TIẾT 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng.
Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng.
- Kỹ năng: Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
- Thái độ: Yêu thích môn học và tích cực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Ngày soạn: 24/08/09 Ngày giảng: 25/08/09 Tiết 2: Sự truyền ánh sáng I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng. - Kỹ năng: Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Thái độ: Yêu thích môn học và tích cực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học - Mỗi nhóm HS:1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng, 1 nguồn sáng dùng pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh ghim. III. Phương pháp - PP hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, thí nghiệm IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, gây hứng thú học tập - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: *Kiểm tra bài cũ HS1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Chữa bài 1.3 HS2: Chữa bài tập 1.1; 1.2 và 1.5 (SBT). *Tổ chức tình tình huống học tập ? Các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến con ngươi của mắt (kể cả đường ngoằn ngèo)? - HS vẽ và trả lời câu hỏi GV yêu cầu. ? Vậy as đi theo đường nào trong những con đường có thể đó để truyền đến mắt. - Yêu cầu HS trao đổi sơ bộ về thắc mắc của Hải nêu ở đàu bài. - HS trao đổi về thắc mắc của Hải. 2. Hoạt động 1: Đường truyền của ánh sáng - Phương pháp: Hoạt động nhóm, Đặt và giải quyết vấn đề - Mục tiêu: Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng dạy học: - Mỗi nhóm:1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng, 1 nguồn sáng dùng pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh ghim. - Cách tiến hành: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên I. Đường truyền của ánh sáng - HS nêu dự đoán về đường truyền ánh sáng. - HS nêu các phương án thí nghiệm: + Đánh dấu các vị trí của màn mà mắt nhìn thấy dây tóc. Nối các vị trí đó ta có đường truyền của ánh sáng. + Dùng ống cong, ống thẳng. + Dùng phương pháp che khuất. HS hoạt động nhóm - HS tiến hành thí nghiệm: lần lượt quan sát dây tóc bóng đèn qua ống cong, ống thẳng. Trả lời câu C1. Theo ống thẳng - HS tiến hành thí nghiệm và trả lời C2: 3 lỗ A, B, C thẳng hàng chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng. * Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. - HS phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng và ghi nội dung định luật vào vở: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - GV yêu cầu HS dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào: đường cong, đường thẳng hay đường gấp khúc. - Yêu cầu HS nêu phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán. - GV xem xét các phương án của HS cùng thảo luận: phương án nào thực thi, phương án nào không thực hiện được. -Yêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm kiểm chứng - GV yêu cầu HS bố trí thí nghiệm khi không có ống cong, ống thẳng. ? Kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C và bóng đèn có thẳng hàng không? (Kiểm tra 3 bản cùng nằm trên một đường thẳng hoặc dùng một que nhỏ.) - GV thông báo: Môi trường không khí, nước, tấm kính trong là môi trường trong suốt. Mọi vị trí trong môi trường đó có tính chất như nhau được gọi là đồng tính. - Yêu cầu HS nghiên cứu và phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. * Kết luận: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 3. Hoạt động 2: Tia sáng và chùm tia sáng - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng. - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng dạy học: Đèn pin, tấm chắn 1 khe và 2 khe - Cách tiến hành: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên II. Tia sáng và chùm sáng 1.. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng - HS vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm sáng S đến điểm M (mũi tên chỉ hướng). S M 2. Ba loại chùm sáng - HS nghiên cứu SGK và trả lời: vẽ chùm sáng thì chỉ vẽ hai tia sáng ngoài cùng. - HS quan sát và nhận biết 3 dạng chùm tia sáng. - Trả lời câu C3. a, Không giao nhau b, Giao nhau c, Loe rộng ra - Quy ước tia sáng như thế nào?(H2.3) - Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào? - GV làm TN cho HS quan sát, nhận biết 3 dạng chùm tia sáng. - Yêu cầu HS trả lời câu C3. Kết luận: a, Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng b, Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng c, Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng 4. Hoạt động 3: Vận dụng - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Mục tiêu: Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Thời gian: 8 phút - Đồ dùng dạy học: Kim có mũ - Cách tiến hành: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên III. Vận dụng - HS trả lời C4: ánh sáng đến mắt ta theo đường thẳng C5. Thảo luận C5: HS làm TN: Đầu tiên cắm hai cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy, dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhấ che khuất cái kim thứ hai. Sau đó di chuyển cái kim thứ 3 đến vị trí bị kim thứ nhấ che khuất. ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nối kim thứ hai với kim thứ ba và mắt, thì ánh sáng từ kim thứ 2 và 3 không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất - Yêu cầu HS trả lời C4. - Hướng dẫn HS làm C5 và yêu cầu giải thích 5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Phát biểu định luật truyền thẳng as và biểu diễn đường truyền của ánh sáng - 2 HS lần lượt phát biểu. Vận dụng khi xếp thẳng hàng. - Học bài và làm bài tập 2.1-2.4 (SBT). - Đọc trước bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Chuẩn bị giờ sau : Mỗi nhóm : 1 đèn pin, 1 bóng điện 220V – 40W, vật cản bằng bìa, 1 màn chắn sáng, 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
Tài liệu đính kèm: