Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 16

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 16

A. Mục tiêu.

 Giúp học sinh nắm được chuẩn mực sử dụng từ: sử dụng đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, không lạm dụng từ địa phương.

 Có ý thức khắc phục những nhược điểm của bản thân, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói, viết, tránh thái độ cẩu thả.

B. Chuẩn bị:

 Gv: G/án; Dụng cụ dạy học.

 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.

C. Tiến trình lên lớp.

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm trạ: Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ? Cho ví dụ và phân tích?

 III. Bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 61. Chuẩn mực sử dụng từ
A. Mục tiêu.
 Giúp học sinh nắm được chuẩn mực sử dụng từ: sử dụng đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, không lạm dụng từ địa phương.
 Có ý thức khắc phục những nhược điểm của bản thân, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói, viết, tránh thái độ cẩu thả. 
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; Dụng cụ dạy học.
 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm trạ: Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ? Cho ví dụ và phân tích?
 III. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- Hs đọc 3 ví dụ mục I, sgk (166).
? Các từ in đậm trong những ví dụ đó dùng sai ntn? Nguyên nhân sai? 
? Em hãy chữa lại cho đúng?
- Hs trả lời, gv chốt ý.
* Hoạt động 2.
- Hs đọc ví dụ mục II (tr-166)
? Em hãy cho biết các từ in đậm dùng sai ntn?
( dùng ko phù hợp về nghĩa ).
? Em hãy sửa lại cho thích hợp. Vì sao em sửa như thế?
- Hs thảo luận, giải thích.
- Hs đọc kĩ ví dụ mục III.
Theo em, nguyên nhân mắc lỗi ở đây là gì?
* Hoạt động 3.
- H đọc VD.
 Hãy cho biết các từ in đậm dùng sai ntn? Vì sao?
? Em hãy sửa lại cho đúng!
* Hoạt động 4.
? Em hãy cho biết, trong trường hợp nào không sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt?
- Gv đưa ra một vài ví dụ về việc lạm dụng từ địa phương mà gây ra những hiểu lầm tai hại đối với người nghe cũng như việc lạm dụng từ Hán Việt sẽ gây tức cười cho người nghe.
* Hoạt động 5.
? Tại sao ta ko nên lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt?
? Qua tất cả những điều vừa tìm hiểu, em hãy cho biết, khi sử dụng từ phải đạt được những chuẩn mực nào?
- Hs đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ sgk (167).
- GV chốt ý.
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. 
 1. Ví dụ: sgk (166)
 2. Nhận xét.
- “dùi” - “vùi”: sai âm (do cách phát âm).
- “tập tẹ” - “bập bẹ”, “tập tọe”: sai âm (do âm gần nhau, nhớ ko chính xác).
- “khoảng khắc” - “khoảnh khắc”: sai chính tả (do gần âm).
II. Sử dụng từ đúng nghĩa.
 1. Ví dụ: (sgk-166)
 2. Nhận xét.
- “sáng sủa”: nhận biết bằng thị giác.
 Thay bằng “tươi đẹp”, “khởi sắc”~ tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
- “cao cả”: lời nói việc làm có phẩm chất tuyệt đối.
 Thay bằng “có giá trị”, “sâu sắc”.
- “biết”: Nhận thức được, hiểu được.
 Thay bằng “phải có” (tồn tại)
" Sử dụng từ chưa đúng nghĩa do không nắm vững k/n của từ, không phân biệt được các từ đồng nghĩa, (gần nghĩa.)
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
 1. Ví dụ: (sgk- 167)
 2. Nhận xét.
- “hào quang”(danh từ - ko trực tiếp làm VN) -> “hào nhoáng”.
- “ăn mặc”(động từ - ko trực tiếp làm CN) -> “sự ăn mặc”.
- “thảm hại”(tính từ - ko làm BN cho tính từ “nhiều” -> “đã chết rất thảm hại”.
- “giả tạo phồn vinh” - “phồn vinh giả tạo”. 
 (sai về trật tự từ)
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
 1. Ví dụ: (sgk -167)
 2. Nhận xét.
- “lãnh đạo”: người đứng đầu các tổ chức hợp pháp chính nghĩa -> sắc thái tôn trọng.
 -> “cầm đầu”: ~ tổ chức phi pháp, phi nghĩa -> sắc thái coi thường.
- “chú hổ” -> gọi thân mật con vật đáng yêu.
 -> “nó, con” : gọi con vật hung dữ.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
(1). Không nên dùng từ địa phương trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (VB hành chính, VB chính luận).
(2). Không nên lạm dụng từ HV khi có từ thuần Việt tương đương (Trừ trường hợp VB cần sắc thái trang trọng).
 * Ghi nhớ: sgk (167).
IV. Củng cố. GV khái quát ND bài.
V. Dặn dò.	- Nắm bài học. Vận dụng sửa sai, trau dồi vốn từ.
 	- Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm. 
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 62: ÔN TÂP văn biểu cảm
A. Mục tiêu.
 Học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm; Phân biệt tự sự, miêu tả với tư cách là phương thức biểu đạt với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; Thấy rõ vai trò của tự sự, miêu tả đối với văn biểu cảm.
 Rèn cách lập ý, lập dàn bài và cách diễn đạt cho một bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:	Gv: G/án; Dụng cụ dạy học.
 	Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm trạ : Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
? Thế nào là văn biểu cảm?
- Hs lần lượt trả lời, bổ sung.
? Muốn bày tỏ thái độ, t/c, sự đánh giá của mình cần phải có yếu tố gì? Tại sao?
? Em hãy cho biết, vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm là gì?
* Hoạt động 2.
? Văn biểu cảm có gì khác so với văn miêu tả và văn tự sự? Lấy ví dụ?
( + Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng 
-> để ta cảm nhận được nó. Còn ở văn biểu cảm: mượn đặc điểm, phẩm chất của đối tượng để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
 + Văn tự sự tức là kể từ đầu đến cuối một sự việc nào đó. Còn trong văn biểu cảm chỉ kể những câu chuyện để lại ấn tượng sâu đậm ).
- Gv: Cần phân biệt tương đối rạch ròi 3 kiểu vb nhưng ko nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa 3 kiểu vb.
* Hoạt động 3.
? Khi làm một bài văn biểu cảm, em cần thực hiện những bước nào?
 ( + Tìm hiểu đề.
 + Tìm ý.
 + Lập dàn bài ).
? Em hãy cho biết, văn biểu cảm gồm mấy loại?
( Gồm 3 loại: + Biểu cảm về sự vật.
 + Biểu cảm về con người.
 + Biểu cảm về tác phẩm ).
? Dàn bài khái quát cho mỗi loại văn biểu cảm trên là gì?
( Học sinh chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm viết ra vở một dàn bài khái quát cho một loại văn biểu cảm ).
- Gv gọi một vài đại diện trả lời.
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung. 
- Hs thảo luận làm dàn ý, trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs tập viết đoạn.
? Em hãy cho biết, từ phần ôn tập em rút ra kinh nghiệm gì cho bài viết văn biểu cảm học kỳ sắp tới?
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4.
G hướng dẫn H tìm hiểu đề, ý.
Yêu cầu H viết phần MB.
I. Những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.
1. Khái niệm.
- Văn b/c: là kiểu vb bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người với th/nh, cuộc sống.
2. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn b/c.
- Tự sự, miêu tả là phương tiện để người viết biểu hiện t/c.
- Thiếu 2 yếu tố trên thì t/c mơ hồ, ko cụ thể vì t/c, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
II. So sánh yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm với văn miêu tả, tự sự.
1. Văn tự sự.
 - Kể lại câu chuyện có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. (Tái hiện sự kiện)
2. Văn miêu tả.
 - Nhằm tái hiện đối tượng, để người đọc, người nghe hình dung được rõ về đối tượng ấy.
