Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 1

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 1

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mõi con người.

B. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án, đồ dùng, tài liệu tham khảo.

 HS: Soan bài ở nhà.

C. Các hoạt động dạy và học:

 GV: Giời thiệu bài.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn lớp 7
Tuần 1
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 1: Văn bản: cổng trường mở ra
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS: 
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mõi con người.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, đồ dùng, tài liệu tham khảo.
	HS: Soan bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giời thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu.
HS: Đọc văn bản.
HS: Tìm hiểu chú thích trong SGK.
H: Từ văn bản đã đọc, em hãy tốm tắt nội dung chính của văn bản?
H: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
H: Văn bản có mấy phần, em hãy đằt tiêu đề chi mỗi đoạn?
HS: Đọc phần 1.
H: Thời điểm mẹ nghĩ đến con là gì?
H: Đem trước ngày khai trường tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau?
HS: Tìm chi tiết nói về tâm trạng của mẹ.
H: Còn tâm trtạng của con ntn? Có lo lắng, hồi hộp không? ( thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư).
H: Theo em tại sao mẹ không ngủ được?
GV: Mẹ không ngủ được vì vui, thương con và hi vọng
H: Trong đêm không ngủ được mẹ đã làm gì?
H: Em có cảm nhận gì về việc mẹ đã làm cho con?
GV: Giảng mở rộng ya trên.
HS: Đọc đoạn 2
H: Trong đêm không ngủ được, mẹ đã nghĩ đến điều gì? Mẹ có trực tiếp nói với con không?
(Tâm sự với chính mình)
H: Những kỉ niệm quá khứ nào đã sống lại với mẹ? (bà ngoại, mài trường).
H: T/g đã sử dụng từ láy nào? Tác dụng của từ láy đó? (rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến) => tâm trạng vui, nhớ, thương.
H: Mẹ nghĩ ntn? Câu văn nào trong bài nói đến tầm quan trọng của GD đối với trẻ em?
H: Em hãy tìm ở phần cuối văn bản một câu thành ngữ? Nêu tác dụng của nó?
GV: Hướng dẫn HS làm BT.
I/. Tìm hiểu chung.
1. Đọc: dịu dàng, chậm rãi, tình cảm.
2. Tìm hiểu chú thích. (SGK).
3. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường ngày đầu tiên vào lớp 1 của con.
4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
5. Bố cục: 2 đoạn
- Nỗi lòng người mẹ.
- Cảm nghic của mẹ.
II/. Tìm hiểu văn bản.
1. Nỗi lòng người mẹ.
- Thời điểm: mẹ nghĩ đén cin trong đêm trước ngày khai trường của con.
- Tâm trạng của mẹ: thao thức, suy nghĩ (hồi hộp, vui mừng, hi vọng) -> không ngủ được.
- Việc làm của mẹ: đắp mền, buông màn, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
=> TY con đến độ quên mình, là đức hi sinh, vẻ đẹp của tình mẫu tử.
2. Cảm nghĩ của mẹ.
- Nghĩ về ngày hội khai trường, của mẹ; và vai trò của GD đối với trẻ em.
+ Câu văn “ Bước quamở ra”
=> GD không thể thiếu đối với con người.
- Thành ngữ “Sai một li, đi một dặm”.
=> Không được phép sai lầm trong GD.
* Tổng kết: (Ghi nhớ – SGK)
II/. Luyện tập.
Vui gặp bạn mới, thầy mới – hồi hộp.
HS làm ở nhà.
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS: Làm BT và soan bài mới.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:..
..
==========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 2. Văn bản : mẹ tôi
 (E. A-mi-xi)
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS có thể :
 	- Cảm nhận và thấm thía những t/cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, đọc sáng tạo.
B. Chuẩn bị: 
	HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dãn HS tìm hiểu t/g, t/p.
GV: Hướng dẫn HS đọc: giọng trân trọng, chuẩn xác.
HS: Tìm hiểu một số chú thích trong SGK.
H: Văn bản là bức thư ai gửi cho ai? (bố gửi cho con).
H: Tại sao t/g lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
H: văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nao?
H: Thái độ của người bố đối với Enricô qua bưc thư ntn? Tìm chi tiết thể hiện điều đó?
H: Lí do gì khiến ông có thái độ như vậy? Tâm trạng của ông ntn?
H: Sự đau xót, bất ngờ của người bố đã được thể hiện bằng phương thức tu từ nào? (So sánh)
H: Gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và Enricô, ông bố muốn nói đến điều gì? Để làm gì?
H: Lời lẽ của bố thể hiện ntn?
H: Tại sao ông bố không trực tiếp nói với con mà lại chọn hình thức viết thư?
GV: Vừa dạy bảo, vừa tâm tình tỉ mỉ, cặn kẽ, tế nhị để con có thời gian để suy nghĩ.
H: Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng có những chi tiết, hình ảnh nói về mẹ của Enricô (HS tìm chi tiết, hình ảnh). Qua đó em hiểu người mẹ của Enricô là người ntn?
H: Theo em điều gì khiến En ri cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?. Hãy chọn lí do hợp lí (SGK – trang 12)
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
I/.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm 
 ( Chú thích* SGK)
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Đọc.
- Tìm hiểu chú thích.
II/. Tìm hiểu văn bản.
1) Nhan đề văn bản.
- Mẹ xuất hiện gián tiếp nhưng lại là tiêu điểm cho các nhân vật và chi tiết hướng tới để làm sáng tỏ => khách quan cho SV và đối tượng.
=> Cao cả, lớn lao
- Văn bản biểu cảm.
2) Thái độ của người bố.
- Thái độ: giận dữ, quyết liệt (lời lẽ, ngôn ngũ, suy nghĩ)
 + “Việc như thế.”
 + “Sự hỗn láo.”
- Tâm trạng: đau xót và bất ngờ “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
- Gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và Enricô:
+ Vai trò to lớn của người mẹ với con cái.
+ En ri cô nhận ra sai lầm và sửa chữa.
+ Khuyên con xin mẹ tha thứ.
=> Lời lẽ chân tình.
3). Hình ảnh người mẹ.
- Rất thương con.
“Thức suốt đêm ..quằn quại.. lo sợ”
- Sẵn sang tha thứ cho con.
4). Hình ảnh Enricô.
- Khuyết điểm: thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo.
- Xúc động khi đọc thư bố (câu a, e, d – SGK )
- Quyết tâm sửa chữa.
III/. Tổng kết.
 ( Ghi nhớ – SGK)
IV/. Luyện tập
 Bài tập 1, 2 (SGK)
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 3 “Từ ghép”
	* Rút kinh nghiệm giờ day: ....
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 3. từ ghép
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu.
	HS: Soạn bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy và học.
	GV: Giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Nhắc lại khái niệm về từ ghép ở lớp 6.
HS: Đọc VD và chỉ ra từ ghép.
HS: Chỉ ra tiếng chính và tiếng phụ 2 từ ghép trên và nhận xét trật tự của các tiếng.
HS: Đọc VD 2.
H: Các tiếng trong từ ghép “quần áo” và “trầm bổng” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
H: Em nhận xét gì về cấu tao ngư pháp của 2 từ trên?
H: Qua trên, em thấy có mấy loại từ ghép?
H: Từ ghép chính phụ và đẳng lập được hiểu ntn?
HS: Đọc ghi nhớ.
HS: So sánh nghĩa của từ ghép chính phụ với tiếng chính?
H: Nghĩa của từ ghép chính phụ rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của tiếng chính?
HS: So sánh nghĩa của từ ghép đẳng lập với nghĩa của các tiếng trong từ ghép đẳng lập. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các tiếng?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.
HS: Lam BT và nhận xét .
GV: Theo dõi và sửa chữa.
I/. Các loại từ ghép.
1) Đọc VD trong SGK.
Nhận xét:
- bà ngoại
 C P
- thơm phức
 C P
=> Tiếng chính đứng trước tiếng phụ.
“ngoại” bổ sung cho “bà”
“ phức” bổ sung cho “thơm”
2). VD: 
- quấn áo
- trầm bổng 
=> Các tiêng binh đẳng về mặt ngữ pháp
=> KL: Có 2 loại từ ghép.
+ Từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép đẳng lập.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Nghĩa của từ ghép.
1). So sánh.
a) - bà ngoại: người đàn bà đẻ ra mẹ mình -> hẹp
 - bà: người phụ nữ cao tuổi sinh ra mẹ hoặc cha -> rộng.
b) – thơm phức: mùi thơm tỏa ra rất mạnh.
 - thơm: mùi vị dễ chịu, dễ ngửi.
2) So sánh.
- Quần áo: chỉ đồ mặc nói chung -> rộng
+ Quần: đồ mặc phần dưới -> hẹp
+ áo: đồ mặc phần trên.-> hẹp
=> Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn, kháI quát hơn nghĩa của các tiếng.
* Ghi nhớ (SGK).
III/. Luyện tập.
1) Xếp từ vào bảng phân loại.
Từ ghép CP
lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ,  
Từ ghép ĐL
suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi
2) 
- núi: sông, đồi
- ham: mê
- xinh: đẹp, tươi
- học: tập, hỏi.
- tươi: đẹp, non.
Bài 3,4, 5 HS làm ở nhà
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 4 – TLV.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 4 : liên kết trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS thấy được: 
- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tình liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, SGK, SGV, đồ dùng.
	HS: Soạn bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Đọc VD a trong SGK.
H: Theo em, nếu bố Enricô chỉ viết mấy câu trên thì Enricô có thể hiểu được ý bố không?
H: Có câu nào sai ngữ pháp không, mơ hồ về ý nghĩa không?
H: Đoạn văn thiếu tính gì?
GV: Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phảI có tính liên kết.
HS: Đọc VD2.
H: Ta đều hiểu văn bản không thể hiểu được khi các câu sai ngữ pháp. Trường hợp này có phảI như thế không? Vậy nó thiếu ý gì mà trở nê khó hiểu?
H: Hãy sửa lại đoạn văn để En ricô hiểu được ý bố?
H: Đoạn văn thiểu sự liên kết nào? Hình thức hay nội dung?
HS: Đọc phần b.
H: Đoạn văn thiếu liên kết chố nào? Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa
H: Từ hai VD trên, em hãy chi biết muốn văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì?
H: Cùng với điều kiện ấy các câu trong văn bản phải sử dụng phương tiện gì?
H: Liên kết quan trọng ntn trong văn bản? Văn bản cần có sợ liên kết ở những măt nào?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập.
H Sắp xếp câu đã cho theo một thứ tự hợp lí đề tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ?
I/. Liên kết và phương thức liên kết trong văn bản .
1). Tính liên kết của văn bản.
* VD: SGK.
a) Enricô không thể hiểu ý của bố.
b) - Các câu không sai ngư pháp, không mơ hồ về ý nghĩa.
 - Nừu là Enricô -> chưa hiểu được ý nghĩa của đoạn văn ấy vì giữa câu không có quan hệ với nhau
c) Đoạn văn thiếu tính liên kết.
=> Liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản vì nhờ nó mà những câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản.
2). Phương tiện liên kết trong văn bản.
a) Đoạn văn thiếu câu mang nội dung chính: Lỗi lầm của En ricô và yêu cầu sửa lỗi.
- Chữa lại: thêm câu mang nội dung chính
- Đoạn văn thiếu sự liên kết về nội dung.
b) Đoạn văn thiếu từ ngữ liên kết câu (1) với câu (2).
- Sửa lại: thêm “còn bây giơ” ở đầu câu (2).
c) - Điều kiện: Thống nhất nội dung để văn bản có ý nghĩa, dễ hiểu - liên kết nội dung.
 - Phương tiện: các câu phải liên kết với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ (từ và câu) – liên kết hình thức. 
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Luyện tập:
Sắp xếp như sau: 1-> 4-> 2-> 5-> 3.
Bài 2,3 HS làm ở nhà.
* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 5 và 6.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 1 - Nam học 2011-2012.doc