Giáo án môn Ngữ văn 7 - Lê Đình Thắng

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Lê Đình Thắng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- KT:Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- KN:Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

B. CHUẨN BỊ:

- Đọc – nghiên cứu SGV – SGK – Vẽ tranh

- Soạn bài.

C. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG::

- Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ:

 “Cổng trường mở ra” là văn bản nhật dụng. Thế nào là văn bản nhật dụng?

Kể tên những văn bản nhật dụng đã học lớp 6. Nội dung của văn bản này bàn tới vấn đề gì?

 

doc 177 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Lê Đình Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn :
Bài 1 Tiết 1	Ngày dạy :
Cổng trường mở ra
(Lí Lan)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- KT:Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- KN:Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
B. Chuẩn bị: 
- Đọc – nghiên cứu SGV – SGK – Vẽ tranh
- Soạn bài.
C. Thiết kế bài giảng::	
- ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ:
 “Cổng trường mở ra” là văn bản nhật dụng. Thế nào là văn bản nhật dụng?
Kể tên những văn bản nhật dụng đã học lớp 6. Nội dung của văn bản này bàn tới vấn đề gì?
Kể tên những văn bản ở lớp 7 - Vấn đề đề cập ở những văn bản ấy?
- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
Hướng dẫn HS đọc. Chú ý giọng.
Thì thầm, xa vắng, buồn.
I. Đọc hiểu khái quát
1. Đọc
- Văn bản vừa đọc kể chuyện gì? Chuyện nhà trường? Chuyện đứa con đến trường? Tâm tư người mẹ trước ngày con vào lớp 1?
- Tâm tư của mẹ cụ thể là gì?
+ Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
+ Suy nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
- Hãy xác định phạm vi của hai phần đó trên văn bản?.
Học sinh trả lời
2. Bố cục:
..”Thế giới mà mẹ vừa bước vào”
- Còn lại.
II. Đọc hiểu chi tiết
Đọc lại đoạn 1 – Người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
1. Nỗi lòng của mẹ:
(Đêm trước ngày con vào lớp 1)
- Đêm ấy, cảm xúc của con thế nào? (Tìm từ ngữ).
- Háo hức, cảm nhận được sự quan trọng, ngày mai thức dậy cho kịp giờ, không có mối bận tâm nào khác.
- Háo hức: nghĩa là gì?
- Mẹ ngắm nhìn con.
- Con là một cậu bé như thế nào?
- (Không ngủ được) - Đắp mền, buông mùng
- Còn mẹ? Mẹ làm gì?
Không tập trung, không biết làm việc gì cả
- Trằn trọc: Nghĩa là gì?
- Lên giường sớm, trằn trọc.
- Trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được 
- Tại sao?
-> Hồi hộp, bồn chồn, xúc động: 
Mẹ rất yêu thương con.
- Cũng trong đêm ấy tâm trí mẹ đã sống lại những kỷ niệm gì?
(Ngày đầu tiên mẹ đến trường)
- Mẹ sống lại kỷ niệm ngày tựu trường:
Cứ nhắm mắt lại nghe tiếng đọc bài trầm bổng....
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm trí mẹ?.
+ Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp ...nỗi chơi vơi, hốt hoảng.
-> Mẹ muốn truyền cho con, cậu học sinh lớp 1 những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng trong lòng một 
Con người về cái ngày “Hôm nay tôi đi học”. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo 
rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
- Qua những chi tiết ấy, em hiểu thêm gì về người mẹ?
Học sinh trả lời
-> Mẹ giàu tình nhân ái.
- Trong đêm không ngủ mẹ còn nghĩ về điều gì?
2. Và những suy nghĩ khác.
- Mẹ nghĩ về ngày tựu trường ở Nhật
- Vì sao mẹ lại nghĩ đến điều đó?
Học sinh thảo luận trả lời
-> Ngày hội khai trường ấy đã thể hiện sự chăm sóc của người lớn, xã hội đối với trẻ em, với tương lai của Đất nước.
Ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường, đưa con vào đời với niềm tin và nhiều hi vọng.
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”
Là học sinh lớp 7, đã 7 lần bước qua ‘cánh cổng trường” như thế, em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?
-> Thế giới kỳ diệu: là những điều mới mẻ, rộng lớn về tri thức văn hoá, cuộc sống, về đạo lý làm người, về tình thầy trò....Bước qua cánh cổng trường là bước từ thế giới bé bỏng, dại khờ vào một thế giới mới vững vàng, tự tin hơn.
