Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 5

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khi phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ

- Bước đầu hiểu về hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngụ ngôn tứ tuyệt đường luật

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng ba văn bản những câu hát than thân

 3. Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
tiết 17: Văn bản: sông núi nước nam, Phò giá về kinh
A. mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khi phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ
- Bước đầu hiểu về hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngụ ngôn tứ tuyệt đường luật
B. tổ chức các hoạt động dạy- học
 	1. ổn định tổ chức
 	2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng ba văn bản những câu hát than thân
 	3. Bài mới 
hoạt động của GV và HS
nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn HS đọc
? Em hãy nhận dạng về cấu trúc bài thơ?
? Cấu trúc thơ như vậy gọi là gì? 
I. đọc, giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản
1. Đọc
 2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
-Toàn bài gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Vần ở bài Nam quốc sơn hà: vần “ư” hiệp cuối câu 1,2,4 ( cư, thư, hư) . Vần ở bài Phò giá về kinh: hiệp ở tiếng cuối câu 2 và 4.
- > Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
A. Phân tích bài Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam được xem là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
 a) Nội dung tuyên ngôn độc lập là gì?
 b) Nội dung tuyên ngôn được cụ thể như thế nào?
? Theo em: “Sông núi nước Nam” có nghĩa là gì?
Theo em , ở phần phiên âm câu thơ đầu tiên toát lên tư tưởng nào của tuyên ngôn độc lập?
? Em có nhận xét gì về lời thơ, từ ngữ, hình ành được sự dụng trong bài thơ?
? ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc được biểu đạt trực tiếp hay gián tiếp?
I. tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
 2. Thể loại: 
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
- Lời tuyên bố về chủ quyền của nước ta.
- Nội dung tuyên ngôn được cụ thể:
 + Nêu tư tưởng chủ quyền dân tộc Việt Nam (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
 + Xác định tính tất yếu chân lí đó (Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
 + Cảnh báo quân xâm lược (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
 + Khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền của chúng ta (Chúng mày nhất định phải tan vỡ).
- Là giang sơn đất nước Việt Nam. Là lãnh thổ của người Việt Nam
- Khẳng định nước Việt Nam thuộc chủ quyền của người Việt Nam.
- Lời thơ ngắn gọn, sáng rõ, từ ngữ chính xác. lời khẳng định chủ quyền được thể hiện cương quyết, hào hùng.
- ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc biểu đạt trực tiếp qua việc cảnh báo kẻ thù
B. Phân tích bài Phò giá về kinh
? Em hiểu gì về tác giả Trần Quang Khải?
? Giới thiệu sơ lược về thể thơ?
? Hai câu đầu được dịch nghĩa như thế nào?
? Những chiến công nào được nhắc tới trong câu thơ này?
? Các chiến công đó gợi nhắc những sự kiện lịch sử nổi tiếng nào của dân tộc ta trong quá khứ?
? Lời thơ trên có gì đáng chú ý về:
- Cách dùng từ - Cách nhắc tới địa danh
- Cách tạo đối xứng - Giọng điệu
? Tác dụng của các yếu tố đó mang lại là gì?
? Nghĩa của hai câu thơ cuối là gì?
? Lời thơ đó nói về vấn đề gì?
? Tác giả đã mong ước một đất nước như thế nào?
? “Tu trí lực” có nghĩa là dốc hết sức mạnh. Điều này cho thấy tác giả mong mỏi gì ở dân tộc?
? Điều này cho thấy tư tưởng và tình cảm nào của tác giả được bộc lộ trước vận mệnh cảu đất nước?
I. tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
 2. Thể loại: Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Hào khí chiến thắng xâm lược
 Đoạt sáo Chương Dương độ
 Cầm Hồ Hàm Tử quan
- Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, bắt quân Hồ Hàm Tử.
- Hai chiến thắng: Chương Dương và Hàm Tử
- Hai trận thắng lớn trên sông hồng thời Trần đánh thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Dùng động từ mạnh đặt đầu câu liên tiếp (đoạt, cầm)
- Địa danh nổi tiếng
- Câu trên đối với câu dưới cả về : thanh , nhịp, ý.
- Giọng khoẻ khoắn, hùng tráng
 Tác dụng: Tái hiện lại không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc đối đầu với giặc Nguyên – Mông. Phản ánh thất bại nặng nề của kể thù.
2. Khát vọng thái bình của dân tộc
- Thái bình rồi nên dốc hết sức lực, Muôn đời vẫn có sông này.
- Nói về xây dựng đất nước thời bình
- Một đất nước vững bền mãi mãi ( non nước ngàn thu )
 - Khi đất nước đã thái bình, chúng ta cần tập trung hết công sức vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh, không nên quá say sưa với chiến thắng.