3. Văn biểu cảm.
 Mượn tự sự, miêu tả để bộc lộ thái độ, t/c và sự đánh giá của người viết.
III. Lập ý – dàn bài bài văn biểu cảm.
 Lập dàn ý cho đề văn b/c: 
 “Cảm nghĩ mùa xuân”.
Bước 1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Kiểu vb: PBCN (văn b/c)
- Đối tượng: Mùa xuân.
- Yêu cầu: bày tỏ thái độ, t/c, sự đánh giá.
- Mục đích: Yêu quý mx....
Bước 2. Lập dàn ý.
MB: - Giới thiệu mx.
 - Nêu cảm xúc chung.
TB: 
(1) Mùa xuân của th/nh: cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông...
(2) Mùa xuân của con người: tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ.
(3) PBCN.
- Thích/ko thích mx? Vì sao?
- Kể, tả để bộc lộ cảm nghĩ thích/ ko?
- Giải thích vì sao mong đợi/ ko mong đợi mx?
KB: Nêu cảm xúc chung.
Bước 3: Diễn đạt.
IV. Luyện tập:
 Cảm nghĩ của em khi đi qua cánh đồng lúa chín.
VI. Củng cố. 	- Gv Nhận xét thái độ của Hs trong tiết ôn tập.
V. Dặn dò. 	- Hoàn thành dàn ý chi tiết, đoạn văn.
 	- Làm dàn ý biểu cảm về tác phẩm văn học “Bánh trôi nước”. 
 	- Chuẩn bị: Mùa xuân của tôi.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
..
...
===========================
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 63. Mùa xuân của tôi 
 (Vũ Bằng) 
A. Mục tiêu.
 Học sinh cảm nhận được nét đẹp riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân tươi đẹp của Hà Nội và đất Bắc; Thấy được tình quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả đối với Hà Nội được thể hiện qua ngôn từ, h/a giàu cảm xúc và nhịp điệu. Từ đó, ta càng yêu mến Hà Nội.
 Rèn đọc, cảm nhận tùy bút - hồi kí.
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án.
 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra: Tại sao t/g khuyên những người ăn cốm ko nên ăn vội mà phải ăn thật thong thả và ngẫm nghĩ? Qua bài viết em hiểu về thái độ, t/c của t/g ntn?
 III. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:
- Hs đọc chú thích (*) sgk 175, cho biết vài nét về tác giả Vũ Bằng.
- Gv nhận xét, bổ sung.
? Xác định h/c sáng tác và xuất xứ của vb? Hoàn cảnh đó có ý nghĩa gì?
- Gv hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt. Chú ý những câu cảm.
- Gv đọc đoạn đầu, 2 - 3 hs đọc tiếp, nhận xét về cách đọc của bạn.
- Gv kiểm tra việc học chú thích của hs.
? Em hãy cho biết, tp này được viết theo thể loại nào? Cùng thể loại với tp nào đã học?
? Em hãy cho biết, vb gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
(Gồm 3 phần:
 + Từ đầu ... “mê luyến mùa xuân”
 + Tiếp ... “mở hội liên hoan”
 + Phần còn lại ).
? Bài viết cho em cảm nhận về cảnh sắc, ko khí ở đâu? Tâm trạng của t/g ntn? 
? Hãy diễn đạt nội dung của vb bằng 1 - 2 câu?
* Hoạt động 2: 
H đọc đoạn văn đầu.
 Quan sát 2 câu đầu và cho biết: Trong lời BL này t/g sử dụng với dụng ý gì?
 Theo dõi câu 3: nx biện pháp ngôn từ và nêu t/d của nó?
 T/g liên hệ t/c mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó với các hiện tượng thiên nhiên. Theo em cách liên hệ này có t/d gì?
 Đoạn văn trên đã bộc lộ thái độ và t/c nào của t/g với mùa xuân quê hương? 
 Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở HN, đất Bắc đc gợi tả bằng những chi tiết nào?
Những điều đó gợi 1 bức tranh xuân đất bắc ntn?
T/g gọi mùa xuân đất bắc – HN là “mùa xuân thánh thần của tôi” có ý nghĩa gì?
 Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người ntn?
Những t/c gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng t/g khi mùa xuân đến?
Em có n/x gì về giọng điệu của đoạn văn này?
Như thế qua đoạn văn này, t/g đã cảm nhận đc những điều kì diệu nào của mùa xuân?
T/c nào của t/g dành cho mùa xuân đc bộc lộ?
H đọc đoạn văn 3.
N/v đã nêu những đặc điểm gì về hoa trái, khí hậu, về bầu trời, về bữa cơm bình thường trở lại của những ngày rằm tháng giêng sau tết? 
T/g đã nêu các chi tiết đó với cảm xúc ntn qua cách sử dụng từ ?
* Hoạt động 3.
? Qua văn bản, em cảm nhận được những nội dung gì?
? Hãy khái quát lại nghệ thuật tuỳ bút của Vũ Bằng qua văn bản?
* H đọc Ghi nhớ (Sgk)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.(1913 - 1984)
- Là nhà văn, nhà báo.
- Viết nhiều về thể loại tuỳ bút, bút ký, tr/ngắn.
- Ông sống ở Sài Gòn sau năm 1954 nên luôn nhớ thương đất Bắc.
 Trích “Thương nhớ mười hai” - bài “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”.
2. Đọc, giải thích  ...  của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: (15p)
- Gv giới thiệu vắn tắt vài nét về tác giả.
- Giới thiệu về Sài Gòn: lịch sử, tên, sự kiện nổi bật.
G. Hướng dẫn Hs cách đọc.
- Hs đọc, nhận xét.
- Gv kiểm tra chú thích.
* Hoạt động 2(15p)
? Vẻ đẹp của Sài Gòn trong vb được tác giả khắc hoạ ở những phương diện nào?
(Khí hậu, thiên nhiên, cuộc sống, sinh hoạt và phong cách người Sài Gòn ).
? Sài Gòn được giới thiệu khái quát là một đô thị ntn?
? Điều đó được diễn tả bằng hình ảnh nào?
? Em hãy nhận xét về hình ảnh trên và cho biết tác dụng của nó?
- Hs phát hiện, suy luận.
? Nêu những nét đặc trưng của khí hậu Sài Gòn?
? Em thấy thiên nhiên Sài Gòn có gì đáng nói?
( Thiên nhiên đang bị con người tàn phá) 
? ở đây, thái độ của tác giả ntn? 
(Phê phán).
? Người Sài Gòn hiện lên qua những phương diện nào? Con người Sài Gòn có đặc điểm gì?
( Cách ăn nói, tính cách, trang phục, dáng vẻ, cách xã giao ... ).
? Bài văn sử dụng phương thức biểu đạt gì? Tìm những lời văn b/c trực tiếp t/y Sài Gòn của t/g?
? Điệp ngữ “Tôi yêu” có t/d gì? Em hiểu gì về tình cảm của tác giả qua câu: “thương mến bao nhiêu cũng không uổng công hoài của ”?
? Qua những dòng văn đầy trách móc và nuối tiếc, em cảm nhận được thêm điều gì về t/g?
* Hoạt động 3 (5p)
? Bài văn “Sài Gòn tôi yêu” đem lại cho em những hiểu biết nào mới mẻ về cuộc sống, con người Sài Gòn?
? Theo em, sức truyền cảm của bài văn này là do đâu?
- Hs đọc phần ghi nhớ sgk.
? Em biết bài thơ, bài hát nào về Sài Gòn? Qua đó, em thấy tình cảm nào của mọi người đối với Sài Gòn?
- Hs trả lời, gv nhận xét.
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả, tác phẩm.
- Quê ở Quảng Nam nhưng sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
- Có nhiều bút ký, tuỳ bút viết về Sài gòn: “Sài Gòn dậy sớm”, “Hương đêm ngoại thành”, “Nhớ Sài Gòn” ... 
-Trích từ “Nhớ Sài Gòn”.
2. Đọc, chú thích.
- Cách đọc: giọng hồ hởi, vui tươi, chú ý từ địa phương.
3. Thể loại: Tuỳ bút.
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
1. Vẻ đẹp của Sài Gòn.
+ Đặc điểm chung:
- Một đô thị trẻ trung, nhộn nhịp và năng động.
- So sánh, tính từ, thành ngữ: tô đậm nét trẻ trung của Sài Gòn.
+ Khí hậu:
- Nhiều nắng, mưa.
- Không có mùa đông.
- Thay đổi thất thường.
+ Con người Sài Gòn:
- Cởi mở, mến khách, dễ hòa hợp.
- Ăn nói tự nhiên, bộc trực, thẳng thắn, chân thành, ít tính toán.
 Các cô gái Sài Gòn:
- Giản dị trong ăn mặc, khỏe khoắn.
- Đẹp trong cách chào hỏi, ứng xử, dáng đi, nụ cười.
- Bất khuất, kiên cường trong bom đạn.
-> Đó là vẻ đẹp truyền thống mang bản sắc riêng.
2. Tình yêu Sài Gòn của nhà văn.
+ Điệp ngữ “ tôi yêu ”. 
 - Nhấn mạnh Sài Gòn có nhiều điều đáng yêu.
 - Tình cảm chân thành, nồng nàn, tha thiết.
+ “ Thương .... của ”:
 - Yêu Sài Gòn đến độ hết lòng.
 - Mong muốn đóng góp sức mình cho Sài Gòn.
 + Mong mọi người đến và yêu Sài Gòn.
-> T/c tự nhiên, chân thành, tha thiết.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Sài Gòn mang vẻ đẹp của một đô thị trẻ trung, hoà hợp.
- Người Sài Gòn có nhiều đức tính tốt: hồn nhiên, chân thành, cởi mở.
- Là mảnh đất đáng để chúng ta yêu mến.
2. Nghệ thuật.
- Cách viết độc đáo, sử dụng so sánh, nhân hoá sáng tạo.
- Sự am hiểu kết hợp với tình cảm và những suy ngẫm sâu sắc.
IV. Luyện tập : (2p) 
 G hướng dẫn H làm bài tập vào vở bài tập.
V. Củng cố - Dặn dò.(1p) 
 - Nhắc lại nội dung kiến thức.
 - Học bài. Bài tập 2 (173).
 - Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
..
..
===============================
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 65: luyện tập sử dụng từ
A. Mục tiêu.
 	Thông qua hệ thống bài tập củng cố cho học sinh về cách sử dụng từ đúng chuẩn: chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách. Rèn luyện các kĩ năng về từ, sửa lỗi dùng từ. 
 	Mở rộng vốn từ, bồi dưỡng năng lực, hứng thú cho hs về bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 	Gv: G/án; bảng phụ.
 	Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 	I. ổn định tổ chức.
 	II. Kiểm tra: Đan xen vào bài.
 	III. Bài mới.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: (15p)
- Gv yêu cầu học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 (Theo nhóm)
- Gv gọi một vài hs trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt đáp án. 
* Hoạt động 2: (7p)
? Từ “đẹp” có thể kết hợp với các từ ngữ sau:
 - đẹp kinh khủng.
- đẹp chết người.
 Theo em, các cách kết hợp trên có được chấp nhận ko?
- Hs thảo luận.
* Hoạt động 3: (8p)
- Hs thi tìm nhanh mở rộng từ. Phân loại từ ghép, từ láy. Tìm hiểu nghĩa của từ. (Bài 4)
- Hs đọc các bài tập làm văn của mình, ghi lại những từ đã dùng sai về âm, chính tả, nghĩa, tính chất ngữ pháp và sắc thái biểu cảm. Nêu cách sửa theo mẫu sgk - 179. 
* Hoạt động 4: (10p)
- Gv nêu một số từ trong câu văn biểu cảm qua các bài tuỳ bút đã học.
- Hs phân tích giá trị biểu cảm của các từ đó.
- Gv nhận xét, bổ sung.
? ý nghĩa của việc dùng từ địa phương trong văn biểu cảm?
- Gv chốt điều cần lưu ý. 
1. Bài 1: Sửa lỗi dùng từ sai chuẩn.
Nhóm 1,2.
1. Tiếng suối trong bài “Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh rất trong trắng.
2. Sau khi chọn được hoàng tử nối ngôi, vua cha rất hý hửng.
3. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến số phận thật là nhỏ nhen.
4. Thời gian tôi và Hiếu bên cạnh nhau thật ngắn ngủn.
5. Ăn uống phải chừng mực mới tốt cho sức khoẻ.
6. Em bố thí cho bạn Lan một món quà đáng yêu vào ngày Nô - en.
7. Bức tranh em tôi vẽ rất đẹp đẽ.
Nhóm 3,4.
1. Ngôi nhà mới của tôi rất nhiều hoa, thật ánh sáng.
2. Những đỏ chói thật chói mắt. 
3. Trong rừng có rất nhiều muôn thú.
4. Những đôi mắt ngây ngô, trong sáng chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo.
5. Muốn có bài văn hay, phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội.
6. Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người.
7. Đây là bộ phim trưởng rất hay.
2. Bài 2. Nhận xét cách sử dụng từ.
 Kết hợp từ: “đẹp kinh khủng”.
 “đẹp chết người”.
-> Có thể được chấp nhận. Các từ “kinh khủng, chết người” đã bị biến đổi, chỉ mức độ cao của t/c do tính từ đi kèm biểu thị.
3. Bài 3. Mở rộng từ. 
Phân loại từ ghép, từ láy. Tìm hiểu nghĩa của từ.
a, Các tiếng: Sét - xét.
b, Yếu tố HV: “tiêu”.
4. Bài 4: Phân tích giá trị biểu cảm của các từ ngữ.
a, Từ ngữ dùng đúng chuẩn.
b, Từ địa phương: riêu riêu, ui ui, thị thiềng, chút chiu, chơn thành ...
IV. Củng cố.(2p)
 - Dùng từ đúng chuẩn. Cách trau dồi vốn từ.
V. Dặn dò.(1p)
 - Chú ý rèn chính tả, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong nói, viết.
 - Ôn tập kiến thức, mở rộng từ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
..
..
===============================
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 66: ôn tập tác phẩm trữ tình
A. Mục tiêu.
 	- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và đặc điểm nghệ thuật của ca dao, thơ trữ tình.
 	- Củng cố những kiến thức cơ bản về những bài thơ trữ tình đã học. Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, phân tích 1 số tp trữ tình.
B. Phương pháp.
 	- Hệ thống hóa kiến thức, củng cố.
C. Chuẩn bị:
 	Gv: G/án; Dung cụ dạy học.
 	Hs: Chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp.
 	I. ổn định tổ chức.(1p)
 	II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: (8p)
Hs liệt kê tác giả, tác phẩm.
- Hai hs đưa bài cho nhau để kiểm tra, đánh dấu chỗ chưa chính xác và đọc trước lớp.
- Hs nhận xét, bổ sung, sửa lỗi.
? Tại sao Lí Bạch, Đỗ Phủ được gọi là “Tiên thơ”, “Thánh thơ”?
* Hoạt động 2(8p)
? Ng.Trãi, Ng. Khuyến viết 2 bài thơ trên trong hoàn cảnh nào?
- Hs khớp tên tác phẩm và nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện.