-> Nhấn mạnh vai trò, vị trí của nhà trường đối với mỗi con người.
- Nhan đề văn bản có ý nghĩa gì?
3. Nhan đề văn bản:
Cổng trường mở ra: Thế giới diệu kỳ của hiểu biết phong phú, của những tình cảm mới, con người mới sẽ mở ra, đến với con.
- Cả văn bản có phải mẹ nói trực tiếp với con? Mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết đó có tác dụng gì? (Mẹ nói với chính mình bằng giọng độc thoại -> Mẹ – nhân vật trữ tình – dễ bộc lộ nội tâm său sắc, thể hiện tình cảm sâu lắng)
Học sinh thảo luận trả lời
- Cách viết này có gì khác với cách viết ở những văn bản nhật dụng đã được làm quen ở lớp 6 -> Văn bản biểu cảm.
Học sinh trả lời
(* Ghi nhớ: SGK)
II. Tổng kết:
- Nhận xét về nghệ thuật – nội dung?
Học sinh trả lời
1. Nghệ thuật:
- Giọng văn biểu cảm
- Ngôn ngữ độc thoại
2. Nội dung:
- Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của mẹ.
- Vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Đọc và học thuộc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyên tập
Viết 1 đoạn văn về kỷ niệm ngày tựu trường.
Dặn dò:
Học và soạn bài.
Bài 	Ngày soạn :
	Ngày dạy
Tiết 2
Mẹ tôi
(“Những tấm lòng cao cả” - ét-môn-đô đơ Amixi)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm lớn lao cha mẹ dành cho con cái.
- Biết được nghệ thuật biểu hiện thái độ, tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua bức thư. Ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”.
B. Chuẩn bị: 
- Đọc “Những tấm lòng cao cả”.
- Nghiên cứu SGK – SGV
- Soạn bài.
C. Thiết kế bài giảng::
- ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ:
 Nêu nội dung – nghệ thuật của “Cổng trường mở ra”?
Chi tiết nào của “Cổng trường mở ra” em thích nhất? Vì sao?.
- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
GV hướng dẫn: giọng chậm, nghiêm, tình cảm.
Học sinh lắng nghe
I.Đọc hiểu khái quát
1. Đọc
- Văn bản được viết dưới dạng gì?
( Nhật ký – bức thư)
2. Tác giả (1846 – 1908)
- Nhà văn I – ta – li –a
3. Chú thích (SGK, 11)
4. Văn bản nhật dụng
- Thư ai gửi cho ai? Để làm gì?
( Bố gửi cho con, giáo dục con sửa lỗi)
- Nội dung của bức thư gồm mấy ý?
Học sinh trả lời
- ý đó được thể hiện như thế nào trên văn bản?
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Hình ảnh người mẹ
Đọc những câu bố viết về mẹ.
(Qua tâm tình và thái độ của người cha)
- Đã thức suốt đêm.....
- Khóc nức nở...
- Sẵn sàng bỏ hết....
- Có thể hi sinh tính mạng...
- Qua những câu văn bố viết như thế em hiểu mẹ cậu bé là người như thế nào?
Học sinh thảo luận trả lời
-> Hết lòng yêu thương, hi sinh vì con.
Đúng là “Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” (NKĐ) CLV
- Mẹ yêu con, sẵn sàng hi sinh vì con như vậy nhưng con lại thiếu lễ độ đối với mẹ. Trước lầm lỗi ấy của con, bố cảm thấy như thế nào? (Tìm câu văn thể hiện tâm trạng của bố)
2. Thái độ của bố:
-....Như một nhát dao đâm vào tim bó
-> Quá đau đớn và thất vọng – Trái tim bố như rỉ máu.
- Vì sao bố có tâm trạng như vậy?
-> Bố quá yêu con, yêu mẹ.
Bình: Bố đau đớn như vậy hẳn mẹ cũng vô cùng đau đớn. Nhát dao lỗi lầm ấy đâm vào tim bố có thể đã làm tan nát trái tim mẹ. Bố hiểu như thế và bố đưa ra với con những tình huống giả định.
- Đưa ra các tình huống giả định: Khi con khôn lớn trưởng thành (Mẹ không còn nữa). Con sẽ:
+ Mong ước.
+ Con sẽ vẫn thấy mình....
+ Con sẽ cay đắng....
+ Con sẽ không thể....
+ Lương tâm con....
+ Tâm hồn con...