- Chuộng hoà bình
- Hy vọng vào tương lai sáng
- Tin ở sức mạnh xây dựng của nhân dân
III. Luyện tập
1. Nội dung của bài thơ này là gì ? 
Bài thơ thể hiện tinh thần tự hào bởi những chiến thắng vang dội ở bến Chương Dương và Cửa Hàm Tử đem lại thái bình cho đất nước. đông thời bài thơ còn thể hiện khát vọng lớn lao của dan tộc là xây dựng đát nước vững mạnh về mọi mặt để giữ vững non sông gấm vóc ngàn đời.
2. Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh có mối quan hệ khăng khít về nội dung. Theo em mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào?
Bài Sông núi nước Nam là một bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc ta,. Còn bài thơ Phò giá về kinh lại chứng minh cho sự tuyên bố hùng hồn của nọi bài Sông núi nước Nam.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 18: từ hán việt
A. mục đích cần đạt 
 	Gúp HS:
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt
- Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt
B. tổ chức các hoạt động dạy – học
 	1. ổn định lớp:
 	2. Bài cũ: 
? Nêu những điểm giống nhau về nội dung và hình thức của hai bài thơ “ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh”
Gợi ý trả lời
+ Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
 	+ Về hình thức: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm, cảm xúc hoà trong ý tưởng.
3. Bài mới
hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt
? Giải nghĩa các từ “ Nam, quốc, sơn , hà” ? Tiếng nào có thể dùng độc lập để tạo câu?
? Tiếng “ thiên “ trong “ thiên thư” nghĩa là “ trời”. Vậy tiếng “ thiên “ trong các từ Hán- Việt sau có nghĩa là gì?
 - Thiên kỉ, Thiên niên kỉ , Thiên đô về Thăng Long
HS: Đọc ghi nhớ.
Nhắc lại khái niệm và các loại từ ghép đã học
Nghĩa của các tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào về mặt nội dung?
? Vậy từ ghép đẳng lập là gì?
GV cho HS giải nghĩa các từ ghép Hán Việt sau:
? Nhận xét mối quan hệ nghĩa giữa các tiếng ở trường hợp trên?
I. đơn vị cấu tạo từ hán việt
1. Cho các từ: Nam, quốc, sơn, hà.
- Nam: Phương nam Sơn : núi 
- Quốc : nước Hà : Sông 
- Tiếng Nam có thể dùng độc lập để đặt câu
VD : Miền Nam, phía Nam , Gió Nam
- Các tiếng : sơn , hà , quốc không dùng độc lập được. Vì, ta không thể nói: yêu quốc mà phải nói là yêu nước; leo sơn mà phải nói là leo núi ; 
2. 
- Thiên kỉ ; 1000
- Thiên niên kỉ: 1000 năm
- Thiên đô:( dời , di )
* Ghi nhớ: SGK
II. Từ ghép hán việt.
1. Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phủ
a) Từ ghép đẳng lập
 * Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt
- Giang sơn: Giang/ sông ; sơn / núi
- hải đăng: Hải/ biển ; đăng / đèn
- Đều có nghĩa tương đương như một từ thuần Việt
 Nó là từ ghép đẳng lập
=> Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép mà quan hệ giữa các từ bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp . 
VD: sơn hà, huynh đệ giang sơn, quốc gia,...
 b) Từ ghép chính phụ
 *Giải nghĩa các từ sau:
- ái quốc: ái / yêu ; quốc / nước
- Thủ môn: thủ/ phòng ; môn / sau
- Thu thảo: thu / mùa thu ; thoả / cỏ
 Quan hệ nghĩa giữa các tiếng trên là quan hệ chính phụ.
> Nó là từ ghép chính phụ
=> Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiền phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Trong từ ghép chính phụ, nếu tiếng chính là danh từ thì yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước.VD: kim âu( chậu vàng);thạch mã(ngựa đá);Nam quốc(nước Nam)
 2. Ghi nhớ: SGK
Luyện tập
Bài tập 1. 
- Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các trường hợp sau: 
Hoa 1: Hoa quả, hương hoa
- Hoa quả là danh từ chỉ các loại quả dùng để ăn nói chung
- Hương hoa là mùi thơm của hoa , mùi nước hoa
 Nó là cơ quan sinh sản của cây cỏ màu sắc, hương thơm
Hoa 2: Hoa mĩ , hoa lệ : chỉ sự đẹp đẽ, 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
tiết 19: trả bài tập làm văn số một
 A. mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS:
- Cũng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản tự sự( hoặc miêu tả) về tạo lập văn bản, về các loại tác phẩm
- Tự đánh giá được việc nắm kiến thức và kĩ năng của mình .
 B. tổ chức các hoạt động day- học
I . Tìm hiểu đề
GV chép đề: Miêu tả một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát ( Cánh đồng, đồi núi, sông, suối, trường học )
 1. Nhận xét chung:
 a) ưu điểm: 
- Về ngữ pháp, kĩ năng( cach dùng văn, dùng từ , đặt câu) 
- Về nội dung: Đúng nội dung đề bài yêu cầu được bao nhiêu phần trăm
- Về hình thức: Cách trình bày, chữ viết...
 b) Nhược điểm ( cũng nhận xét như các nội dung của ưu điểm)
 2. Nhận xét cụ thể: GV nêu cụ thể một số bài tốt một số bài chưu đạt yêu cầu và nhận xét giúp HS rút kinh nghiệm.
 3. Trả và chữa bài: GV trả . HS đọc lại bài của mình và sữa những lỗi sai
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
tiết 20: tìm hiểu chung về văn biểu cảm
a. mục tiêu cần đạt.
 	Giúp HS : 
 	- Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh do nhu cầu của con người
 	- Biết phân biệt được biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố trong văn bản
 	- Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết văn bản này.
b. tổ chức các hoạt động dạy – học
 	1. ổn định lớp
 	2. Bài cũ: Đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt là gì?
 	3. Bài mới
hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt
? Nội dung biểu đạt của văn biểu cảm là gì?
? Văn biểu cảm có khả năng gì đối với người đọc ?
? Như vậy , văn biểu cảm ra đời để làm gì?
GV cho HS đọc kỹ hai đoạn văn để nêu hệ thống câu hỏi
 ? Hai đoạn văn rên biểu đạt nội dung gì?
? Hình thức biểu đạt của hai đoạn văn trên có gì khác nhau?
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét: Văn bản biểu cảm chủ yếu tập trung vào việc gì?
? Đó là thứ tình cảm nảy sinh từ đâu?
GV: Hướng dẫn HS làm các BT.
I. nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nhu cầu biểu cảm
- Nội dung biểu đạt: tư tưởng, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc của người viết
- Khả năng : khơi gợi những cảm xúc chân thành ở người đọc, Tạo sự đồng cảm gữa người đọc với người viết.
- Văn biểu cảm ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Khi vui, khi buồn , hạnh phúc hay đau khổ , con người cũng muốn được thộ lộ, giải bày, chia sẻ.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
 Tìm hiểu giá trị biểu cảm của các đoạn văn
- Đoạn văn thứ nhất: Biểu đạt nội dung nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền với kỉ niệm.
 - Đoạn văn thứ hai: Thông qua việc miêu tả tiếng hát trong đêm trên đài để bày tỏ cảm xúc
* Hình thức biểu đạt:
 + Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp
 + Đoạn 2: Biểu cảm gián tiếp
- Xét về nội dung: Văn bản biểu cảm tập trung vào việc thể hiện tình cảm của con người
 Đó là thứ tình cảm nảy sinh từ hiện thực cuộc sống vốn rất phong phú và đa dạng của con người nhưng đã được nâng lên thành những tình cảm cao đẹp lớn lao và thấm nhuần tư tưởng nhân văn.Vì vậy mà văn biểu cảm rấ dễ tác động đến người đọc người nghe, dễ tạo sự đồng cảm giữa con người với con người.
 3 Ghi nhớ: SGK 
 Cho 3 HS đọc to , rõ
II. luyện tập
 Bài 1:
 Đoạn văn (b) là văn biểu cảm bởi khi đọc đoạn văn, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của hoa Hải đường.
- Nội dung biểu cảm: 
+ Miêu tả cụ thể hoa Hải đường để cảm nhận hoa Hải đường như một lời chào hạnh phúc
+ Cảm nhận của tác giả khi đứng gần hoa Hải đường: hân hoan, say đắm.
 + Thái độ của tác giả: Không đồng tình với cách xưng hoa Hải đường như hình ảnh người đẹp vương giả của các nhà nho. Tác giả cảm nhận hoa Hải đường có vẻ đẹp khoẻ mạnh, dân dã.
Bài tập 2 :
 Với bài “ Sông núi nước Nam”, tác giả biểu lộ thái độ mỉa mai, khinh bỉ, căm thù giặc, từ đó bộc lộ quyết tâm đánh tan quân xâm lược ( “ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” )
Ngầm thể hiện cảm xúc tự hào cùng niềm tin chiến thắng
* Củng cố: GV Khái quát nội dung bài học
* Dăn dò: HS soạn bài: “Côn Sơn ca”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
..
========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 5 - Nam học 2011-2012.doc