Giáo án Ngữ văn tuần 25

Giáo án Ngữ văn tuần 25

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU(TT)

I.Mục tiêu:

- Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ : nhận biết trạng ngữ trong câu.

- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.

II. Kiến thức chuẩn:

 1. Kiến thức:

- Một số trạng ngữ thường gặp.

- Vị trí trạng ngữ trong câu.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.

- Phân biệt các loại trạng ngữ.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1162Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T25 TIẾT :89 - 92
NS : 27 /01 ND :14 – 19/02
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU(TT)
I.Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ : nhận biết trạng ngữ trong câu.
- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
II. Kiến thức chuẩn:
 1. Kiến thức:
- Một số trạng ngữ thường gặp.
- Vị trí trạng ngữ trong câu.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
- Phân biệt các loại trạng ngữ.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu các đặc điểm của trạng ngữ? Lấy ví dụ.
 - Kiểm tra tập bài tập của học sinh.
-Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của trạng ngữ và việc tách trạng ngữ ra thành câu riêng.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Tìm hiểu công dụng của trạng ngữ.
-Gọi học sinh đọc ví dụ a, b.
 -Như chúng ta biết trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao các trạng ngữ trong những câu văn trong ví dụ này ta không nên bỏ trạng ngữ?
 - Muốn trả lời các câu hỏi này trước hết em nào có thể xác định cho cô các trạng ngữ trong đoạn văn?
( Không nên lược bỏ, vì : các trạng ngữ a, b, d, g bổ sung ý nghĩa về tác giả giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn. Ngoài ra, các trạng ngữ trong các đoạn văn a có tác dụng tạo nên sự liên kết câu.)
* Vậy em nào có thể cho biết trạng ngữ có những công dụng gì?
- Học sinh đọc to khái niệm1.
-Tách trạng ngữ thành câu riêng.
- Gọi học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa
- Các em thử ghép 2 câu lại với nhau và tìm trạng ngữ có trong câu đó?
	(Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó)
- Vậy khi chúng ta nhìn vào nguyên văn thì trạng ngữ này có gì đặc biệt? (được tách ra thành câu riêng chứ không còn là cụm từ nữa)
- Việc tách trạng ngữ trên thành câu riêng có tác dụng gì? (Để nhấn mạnh ý rằng ngườiViệt Nam rất tự hào về tiếng nói của mình)
*Vậy khi sử dụng trạng ngữ ta cần chú ý điều gì?
Hoạt động 4: Luyện tập
-Hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập
+Bài tập 1: Tìm hiểu công dụng của trạng ngữ?
+Bài tập 2: Xác định cac trạng ngữ được tách riêng?,Nêu tác dụng?
 +Bài tập 3:Gợi dẫn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn trình bày những suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.
- Hướng dẫn tự học:
- Xác định các câu có thành phần trạng ngữ ( hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngữ) trong một đoạn văn đã học và nhận xét về tác dụng của các thành phần trạng ngữ(hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngữ) đó.
- Chuẩn bị ôn tập phần tiếng Việt cho tiết kiểm tra .
- Thế nào là câuu chủ động, câu bị động, tìm hiểu các loại câu trên chúng ta sẽ học ở tiết “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” sau tiết kiểm tra tiếng Việt.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Các nhóm thảo luận về công dụng của trạng ngữ
-Phân tích các ví dụ a,b
-Đại diện các nhoám nêu ý kiến
-Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Đọc các ví dụ trong SGK
-Thảo luận các yêu cầu của GV
-Tiến đến sự đồng thuận
-Hình thành khái niệm
-Củng cố lại hai khái niệm đã hình thành
-Các nhóm thực hành bài tập
-Bài tập 1:Tổ chức thi đua nhóm
Bài tập 2:Thực hành trong phiếu bài tập
-GV chấm và nhận xét
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
I. Công dụng của trạng ngữ.
a. Thường thường, vào khoảng đó è trạng ngữ chỉ thời gian
b. Sáng dậy è trạng ngữ chỉ thời gian
c. Trên giàn hoa lý è trạng ngữ chỉ địa điểm nơi chốn.
d. Chỉ độ tám giờ sáng è trạng ngữ chỉ thời gian
e. Trên nền trời cong cong è trạng ngữ chỉ địa điểm.
g. Về mùa đông è trạng ngữ chỉ thời gian.
-Hình thành khái niệm:
Trạng ngữ có những có những công dụng sau:
 +Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
 +Nối kết các câu, caác đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
VD : Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa về tương lai của nó. (trạng ngữ tách thành câu riêng)
-Hình thành khái niệm:
Trong mnột số trường hợp, để nhấn mạnh, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.
Luyện tập
-Bài tập 1: 
-Phần a:
 + “Ở loại bài thứ nhất”
 + “Ở loại bài thứ hai”
-Phần b:
 + “Đã bao lần”, “Lần đầu tiên chập chững bước đi”, “Lần đầu tiên tập bơi’, “Lần đầu tiên chơi bóng bàn”, “Lúc còn học phổ thông”
-Những trạng ngữ trên vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn.
-Bài tập 2:
 +Trạng ngữ tách thành câu riêng:
 @Năm 72 (Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước,)
 @Trong lúc.bồn chồn (Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu )
Hoạt động 3-Củng cố và dặn dò:
-Nhắc lại các khái niệm về trạng ngữ đã học
-Soạn trước bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
Tiết:90
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
-Kiến thức:
+Củng cố các kiến thức đã học về TiếngViệt (Nhận biết từ, hiểu rõ nghĩa của từ, thông hiểu các kiểu câu: rút gọn, đặc biệt, câu đơn,nhận biết được các dạng trạng ngữ )
+ Biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ các kiến thức về Tiếng Việt từ thấp đến cao.
-Kĩ năng:Từ nhận biết và thông hiểu, HS có thể vận dụng ở từng mức độ thích hợp
 +Trắc nghiệm:4 câu (2 điểm )
 +Tự luận:3 câu (8 điểm )
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:Đề kiểm tra,giấy
 2.Học sinh:On bài.
III.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1-Khởi động
-Giới thiệu bài:Tiết này đánh giá kĩ năng tiếng Việt của các em.
-Phát đề
-Hoạt động 2-Tiến hành kiểm tra
 +Quản lý giờ kiểm tra
 +Thu bài
-Hoạt động 3-Củng cố và dặn dò:
 +Đánh giá tiết kiểm tra
 +Dặn dò soạn bài sau: “Trả bài viết tập làm văn số 2”
Trường THCS Thạnh Phú Kiểm tra Tiếng Việt Điểm
Lớp:73 Thời gian:45phút 
Họ và tên:.
I.Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1:(1 điểm)
 a.Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn ?
 a.Người ta là hoa đất.
 b.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 c.Bán anh em xa mua láng giềng gần.
 d.Uống nước nhớ nguồn.
b.Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau?
 a.Trường giang
 b.Sơn hà
 c.Tương tự
 d.Du dương
Câu 2: (1điểm )
c.Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất từ “ngữ âm” trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”của Đặng Thai Mai?
 a.Thang bậc âm thanh
 b.Toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ
 c.Hệ thống các âm của một ngôn ngữ
 d.Chỉ bao gồm các nguyên âm trong một ngôn ngữ
d.Câu văn “Đêm đã về khuya.” Thuộc kiểu câu nào?
 a.Câu đơn
 b.Câu rút gọn
 c.Câu đặc biệt
 d.Câu bị động
II.Phần tự luận: (8điểm )
Câu 3:(8điểm)
1.Viết một văn bản ngắn (đề tài tự chọn ) có ba câu rút gọn (rút gọn chủ ngữ, rút gọn vị ngữ, rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. ) ?
2.Thế nào là câu đặc biệt? Cho một ví dụ minh họa (Cho biết ví dụ về câu đặc biệt đó dùng để làm gì) ?
3.Viết ba câu có các thành phần trạng ngữ xác định về thời gian, nơi chốn, muc đích?
Tiết:91
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I.Mục tiêu 
- Hệ thống hóa kiến thức cần thiết ( về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn.
- Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lứu ý và những lời cần tránh trong lúc làm bài.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
Các bước làm bài văn chứng minh.
2. Kĩ năng:
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là chứng minh trong đời sống?
 - Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận? Muốn cho văn nghị luận chứng minh có sức thuyết phục người viết phải làm gì?
-Giới thiệu bài: Vừa qua các em đã được tìm hiểu chung về kiểu bài nghị luận chứng minh. Vì thế trong tiết học này chúng ta cần chú trọng nhiều đến việc thực hành. Thầy sẽ giúp các em nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn chứng minh qua bài học : “Cách làm một bài văn chứng minh”
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Gọi học sinh đọc đề văn
Tìm hiểu đề
- Xác định yêu cầu chung của đề?
(Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn).
-Vậy em nào có thể cho biết luận điểm chính cần chứng minh là gì?
(con người có ý chí quyết tâm trong học tập, rèn luyện thì sẽ đạt được mục đích của mình).
- Từ đó các em hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì? (khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của “Chí” trong cuộc sống)
- “Chí” là gì?	 (có những hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó sẽ thành công trong sự nghiệp)