=> Tha thiết, nghiêm khắc mà sâu sắc
- Bố chỉ cho con những điều đó để làm gì?
-> Bố muốn cảnh tỉnh con, chỉ cho con thấy những thiệt thòi.
Bố muốn con nhớ: “Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”
=> Lời của bố hay chính là bức thông điệp dành cho mọi người: Tình cảm cha mẹ – con cái là một tình cảm thiêng liêng.
- Và bố nói với con những gì? Nhận xét về cách nói của bố khi chỉ cho con thấy những thiệt thòi và muốn con sửa lỗi?
- Yêu cầu con:
+ Con không bao giờ được...
+ Con phải.....
+ Con hãy...
-> Dứt khoát, rõ ràng như mệnh lệnh.
- Em hiểu như thế nào về lời khuyên?
Học sinh trả lời
- Khuyên: Con hãy cầu xin.....
Xin mẹ bao dung, tha thứ, xin mẹ xoá đi nỗi ân hận trong con
Chiếc hôn làm dịu đi nỗi đau lòng mẹ
- Từ chối nụ hôn của con:
- Tại sao bố yêu cầu con làm như thế với mẹ, còn với mình, bố lại từ chối nụ hôn của con?
Học sinh thảo luận trả lời
-> Đó là cách giáo dục cương quyết. Ông từ chối tình cảm yêu thương với đứa con mà ông yêu thương bởi ông muốn nó hiểu thế nào là yêu thương. Có lẽ chỉ khi người ta mất đi 1 điều gì đó người ta mới thấu hiểu giá trị của nó.
- Tại sao người bố không nói tất cả những điều đó với con mà lại phải viết thư? Như thế liệu có quá vòng vèo phiền toái?
(Nói được những điều không dễ nói 1 cách tỉ mỉ, cặn kẽ, con có nhiều hơn thời gian để ngẫm nghĩ)
- Em hiểu như thế nào về người cha và cách giáo dục con của ông?
Học sinh thảo luận trả lời
-> Tế nhị, kín đáo, sâu sắc, dứt khoát.
Yêu con
Còn Ericô, sau lỗi lầm em thấy cậu bé có thái độ như thế nào?
3. Tâm trạng Ericô
- Xúc động chân thành.
- Quyết tâm sửa lỗi.
- Điều gì khiến Ericô cảm thấy xúc động? (Kỉ niệm với mẹ, Thái độ của bố...)
- Tại sao trong nhật ký cậu bé không viết “Bức thư của cha tôi” mà lại viết “ Mẹ tôi”. Có thể đặt tiêu đề nào khác?.
Học sinh trả lời
II. Tổng kết
- Nhận xét về nghệ thuật – Nội dung của văn bản?
1. Nghệ thuật: Văn giàu cảm xúc.
Giọng văn chân thành, tha thiết.
2. Nội dung: Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
1. Thuộc một đoạn văn thể hiện vai trò lớn lao của người mẹ.
2. Chọn đặt nhan đề khác cho văn bản
3. Đọc thêm.
Dặn dò: Soạn và làm các bài tập còn lại.
Bài 
Tiết 3
Từ ghép
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
B. Chuẩn bị: 
- Đọc tài liệu Từ loại tiếng việt.
Ngữ pháp Tiếng Việt (Giáo trình ĐHSPHNI)
- Nghiên cứu SGK – SGV – Soạn giáo án.
- Đồ dùng: Kẻ bảng hệ thống từ Tiếng Việt
C. Thiết kế bài giảng::
- ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ:
1. Như thế nào là từ ghép? Vẽ sơ đồ cấu tạo từ Tiếng Việt?
2. Cho ví dụ minh hoạ?
- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
I. Các loại từ ghép
1. Bài tập 1:
Cho từ: - Bà ngoại – Thơm phức.
 - Quần áo – Trầm bổng
- Tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ? Tại sao?
Học sinh trả lời
2. Nhận xét:
(Bà: Người đàn bà sinh ra bố, mẹ hoặc những người có tầm tuổi, vai vế với những người sinh ra bố mẹ.
Ngoại: Người sinh ra mẹ
-> Ngoại làm rõ nghĩa cụ thể hơn cho bà)
- Bà: Ngoại (Nội)
(Chính) (Phụ)
(Trước) (Sau)
(Thơm: Chỉ chung một loại hương vị dễ chịu.
Phức: mức độ của hương vị nhiều (Khác với “thoang thoảng” – mức độ hương vị nhẹ)
- Thơm phức (thoang thoảng)
(Chính) (Phụ)
(Trước) (Sau)
- Nhận xét về vị trí của TCTP
- Từ ghép: 
+ Có tiếng chính - Tiếng phụ
+ Tiếng chính đứng trước - Tiếng phụ đứng sau.
Giáo viên tổng kết lại và nhận xét rút ra kết quả.
=> Từ ghép chính phụ
- Từ “Quần áo”. “trầm bổng” có phân ra từ chính – từ phụ không?
Học sinh thảo luận trả lời
 Quần áo, Trầm bổng: Từ ghép không có tiếng chính phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp
+ Quần áo: đều chỉ t ... tình yêu của tác giả với tác phẩm ấy.
- Phần 2 : Tiếp đ “ lên hơn 5 triệu ” : Cảm nhận và bình luận về cuộc sống Sài Gòn
- Phần 3 : Còn lại : Khẳng định lại tình yêu của tác giả với tác phẩm ấy.
II. Đọc hiểu chi tiết.
1. Thiên nhiên
- Các hiện tượng : nắng sớm, buổi chiều...
- Không khí và nhị điệu của thành phố trong những thời khắc khác nhau : đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động
đ Tình yêu nồng nhiệt, thiết tha
-Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ “ tôi yêu” , điệp cấu trúc : nhấn mạnh tình cảm của tác giả và sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn.
3. Con người Sài Gòn
- Hội tụ của con người bốn phương, nhưng hoà hợp, không phân biệt nguồn gốc.
- Chân thành, bộc trực, cởi mở.
- Các cô gái SG trước năm 1945 : duyên dáng, dễ gần, đẹp tự nhiên và ý nhị.
- Giàu lòng yêu nước, dám xả thân vì chính nghĩa, vì cách mạng và kháng chiến, vì đất nước và nhân dân.
* Thái độ của tác giả : chân trọng, quý mến, cảm phục con người SG.
* Tác giả yêu SG và yêu cả con người SG. Mối tình ấy “ dai dẳng, bền chặt ”. Tác giả mong ước “ mọi người nhất là các bạn trẻ đều yêu SG như tôi ”. Đó là tình cảm “ chân thành, bộc trực ”
III. Ghi nhớ (SGK, 173)
IV. Luyện tập
BT2 (SGK, 173)
D. Dặn dò
- Soạn bài : Mùa xuân của tôi
- Ôn tập tác phẩm trữ tình
Tuần :	Ngày soạn :
Bài : Tiết 65	Ngày dạy :
Luyện tập sử dụng từ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực, mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận sẽ học.
- Bồi dưỡng năng lực và hứng thú cho việc học tiếng Việt nói riêng và môn ngữ văn nói chung.
B. Chuẩn bị
1. GV : Soạn GA, tài liệu tham khảo
2. HS : Soạn và chuẩn bị bài trước khi tới lớp
C. Khởi động
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :Khởi động
1.ổn định
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức:
(1) Trong tiếng Việt, các từ được chia thành nhiều loại khác nhau. Em hãy nhắc lại các cách phân loại ấy?
* Chia làm 4 tổ, thảo luận nhóm 3 phút. Nhóm cử đại diện lên bảng ghi rõ.
- Lớp bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
 (2) Giải nghĩa các yếu tố HV trong bài thơ “ Nguyên tiêu ”
* Mỗi HS giải nghĩa một từ :
- Từ Hán Việt
- Nghĩa
- Từ ghép có chứa yếu tố HV đó
 (3) Giải bài đố vui sau :
a. Lễ gì nhộn nhịp tưng bừng mở đầu năm học xin đừng ai quên?
b. Lễ gì đối với người trên?
c. Lễ gì chỉ có một đêm nhà thờ?
d. Lễ gì xứ Phật mong chờ
Một năm ngày ấy nằm mơ Niết Bàn?
e. Lễ gì ai cũng hân hoan
Bốn phương trẩy hội bạt ngàn ngựa xe?
f. Lễ gì cả nước hướng về
Đã thành quốc lễ cự kỳ thiêng liêng?
g. Lễ gì vừa chung vừa riêng
Để cho hai họ xóm giềng cùng vui?
 (4) Đọc các bài văn của em từ đầu năm đến nay.Ghi lại những từ em đã dùng sai (âm, chính tả, nghĩa, tính chất nội dung và sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa.
I. Phân loại từ
1. Về từ loại : danh từ ,động từ tính từ,số từ, đại từ, phó từ, chỉ từ, lượng từ, quan hệ từ.
2. Về cấu tạo từ : Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, thành ngữ
3. Về nguồn gốc : Từ thuần Việt, từ HV, từ mượn
4. Về quan hệ so sánh, ý nghĩa : Từ đồng âm - đồng nghĩa – trái nghĩa
5. Về các biện pháp tu từ : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ
II. Sử dụng từ Hán Việt
1. Nguyên :
a. Đầu tiên, bắt đầu, đứng đàu (nguyên niên, nguyên đại, nguyên lão, nguyên soái)
b. Nguồn gốc (Căn nguyên, tài nguyên, đào nguyên)
c. Vùng đất rộng bằng phẳng (bình nguyên, thảo nguyên, cao nguyên)
2. Tiêu
a. Đêm (nguyên tiêu)
b. Cây chuối (ba tiêu, chuối tiêu)
c. Cây hồ tiêu (hạt tiêu)
d. Ngọn cây (tiêu phong), vật làm mốc (tiêu bản, tiêu chí)
e. Một loại nhạc cụ (chiếc tiêu, thổi tiêu)
III. Sử dụng thành ngữ , từ
Đáp án cho các câu đố :
a. Lễ khai giảng
b. Lễ mừng thọ
c. Lễ Noen (24/12)
d. Lễ Phật đản (8/4)
e. Lễ hội Chùa Hương 
f. Giỗ tổ Hùng Vương
g. Lễ cưới
IV. Sửa lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả
VD : Tre trở đ che chở
 Trở lên đ trở nên
 Xẽ đ sẽ
D. Dặn dò
- Soạn bài “ Ôn tập tác phẩm trữ tình ”
Tuần :	Ngày soạn :
Bài : Tiết 66-67	Ngày dạy :
Ôn tập tác phẩm trữ tình
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
KT:- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
 KN:- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị
1. GV : Soạn GA, tư liệu tham khảo
2. HS : Soạn bài
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :Khởi động
1.ổn định
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động 2 : Hệ thống hoá tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm
I. Hệ thống hoá các tác phẩm trữ tình đã học
STT
Tác giả - tác phẩm
Thể loại
ND tư tưởng, tình cảm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Sông núiL.T.Kiệt
Phò giáT.Q.Khải
Buổi chiềuT.N.Tông
Bài ca Côn Sơn..N.Trãi
Sau phútĐ.T.Côn
Bánh trôiH.X.Hương
Qua ĐèoB.H.T.Q
Bạn đến  N.Khuyến
Xa ngắmLý Bạch
Cảm nghĩ Lý Bạch
Ngẫu nhiênH.T.C
Bài caĐỗ Phủ
Cảnh khuyaHCM
Rằm thángHCM
Tiếng gà X.Quỳnh
Một thứ quàT.Lam
Sài GònM.H
Mùa xuânVũ Bằng
Thất ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt
Lục bát
Song thất lục bát
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn bát cú
Thất ngôn bát cú
Thất ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt
Cổ thể
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt
Thơ năm chữ
Tùy bút
Tùy bút
Tùy bút
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện các BT trong SGK (180 – 181)
II. Bài tập:
- BT4 (181) : Những ý kiến không chính xác : a, e, i, k
- BT5 (182) 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS khắc sâu ghi nhớ (SGK, 182)
III. Ghi nhớ (SGK, 182)
1. Tác phẩm trữ tình : Thơ và văn xuôi (tùy bút)
2. Ca dao trữ tình
3. Tình cảm, cảm xúc biểu hiện : trực tiếp, gián tiếp
IV. Bài tập
1. Đọc kỹ lại ba bài tùy bút trong bài 14, 15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng.
a. Tuỳ bút có nhân vật và cốt truyện
b. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật
c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức ( tự sự + miêu tả + biểu cảm + thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
d. Tùy bút thuộc loại tự sự
e. Tùy bút có những yếu tố gần với ự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình 
2. Đọc đoạn văn và trả lời trắc nghiệm
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước  hạn phúc lâu bền” 
a, ý chính của đoạn văn?
 *A : Giá trị của cốm
 B : Cảm hứng được gợi lên từ hương vị từ lá sen
 C : Sự hình thành của cốm
 D : Cách thưởng thức cốm
b, Câu văn nào khái quát giá trị của cốm?
 *A : Cốm là một thức quà riêng biệt
 B : Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc
 C : Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm đồ sêu Tết
c, Từ nào trái nghĩa với trung thành?
 A : Chân thành B : Hết lòng *C : Phản bội D : Tận tuỵ
d,Tìm từ đồng nghĩa với từ đất nước?
 A : Cánh đồng B : Đồng quê C : Giang sơn D : Tục lệ
e,Tìm câu trả lời đúng nhất cho tên gọi An Nam?
 A : Tên gọi của nước VN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
 B : Tên gọi của nước VN ngày nay
 *C : Tên gọi của nước VN dưới thời Bắc thuộc và còn dùng dưới thời thuộc Pháp
D. Dặn dò : Soạn bài “ Ôn tập tiếng Việt ”
Tuần :	Ngày soạn :
Bài : Tiết 68	Ngày dạy :
Ôn tập tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
KT:- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về từ : Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố HV, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, điệp ngữ, thành ngữ, chơi chữ.
KN:- Rèn kỹ năng phát hiện và vận dụng các loại từ đã học.
B. Chuẩn bị
1. GV : Soạn GA, SGK, SGV NV 7 tập 1
2. HS : Soạn bài
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :Khởi động
1.ổn định
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS lập bảng 
Thảo luận :
(1) Nhắc lại các khái niệm (Tổ 1)
(2) Phân loại (Tổ 2)
(3) Tìm ví dụ (Tổ 3)
(4) Đặt câu có sử dụng VD (Tổ 4)
Kết hợp linh hoạt cách trả lời của 4 tổ với từng loại từ
G : Vẽ sơ đồ hình cây cho từ phức và đại từ?
* Gọi 2 HS lên bảng vẽ
Cả lớp cho VD và đăt câu
Hoạt động 3 : Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng
*Gọi HS phân biệt và cho VD minh hoạ.
I. Bảng từ (NV 7, tập 1)
* Từ ghép :
- Khái niệm 
- Phân loại và VD : quần áo, hoa cỏ
- Câu có sử dụng : Quần áo của tôi đã cũ
*Từ láy :
- Khái niệm
- Phân loại và VD : Hiu hắt, lom khom
- Câu có sử dụng : Gió thổi hiu hắt
II. QHT với DT, ĐT, TT
* DT, ĐT, TT :
- ý nghĩa : Biểu thị người , sự vật, hoạt động, tính chất
- Chức năng : Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu
*QHT :
-ý nghĩa : Biểu thị ý nghĩa quan hệ
-Chức năng : Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu
E.Dặn dò : Ôn tập tổng hợp
Tuần :	Ngày soạn :
Bài : Tiết 69	Ngày dạy :
Chương trình địa phương phần tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
B. Chuẩn bị
 1. GV : Soạn GA, bảng phụ
 2. HS : Soạn bài
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :Khởi động
 1.ổn định
 2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 :
- HS đọc câu hỏi
- Suy nghĩ trả lời
* HS thảo luận nhóm : 4 HS
1. Điền vào chỗ trống
- Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử
- Tiểu sử, tiểu sử, tiểu thuyết, tuần tiễu
- Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại
- Mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng
2. Tìm từ theo yêu cầu
- Tên loài cá bằng : Ch, tr
+ Cá chày, cá chép, cá chim, cá chuồn
+ Cá trôi, cá trắm, cá trích
- Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái chưa có thanh hỏi :
+ Nghỉ ngơi, nghỉ hưu, nghỉ việc, nghỉ phép, nghĩ mãi
+ Suy nghĩ, nghĩngợi, nghĩ bụng
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nguyên tắc và đặc điểm ngữ âm cho sẵn:
+ Không thật, giả dối
+ Tàn ác vô nhân đạo – dã man
D. Dặn dò : - Làm BT còn lại
 - Nhớ và viết một bài thơ hoặc một đoạn thơ văn xuôi đúng lỗi chính tả
Tuần :	Ngày soạn :
Bài : Tiết 70-71	Ngày dạy :
Kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
KT:- Nắm được mội dung cơ bản của ba phần ngữ văn
- Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức 3 phần văn – tiếng Việt – Tập làm văn
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự biểu cảm nói riêng và kỹ năng tạo lập văn bản nói chung để viết một văn bản
KN:- Rèn kỹ năng làm bài
B. Chuẩn bị:
1. GV : Đề bài, đáp án.
2. HS : Ôn luyện
C . Tiến trình các hoạt động dạy và học
1.ổn định
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
Đề bài trong sổ lưu đề
D. Dặn dò :
- Thu bài chấm
- Nhận xét giờ làm bài của học sinh
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanvan7ki1.doc