổn định tổ chức: II - Kiểm tra: III - Bài mới: 1 - Tổ chức trả bài: - Gv nhận xét kết quả và chất lượng bài làm của lớp theo từng phần: trắc nghiệm và tự luận. - HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ xung, trao đổi, đóng góp ý kiến. - Tổ chức xây dựng đáp án - dàn ý và chữa bài. - HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình. - GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai lầm phổ biến. 2 - Hướng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận: - HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình. - GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát. - GV nhận xét bài làm của hs về các mặt: + Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản. + Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hướng vào giải quyết vấn đề trong đề bài. + Bố cục có đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm không. + Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thường. - HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm. - GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe. - HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc. IV - Hướng dẫn học bài: - Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm. D - Rút kinh nghiệm: Kết quả kiểm tra: Điểm <3: 3 Điểm từ 3,5 - > 4,5: 12 Điểm 5,6: 20 Điểm từ 6,5 - > 7: 8 Điểm 8,9: - HS đọc đề bài. - Em hãy nêu các bước làm một bài văngiải thích ? - Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì ? - Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn giải thích ? (a - MB: Nêu v.đề g.thích - hớng g.thích. b - TB: Triển khai việc giải thích. - Giải thích nghĩa đen. - Giải thích nghĩa bóng. - Giải thích nghĩa sâu. c - KB: Nêu ý nghĩa vấn đề giải thích đối với mọi người). - Dựa vào dàn bài chung, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên ? - HS thảo luận theo bàn khi làm dàn bài. - Sau đó các bàn cử đại diện lên trình bày. - HS trong lớp nhận xét, bổ xung. - Gv: khái quát lại dàn bài và nhận xét t thế tác phong, lời nói của HS khi trình bày. *Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là những trò lố ? I - Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu bài: Giải thích. - ND: Những trò lố của Va ren. II - Lập dàn bài: a - MB: - Đi thẳng vào vấn đề cần giới thiệu. Những trò lố được Nguyễn ái Quốc chỉ ra qua hành vi, lời nói của Va ren có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao Nguyễn ái Quốc kết luận như thế ? b - TB: Những trò lố: Những trò giả dối, lừa bịp...: của Va ren chính là bản chất lừa bịp, gian manh, xảo quyệt, lố bịch... của một tên thực dân sắp nhận chức toàn quyền ở Đông Dương. - Cái trò lố lăng đó thể hiện qua hành động và lời nói của Va ren : + Những trò lố bịch đó hoàn toàn tương phản với việc làm cụ thể của viên toàn quyền. + Làm cho cụ Phan dửng dưng, lạnh nhạt, chẳng quan tâm. - Hai nhân vật thể hiện hai tính cách đối lập nhau: + Va ren đại diện cho phe phản động, gian trá, lố bịch. + Phan Bội Châu là chiến sĩ CM kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng xả thân vì nước. - Những trò lố bịch đó thật trơ trẽn vì nó đã tố cáo bản chất xảo quyệt của lũ cướp nước. c - KB: Từ những trò lố bịch của Va ren, Nguyễn ái Quốc muốn đưa ra trước công luận bản chất gian trá của bọn thực dân... IV - Hướng dẫn học bài: - Dựa và dàn ý vừa lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Ôn lại lí thuyết về văn giải thích. D - Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: