Giáo án môn Lý 7 tiết 8: Gương cầu lõm

Giáo án môn Lý 7 tiết 8: Gương cầu lõm

Tiết 8: Gương cầu lõm

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS Nhận biết được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. HS thấy được ứng dụng thực tế của gương cầu lõm.

- Kĩ năng: Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và quan sát được tia sáng phản xạ qua gương cầu lõm.

- Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Cả lớp: Tranh vẽ to H8.5 (SGK), bảng phụ các KL

- HS: Mỗi nhóm: 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng, 2 quả pin tiểu, 1 màn chắn có 2 khe sáng, 1 đèn.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lý 7 tiết 8: Gương cầu lõm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/09
Ngày giảng: 20/10/09
Tiết 8: Gương cầu lõm 
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS Nhận biết được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. HS thấy được ứng dụng thực tế của gương cầu lõm.
- Kĩ năng: Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và quan sát được tia sáng phản xạ qua gương cầu lõm.
- Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Cả lớp: Tranh vẽ to H8.5 (SGK), bảng phụ các KL 
- HS: Mỗi nhóm: 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng, 2 quả pin tiểu, 1 màn chắn có 2 khe sáng, 1 đèn. 
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
IV. Tổ chức Giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
- Thời gian: 7 phút
- Đồ dùng: Gương cầu lõm
- Cách tiến hành:
* Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng ?
* Tổ chức tình huống học tập 
- Yêu cầu HS quan sát gương cầu lõm, nhận xét sự giống và khác nhau giữa gương cầu lồi và gương cầu lõm.- HS quan sát gương cầu lõm và đưa ra nhận xét: Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu.
- GV: ảnh tạo bởi gương cầu lõm có giống với ảnh tạo bởi gương cầu lồi không? Chúng ta cùng tìm hiểu.
- Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
- Mục tiêu: Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
 Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lõm. 
- Thời gian:10ph
- Đồ dùng: Bảng phụ KL, 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng có cùng kích thước, 1 quả pin.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
1. ảnh tạo bởi gương cầu lõm
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát ảnh của một vật đặt gần sát mặt phản xạ của gương cầu lõm, nêu được tính chất của ảnh (C1)
- HS tự bố trí thí nghiệm để so sánh độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm với độ lớn của vật (C2).
- HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần kết luận.
Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H8.1 và nhận xét ảnh quan sát được.
- Yêu cầu HS đưa ra phương án thí nghiệm để so sánh ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng có cùng kích thước.
- Khi một vật đặt gần sát gương cầu lõm thì ảnh của nó có tính chất gì ?
- GV treo bảng phụ KL cho hs hoàn thành
Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
3. Hoạt động 2: Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
- Mục tiêu: Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và quan sát được tia sáng phản xạ qua gương cầu lõm.
- Thời gian:15 ph
- Đồ dùng: 1 gương cầu lõm, 1 màn chắn có 2 khe sáng, 1 đèn. Bảng phụ 
- Cách tiến hành:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát và trả lời các câu C3 & C5.
- Thảo luận để rút ra kết luận
+ Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
+ Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
- HS quan sát H8.3 và trả lời câu C4.
C4: Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ 
mặt trời đến gương coi là chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên để vật ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ làm vật nóng lên.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm với hai trường hợp : Chùm tia tới song song và chùm tia tới phân kì.
Hướng dẫn HS cách tạo ra chùm sáng song song và chùm sáng phân kì (điều chỉnh đèn).
- Hướng dẫn HS quan sát H8.3, giới thiệu thiết bị hứng ánh sáng mặt trời để làm nóng vật. Yêu cầu HS giải thích.
*Tích hợp: + Mặt trời là 1 nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng mặt trời nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hoá thạch ( tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường)
 + Một cách sử dụng năng lượng mặt trời là sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng mặt trời tại một điểm ( bình nước nóng năng lượng mặt trời)
Kết luận
+ Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
+ Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
4. Hoạt động 3: Vận dụng 
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề
- Mục tiêu: Nhận biết được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. Thấy được ứng dụng thực tế của gương cầu lõm
- Thời gian:10 ph
- Đồ dùng: 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng có cùng kích thước, 1 quả pin.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
3. Vận dụng
- HS nêu được cấu tạo của đèn:
+ Pha đèn giống gương cầu lõm.
+ Bóng đèn đặt trước gương có thể di chuyển vị trí.
- C6: Nhờ có gương cầu nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ tuyền đi xa được, không bị phân tán.
- C7: Bóng đèn pin ra xa tạo chùm tia tới gương là chùm song song, cho chùm phản xạ hội tụ.
- Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của đèn pin (GV treo H8.5 phóng to).
- Hướng dẫn HS bật đèn sáng, xoay nhẹ pha đèn để thay đổi vị trí của bóng đèn. 
- Yêu cầu HS vận dụng kết luận để để trả lời câu C6, C7.
Kết luận
+ Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
+ Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (3 ph)
 - Đặt vật ở vị trí nào trước gương cầu lõm thì có ảnh ảo? ảnh đó có tính chất gì?
 - Đặt vật ở vị trí nào thì có ảnh thật và ảnh thật có tính chất gì? (GV thông báo 
 nội dung phần: Có thể em chưa biết )
 - ánh sáng chiếu tới gương cầu lõm phản xạ lại có tính chất gì?
 - Có nên dùng gương cầu lõm ở phía trước người lái xe để quan sát vật phía sau 
 không ? (Có một vị trí không quan sát được ảnh)
* Về nhà
 - Học bài, trả lời lại các câu C1- C7 và làm các bài tập 8.1- 8.3 (SBT).
 - Chuẩn bị trước bài : Tổng kết chương 1: Quang học
 + Trả lời 9 câu hỏi trong phần tự kiểm tra vào vở.
 + Nghiên cứu trước phần vận dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet8.doc