- Hs kiểm tra chéo.
- Gv chốt đáp án, hs chữa bài.
? Chỉ rõ những tp thấm đượm t/c với th/nh gắn liền với t/y quê hương đất nước?
 ( Bài 2,7,8)
? Trong thơ cổ bút pháp tả cảnh, tả tình ko tách rời gọi là bút pháp gì? (Tả cảnh ngụ tình.)
* Hoạt động 3: (7p)
- Hs sắp xếp lại tên tác phẩm cho khớp với thể thơ.
? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ...?
- Hs thảo luận nhóm bài tập 4,5. 
Giải thích, bổ sung.
- Gv chốt đáp án.
* Hoạt động 4: (7p)
H chọn những đáp án đúng.
G. Nhận xét, chốt.
* Hoạt động 5: (10p)
H chọn và điền những từ thích hợp.
G nhận xét, chốt.
? Ca dao châm biếm, trào phúng thuộc thể loại trữ tình ko? Vì sao?
? Cho ví dụ minh họa cho các BPTT trên của ca dao?
- Gv chốt lại: thơ và ca dao là những tác phẩm trữ tình tiêu biểu. Tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi mang nặng tính chất trữ tình như tuỳ bút.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt đáp án.
1. Bài 1: Tác giả , tác phẩm.
1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lí Bạch.
2.Phò giá về kinh - Trần Quang Khải.
 3. Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
4. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh.
5. Ngẫu nhiên viết ... - Hạ Tri Chương..
6. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến.
7. Buổi chiều đứng ... - Trần Nhân Tông.
8. Bài ca nhà tranh... - Đỗ Phủ.
2. Bài 2: Nội dung tư tưởng.
1. Bài ca nhà tranh...: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
2. Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng...
3. Ngẫu nhiên viết...: T/c quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới về quê.
4. Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
5. Tiếng gà trưa: T/c quê hương, g.đ qua những kỉ niệm tuổi thơ.
6. Côn Sơn ca: Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với quê hương.
7. Cảm nghĩ trong đêm...: T/c qh sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
8. Cảnh khuya: T/y thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
3. Bài 3. Thể loại.
1.Sau phút chia li - Song thất lục bát.
2.Qua Đèo Ngang - Thất ngôn bát cú.
3.Côn Sơn ca - Lục bát (bản dịch).
4.Tiếng gà trưa - Ngũ ngôn.
5.Cảm nghĩ ... - Ngũ ngôn tứ tuyệt.
6.Sông núi nước Nam - Thất ngôn tứ tuyệt.
4. Bài 4: Trắc nghiệm.
- ý kiến ko chính xác: a, e, i, k.
5. Bài 5: Điền từ.
a, tập thể và truyền miệng.
b, lục bát.
c, so sánh, ẩn dụ,nhân hóa, điệp, (tiểu) đối, cường điệu, nói giảm, câu hỏi tu từ, chơi chữ, các mô típ...
Ví dụ:
a, Thân em như chẽn lúa đòng đòng....
b, Đứng bên ni đồng...
c, Ước gì sông rộng một gang...
d, Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai?
*. Một số điểm cần lưu ý.
1. So sánh ca dao - thơ:
+ Giống: T/c, cảm xúc cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của cộng đồng.
+ Khác: - Thơ: T/g là cá nhân.
 - Ca dao: T/g là tập thể.
2. Chủ thể trữ tình.
3. Nhân vật trữ tình.
 * Ghi nhớ (182).
IV. Củng cố.(2p)
 Gv khái quát những nội dung kiến thức cơ bản.
V. Dặn dò.(1p)
 - Ôn tập nắm chắc kiến thức.
 - Bài tập 3 (192). Viết 1 bài văn b/c ngắn về 1 tp trữ tình mà em thích.
 - Chuẩn bị: Tiết sau học tiếp.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
.
===============================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 16-17 - Nam hoc 2011-2012.doc