*	Chúng ta đã tìm hiểu và xác định được yêu cầu của đề, bây giờ chúng ta sẽ tìm lý lẽ và dẫn chứng cho đề.
- Xét về lý lẽ ta thấy dù bất cứ việc gì, xem ra vẻ giản đơn nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì liệu có làm được không? Huống gì ở đời, làm việc gì mà không gặp khó khăn, nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì cũng chẳng làm được gì.
- Xét về thực tế ta thấy xưa nay đã có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có ý chí mà thành công. Ví dụ anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà tốt nghiệp đại học; các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng, cô Pa-du-la bị mù mà vẫn trở thành người mẫu thời trang (người Anh)  Hay là các ví dụ trong văn bản Đừng sợ vấp ngã đều là những tấm gương kiên trì làm nên sự nghiệp.
*	Như vậy chúng ta đã thực hiện xong bước đầu tiên là tìm hiểu đề và tìm ý. Bước tiếp theo chúng ta sẽ lập dàn bài cho đề văn.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục bài văn nghị luận. Nhắc lại yêu cầu từng phần.
- Mở bài : Chúng ta cần phải làm gì ?
- Phần thân bài : tức là phần chúng ta sẽ dùng những lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh. Như ở phần tìm ý, chúng ta sẽ xét về mặt nào?
	(Xét về lý và xét về thực tế)
-
 Phần kết bài : chúng ta sẽ khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn của câu tục ngữ, những bài học bổ ích mà câu tục ngữ đã nêu lên và suy nghĩ của bản thân.
*Viết bài
- Sau khi tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài, bước tiếp theo là chúng ta phải viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Cho học sinh viết phần mở bài, một ý của phần thân bài và đoạn kết bài.
- Giáo viên có thể đọc vài đoạn văn mẫu cho học sinh nghe.
- Sau khi đã viết bài văn hoàn chỉnh, bước cuối cùng là chúng ta kiểm tra lại bài viết xem chúng ta có viết sai chính tả, hay lạc đề, chệch đề hay không để sửa chữa.
*Các em biết sắp xếp các trình tự bài làm theo các bước như thế là nắm được cách làm bài văn lập luận chứng minh rồi. Vậy em nào có thể nhắc lại cách làm bài văn lập luận chứng minh?
Hoạt động 3: Luyện tập
-Hướng dẫn các nhóm thực hành luyện tập
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm một số văn bản chứng minhđể làm tài liệu học tậyp.
- Xác định luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận.
- Chuẩn bị cho bài luyện tập lập luận chứng minh
 + Làm hết các yêu cầu hướng dẫn tự học ở nhà.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Đọc đề bài, tìm hiểu đề, tìm ý
-Các nhóm thảo luận lập dàn bài
-Viết bài
-Chữa bài
-Củng cố lại khái niệm.
-Thực hành luyện tập
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Hình thành kikến thức
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
* Đề bài : Nhân dân ta thường nói : “có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
- Xác đinh yêu cầu chung của đề (sgk)
- (Xác định phạm vi và tính chất của đề)
- Tìm ý cho đề bài văn.
2. Lập dàn bài : 
a.Mở bài : Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí. 
b.Thân bài:	
-Xét về lý : (phần chứng minh) +“Chí” là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được việc gì hết.
- Xét về thực tế :
+ Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được (nêu dẫn chứng).
c. Kết bài :
- Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn.
3. Viết bài :
*	Khi viết bài chúng ta chú ý giữa các câu, các đoạn trong bài văn cần phải có các phương tiện liên kết.
4. Đọc lại bài :
Hình thành khái niệm
- Các bước làm bài văn chứng minh:
 +Tìm hiểu đề, lập ý:Tìm vấn đề cần chứng minh (tức là tìm luận điểm tổng quát).Trên cơ sở đó để xác định các luận điểm và sắp xếp ý thành một dàn bài.
 +Lập dàn bài
 +Viết bài văn nghị luận chứng minh.
 +Đọc lại và sửa chữa bài văn chứngminh.
- Bố cục cảu bài văn lập luận chứng minh:
 +Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 +Thân bài:Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 +Kết bài:Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.Chú ý lời văn kết bài hô ứng với mở bài.
- Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý.
- Luyện tập
-Cách làm:tham khảo dàn bài đã nêu trong bài học
-Cả hai đề đều khuyên con người phải bền lòng.
-Điểm khác nhau:Đế 1 cần chứng minh theo chiều thuận, đề 2 cần chứng minh theo chiều nghịch.
- Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc khái niệm, nắm cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Làm phần luyện tập 1, 2.
