Giáo án môn Lý 7 tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

Giáo án môn Lý 7 tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

TIẾT 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.

- Kỹ năng: Làm và quan sát TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.

- Thái độ: Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy một vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Gương phẳng, tờ giấy trắng có ghi chữ "TÌM", đèn pin, bảng phụ ghi các kết luận.

- HS: Gương phẳng, Hộp kín hình 1.2

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lý 7 tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/08/09
Ngày giảng: 18/08/09	
Chương I: Quang học
Tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Kỹ năng: 	Làm và quan sát TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
- Thái độ: 	Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy một vật.
II. đồ dùng dạy học:
GV: Gương phẳng, tờ giấy trắng có ghi chữ "tìm", đèn pin, bảng phụ ghi các kết luận.
 HS: Gương phẳng, Hộp kín hình 1.2
III. phương pháp:
- PP thực nghiệm, thí nghiệm, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Tổ chức tình huống học tập
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng dạy học: Gương phẳng, tờ giấy trắng có ghi chữ “TìM”, đèn pin.
- Cách tiến hành:
- GV: ? Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào mới nhìn thấy một vật?
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	- Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp đầu chương (TN) và cho biết trên miếng bìa viết chữ gì? ảnh quan sát được có t/c gì?
 	- HS quan sát ảnh ở đầu chương (quan sát thực trên gương) trả lời câu hỏi của GV.
	- GV: Hiện tượng trên liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong gương .
	Đọc 6 câu hỏi ở đầu chương để nắm nội dung cần nghiên cứu.
	- GV đưa đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS. Sau đó để đèn pin ngang trước mắt 1hs và nêu câu hỏi: em có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? Vì sao?
- HS quan sát ánh sáng phát ra từ đèn và trả lời câu hỏi của GV: không nhìn thấy vệt sáng.
- GV đề suất vấn đề nghiên cứu: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Nhận biết ánh sáng
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Mục tiêu: HS biết khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng
- Thời gian: 8 phút
- Đò dùng dạy học: bảng phụ
- Cách tiến hành:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
I. Nhận biết ánh sáng
- HS làm việc cá nhân đọc mục quan sát và thí nghiệm.
- HS trả lời
Các trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng là: 2. Ban đêm, đứng trong phòng kín, đóng cửa, mở mắt, bật đèn.
 3. Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt
- Thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho C1:
trường hợp 2 và 3: có ánh sáng và mở mắt.
- Thảo luận chung để rút ra kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Yêu cầu HS đọc mục quan sát và TN.
- Yêu cầu học sinh trả lời 
- GV nhận xét, chốt.
- Gợi ý cho HS tìm những điểm giống và khác nhau để tìm ra nguyên nhân làm cho mắt nhận biết được ánh sáng.
- Gv treo bảng phụ KL, yêu cầu hs hoàn thành.
Kế luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
3. Hoạt động 2: Nhìn thấy một vật
- Phương pháp: Thực nghiêm, thí nghiệm
- Mục tiêu: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
 	Làm và quan sát TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng dạy học: Hộp kín hình 1.2, bảng phụ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
II. Nhìn thấy một vật
- HS đọc mục II, nhận dụng cụ, làm TN và thảo luận theo nhóm trả lời C2: ánh sáng từ đèn chiếu đến mảnh giấy; ánh sáng từ mảnh giấy truyền đến mắt.
Thảo luận chung để rút ra kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- GV: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Ta nhận biết bằng mắt các vật quanh ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: đọc mục II, nhận dụng cụ, làm thí nghiệm và thảo luận trả lời C2. Yêu cầu HS nêu được nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trong hộp kín (Gợi ý: ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy ánh sáng không?)
- Tổ chức cho HS thảo luận chung để rút ra kết luận hoàn thành trên bảng phụ
* Tích hợp: ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che chắn nên HS thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại này các em cần có kế hoạch học tập và vui chơi hợp lí
Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
4. Hoạt động 3: Nguồn sáng và vật sáng
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thí nghiệm.
- Mục tiêu: HS biết khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng
- Thời gian: 8 phút
- Đò dùng dạy học: bảng phụ
- Cách tiến hành:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
III. Nguồn sáng và vật sáng
- HS quan sát ánh sáng phát ra từ TN 1.3.
- Thảo luận để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng để trả lời C3.
C3. Dây tóc bóng tự phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó 
- HS tự hoàn chỉnh kết luận:
Dây tóc bóng tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi là vật sáng
- GV làm TN 1.3(SGK/5): có nhìn thấy bóng đèn sáng?
- Yêu cầu HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng(C3).
- GV thông báo khái niệm nguồn sáng và vật sáng. 
- Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận.
Kết luận: 
- Dây tóc bóng tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
- Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi là vật sáng
5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (6 phút)
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời C4, C5.
- HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
C4: Thanh đúng. Vì ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không chiếu trực tiếp vào mắt.
C5: Khói gồm các hạt li ti, các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng. Các hạt khói xếp gần như liền nhau tạo thành vệt sáng.
- Yêu cầu HS rút ra kiến thức cần ghi nhớ
- Rút ra được cần ghi nhớ.
- GV chốt
- Tham khảo mục “Có thể em chưa biết”.
HDVN:
- Trả lời lại các câu hỏi C1-C5. Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 1.1-1.5 (SBT).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet1.doc