Tiết 92
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I.Mục tiêu :
- Khắc sâu những hiểu biết về cách bài văn lập luận chứng minh.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
Cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý liến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
2. Kĩ năng:
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoaït ñoäng 1:khôûi ñoäng
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra về lí thuyết làm bài văn chứng minh?
-Giới thiệu bài:Tiết luyện tập này giúp chúng ta củng cố vững chắc hơn kĩ năng thực hành bài văn chứng minh.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
a,Tìm hiểu đề:
 -Cho học sinh đọc đề bài
 - Nêu vấn đề : Có 2 câu tục ngữ cùng nêu lên vấn đề “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
-Em hãy viết đề bài cho gợi ý trên.
-Các nhóm đọc câu b:
 +Em hãy diễn giải xem đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn có nội dung như thế nào?
-Thảo luận tiếp câu c:
 +Tìm những biểu hiện của đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn trong thực tế đời sống.Chọn một số biểu hiện tiêu biểu?
-Thảo luận tiếp câu hỏi d
 +Đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy nghĩ gì?
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
- Chuẩn bị cho bài viết TLV bài số 05 ở nhà.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-
Dựa vào đề văn ở SGK, HS viết thành các đề văn có nội dung tương tự
-Thảo luận yêu cầu của câu b
-Nêu ý kiến của mỗi nhóm
_-Thảo luận câu c, đại diện các nhóm nêu ý kiến
-Mỗi nhóm nêu suy nghĩ của nhóm mình
-Sau đó dưạ vào những suy nghĩ này để thiết lập dàn ý
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
 Hình thành kiến thức
- Kiểm tra lại phần hướng dẫn tự học ờ nhà.
-Nhắc lại phần khái niệm đã học ở tiết trước.
uTiến trình tổ chúc các hoạt động:
 a.Tìm hiểu đề: 
1/ Tục ngữ Việt Nam có những câu quen thuộc “Ăn  nguồn”
	Em hãy chứng minh vấn đề nêu lên trong 2 câu tục ngữ ấy.
2/ “Ăn  nguồn”. Bằng những dẫn chứng cụ thể trong thực tế đời sống, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
Gọi học sinh đọc câu b và trả lời.
+ Ta phải viết đoạn văn để diễn giải cho rõ điều phải chứng minh, đoạn diễn giải này sau phần mở bài trước khi đi vào phần dẫn chứng.
 Học sinh đọc câu c và trả lời câu hỏi
+ Xây dựng hệ thống luận điểm của bài làm trên cơ sở thời gian (xưa nay, trước sau)
*	Ngày xưa : Nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương, xây dựng tượng đài các vị anh hùng, tổ chức những ngày lễ kỷ niệm, ngày mật của các vị anh hùng.
*	Ngày nay : Tiếp tục truyền thống nhớ ơn. Lấy ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sỹ. Xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
*	Dẫn chứng :
 - Trong gia đình : Nhân dân ta nhắc nhở con cháu biết kính yêu ông bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên.
 - Ngoài xã hội : Nhớ ơn anh hùng liệt sỹ có công 
 -Học sinh biết ơn thầy cô.
 HS đọc câu hỏi d và nêu suy nghĩ:Những suy nghĩ của các em là cơ sở hình thành các luận cứ cho bài viết (Có thể tham khảo thêm các đoạn văn mẫu đã học.)
 *Viết đoạn văn triển khai một luận cứ.
 * Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
 * Tiếp theo cho HS lập dàn ý cho bài văn nghị luận chứng minh này
A.Mở bài:
Nêu các khía cạnh cần giải thích, chứng minh của luận đề.
 + Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người.
 + Dân tộc việt nam là một dân tộc đã sống theo đạo lí đó.
B.Thân bài:
- Luận điểm giải thích:Tại sao chịu và biết ơn là đạo lí làm người.
- Luận điểm chứng minh:có ba luận cứ:
 +Luận cứ 01:Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lí đó.
 +Luận cứ 02: Nhắc lại một số ngày lễ tiêu biểu của nước ta.
 +Luận cứ 03: Chứng minh bằng một số phong trào mang ý nghĩađạo lí, xã hội .
C.Kết bài:
- Khẳng định luận đề.
- Nêu suy nghĩ của em.
Hoạt động 3-Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét luyện tập
- Chuẩn bị cho bài viết số 05	- 
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 28/01/2011
Lê Lĩnh Nam
 Đáp án
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm (2 điểm )
Câu 1
a
a
b
d
0.5
0.5
Câu 2
c
c
d
a
0.5
0.5
Câu
3
 Tự luận ( 6 điểm )
1.Viết được ba câu rút gọn theo yêu cầu.
2.Nêu khái niệm câu đặc biệt (1đ) ,cho ví dụ và phân tích rõ câu đặc biệt dùng để làm gì? ( 1 )
3.Viết được ba câu có thành phần trạng ngữ theo yêu cầu.
3
2
3

Tài liệu đính kèm:

  • docganv7t25chuan.doc