A. Mục tiờu cần đạt
Giỳp HS:
- Hỡnh dung được phong cảnh Đốo Ngang và tõm trạng cụ đơn của bà Huyện Thanh Quan.
- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngụn bỏt cỳ Đường luật
- Rốn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tỡnh.
B. Tổ chức cỏc hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức
2.Bài cũ:
- Hóy chỉ ra cấu trỳc của thể thơ song thất lục bỏt?
- Đọc thuộc lũng bài thơ “ Sau phỳt chia ly? Nờu giỏ trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3.Bài mới
Tuần 8 Ngày soạn: ../ ./2011 Ngày dạy: .../ ../2011 tiết 29: qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan) a. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hình dung được phong cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan. - Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình. b. tổ chức các hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức 2.Bài cũ: - Hãy chỉ ra cấu trúc của thể thơ song thất lục bát? - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Sau phút chia ly? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 3.Bài mới hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt I. Vài nết về tác giả, tác phẩm Cho HS đọc phần chú thích (*) và gợi ý nêu câu hỏi ? Nêu vài nét về tác giả? Nêu sơ lược hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 1.Tác giả Bà Huyện Thanh Quan, tên thật Nguyễn Thị Hinh. Sinh (? - ? ) sống ở thế kỉ XIX. Bà là một nữ sỹ tài danh hiếm có. Bà làm thơ không nhiều, chỉ để lại sáu bài nhưng có giá trị nghệ thuật rất cao nên được nhiều người biết đến. 2.Tác phẩm: - Bài Qua Đèo Ngang được sáng tác vào một buổi chiều tà, cái khoảnh khắc chuyển giao ngày và đêm dường như gieo vào lòng người cảm giác buồn, , nhất là đối với người phụ nữ trong hoàn cảnh xa nhà, dừng chân nơi đất khách quê người. II. đọc – tìm hiểu chung Cho hai HS đọc văn bản. Gợi ý đọc vừa giọng, chậm và cảm giác buồn. Xác định thể thơ và nêu cấu trúc của thể thơ đó? ?` Bố cục của bài thơ này có gì khác so với các thể thơ khác? 1. Đọc văn bản 2.Giải từ khó 3. Tìm cấu trúc văn bản - Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, vần gieo ở cuối các câu 1.2.4.6. 8. - Bố cục thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần. + Phần đề gồm câu 1 và 2 : câu 1 phá đề: mở ý đầu bài; câu 2- thừa đề: tiếp ý phá đề chuyển vào thân bài. + Hai câu thực: Giải thích rõ ý của đầu bài + Hai câu luận: phát triển rộng ý của đầu bài. + Hai câu kết: Kết thúc của đầu bài Iii. tìm hiểu nội dung văn bản Gv cho HS đọc hai câu đề. ở hai câu đề, cảnh Đèo Ngang được mêu tả qua chi tiết nào? ? Có gì đáng chú ý trong việc sự dụng từ ngữ của nhà thơ? ý nghĩa của việc sử dụng từ đó mang lại? ? Cảnh được miêu tả vào thời điểm nào? Dựa vào đâu mà em nhận biết được? *Trong thơ bà Huyện hay nói đến cảnh trời chiều, bóng xế như “ bóng hoàng hôn” ( Chiều hôm nhớ nhà) bóng tịch dương (Thăng Long thành hoài cổ ) * Hai câu đề - Cảnh Đèo Ngang: cỏ , cây, hoa , lá, đá. - Dùng ĐT mạnh và điệp từ “ chen” gợi sự đạn xen, rậm rạp, hoang sơ - Cảnh được miêu tả lúc chiều muộn “ bóng xế tà” ? Vậy em hãy cho biết cái khoảng khắc chuyển giao giữa ngày và đêm ấy thường gieo vào lòng người tâm trạng nào? ? Qua đó em có thể hình dung về cảnh Đèo Ngang vào lúc này? ? Hai câu thực miêu tả hình ảnh nào? Thể hiện qua chi tiết nào? ? Nét đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thực này là gì? ? Qua đó, tâm trạng nào của nhà thơ được bộc lộ? ? Trong thơ TNBC, hai câu luận thường có cấu trúc đối, em hãy chỉ ra cấu trúc đó? ? Hình ảnh nào xuất hiện ở hai câu thơ này? Nhận xét cách sử dụng hình ảnh đó của tác giả? ? Cảnh Đèo Ngang được gợi lên với những chi tiết nào ở hai câu kết? Em có cảm nhận gì về cảnh này ? Giữa cái mênh mông của trời đất đó, con người hiện thân với tâm trạng như thế nào? ? Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa từ cụm từ “ ta với ta” ? -Thời điểm này thường gợi nỗi buồn, nhớ về thân phận quê hương , con người, gia đình. => Cảnh ngày sắp hết, nắng yếu, cây cỏ , hoa lá chen nhau rậm rạp, hoang sơ , vắng lặng, buồn bã. * Hai câu thực - Miêu tả hình ảnh con người và những ngôi nhà thưa thớt: “ Tiều vài chú”/ “ Chợ mấy nhà” - NT: Sự dụng từ láy gợi hình “ lom khom”, “ lác đác”, đảo ngữ và đối câu Gợi tả hình ảnh nhỏ nhoi của người tiều phu giữa hoang sơ, vắng vẻ, và sự thưa thớt , ít ỏi của những ngôi nhà. Gợi cuộc sống lắng đọng, vắng vẻ. => Tâm trạng buồn trước cảnh hoang sơ, vắng vẻ. * Hai câu luận. - Đối nội dung: ( nhớ nước đau lòng / Thương nhà mỏi miệng ) - Hệ thống thanh điệu câu trên đối với hệ thống thanh điệu câu dưới: TT BB BTT BB TT TBB => Tác dụng: làm nổi bật trạng thái cảm xúc nhớ nhà nhớ nước. Tạo nhạc điệu cân đối cho bài thơ. - Hình ảnh: con cuốc cuốc, cái gia gia Nghệ thuật: chơi chữ đồng âm: quốc ( nước) ; gia ( nhà). Để bộc lộ tâm trạng nhớ nước , thương nhà. * Hai câu kết - Các chi tiết: trời, non, nước => Mênh mông, bao la, bát ngát - Con người nhỏ bé, cô độc, không có người tri âm để giải bày tâm sự ( Một mảnh tình riêng ta với ta) ->Là mình với chính mình, lòng mình gặp lòng mình, cô đơn, một mình biết mình, một mình mình hay, nỗi buồn không san sẻ được cùng ai IV. tổng kết ? Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về giá trị nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong văn bản? 1 Nghệ thuật: - Nghệ thuật kết hợp miêu tả với biểu cảm cùng với việc dùng từ gợi tả, gợi cảm, phép đối, và nhịp thơ cân đối. 2. Nội dung: - Miêu tả vẻ đẹp hoang sơ của Đèo Ngang đồng thời thể hiện một cách kín đáo nỗi cô đơn ,niềm nhớ nước thương nhà của tác giả. * Củng cố: GV Khái quát nội dung bài học * Dăn dò: HS soạn bài: * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. .. .. .. ======================== Ngày soạn: ../ ./2011 Ngày dạy: .../ ../2011 Tiết 30: bạn đến chơi nhà = nguyễn khuyến = A . mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Cảm nhận được tình cảm đậm đà thắm thiết của nhà thơ đã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp. Đó là nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến. - Thể thơ TNBC được Việt hoá bằng lời thơ Thuần Việt trong sáng, bình dị. b. tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Qua Đeo Ngang của bà Huyện Thang Quan . Nêu vài nét ngắn gọn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 3. Bài mới Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt i. Vài nét về tác giả, tác phẩm ? Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về tác giả? ? Nêu sơ lược vài nét cơ bản về bài thơ ? 1. Tác giả: Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909) , là “ tam nguyên Yên Đổ. Sỡ dĩ gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ là vì ông quê ở xã Yên Đổ ( Bình Lục – Hà Nam) và thi đỗ đạt giải nguyên, tức đỗ đầu) cả ba kì ( thi hương , thi hội, thi đình). Ông ra làm quan với triều Nguyễn Khoảng 10 năm, nhưng đến khi Thực dận Pháp tiến đánh Bắc bộ, ông lui về ở ẩn tại quê nhà. Nguyễn Khuyến là tác giả của chùm thơ thu nổi tếng. 2.Tác phẩm: - Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Khuyến. Tác phẩm là một bức thông điệp mà Nguyễn Khuyến muốn gửi đến mọi người rằng:Tình bạn cao đẹp cốt ở tấm lòng chân thành, đâu cần dến những thứ vật chất hay những hủ tục, lế nghi khách sáo. Tìm hiểu chung ? Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định được như vậy? ? Ngoài bố cục : đề , thực, luận, kết thường gặp trong thể thơ TNBC, bài thơ này có cấu trúc đặc biệt nào? 1.Đọc 2 Cấu trúc văn bản - Bài thơ có 8 câu, mỗi câu gồm 7 tiếng, hiệp vànn ở các tiếng cuối câu: 1,2,4,6,8. Vì vậy có thể xác định đó là thể TNBC - Bài thơ có cấu trúc đặc biệt: + Câu 1: Giới thiệu bạn đến chơi nhà + 6 câu tiếp: Trình bày gia cảnh khó khăn. + Câu 8 : Khẳng định tình bạn thân thiết, thuỷ chung. Iii. tìm hiểu nội dung văn bản ? Trong lời thơ thông báo bạn đến chơi nhà có những chi tiết nào đáng chú ý? Các chi tiết đó có ý nghĩa gì? ? Những chi tiết đó biểu hiện quan hệ tình cảm của họ như thế nào? Qua đó có thể hình dung tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến chơi nhà? ? Đọc 6 câu thơ tiếp theo và chi biết Nguyễn Khuyến tiếp bạn trong hoàn cảnh nào? ? Cách trình bày dó cho em thấy nhà thơ là con người như thế nào? ? Theo em, MĐ của nhà thơ khi nói đến cái “ không” của điều kiện vật chất là gì? 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà - Các chi tiêt: + Chỉ thời gian : đã bấy lâu nay Bộc lộ nỗi mong chờ bạn đến chơi đã từ lâu ( chỉ thời gian xa cách) + Cách xưng hô: Bác. Thể hiện sự thân mật, gần gũi vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người tiếp chuyện. - Tình bạn chân tình, cởi mở thân thiết, thuỷ chung. Thái đọ: vui vẻ , thoải mái hồ hởi khi gặp bạn. 2. Cảm xúc về gia cảnh. - Hoàn cảnh mọi thứ đều thiếu thốn, có mà không : có cá, có gà, có cải, có cà, có bàu, có mướp, nhưng cũng bằng không vì “ ao sâu nước cả”, “ vườn rộng rào thưa”, “ chửa ra cây”, “mới nụ”, “ vừa rụng rốn”. - Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời vui với cái nghèo và có tình cảm bạn bè mộc mạc chận tình, dân dã. - MĐ: Tô đậm, khẳng định cái quý hơn tất cả là có tinh thần, tình cảm đối với bạn. ? Trong câu thơ cuối, chi tiêt ngôn từ nào đáng chú ý? ? Em hiểu gì từ cụm từ “ ta với ta”? ? Tình bạn giữa nhà thơ và bạn của mình như thế nào? ? Hãy so sánh hình ảnh “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang với cụm từ “ ta với ta “ trong bài thơ này? 3. Cảm nghĩ về tình bạn - Ta với ta. - Là tôi ( tác giả) với bác ( bạn) Tình cảm keo sơn, bền chặt thuỷ chung trong sáng vượt lên trên mọi điều kiện vật chất. Qua Đèo Ngang - Là mình với chính mình, lòng mình gặp lòng mình, cô đơn, một mình biết mình, một mình mình hay, nỗi buồn không san sẻ được cùng ai Bạn đến chơi nhà - Là tôi với bác, là sự hoà hợp, chia sẻ cảu hai tâm hồn, hai con người trong một tình bạn chan hoà, vui vẻ. Iv. tổng kết. Em hãy nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài thơ? 1 Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp trào lộng, nói quá.Giọng thơ hóm hỉnh, tiếng thơ bồn nhiên, dân dã chân thành được viết dưới hình thức ngôn từ Thuần Việt. 2. Nội dung: - Thể hiện tấm lòng chân thành, một quan niệm cao đẹp về tình bạn chân chính, gắn bó keo sơn giữa nhà thơ và người bạn lâu ngày đến thăm. * Củng cố: GV Khái quát nội dung bài học * Dăn dò: HS soạn bài: * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. .. .. .. ======================== Ngày soạn: ../ ./2011 Ngày dạy: .../ ../2011 Tiết 31 ,32:. viết bài tập làm văn số 2 (văn biểu cảm) a. mục tiêu cần đạt. Giúp HS: Viết được bài văn biểu cảm về đối tượng trữ tình. b. tổ chức các hoạt động dạy – học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Chép đề: - Cảm xúc về làng quê trong một buổi hoàng hôn. Yêu cầu: - Về nội dung: Ghi lại cảm xúc về làng quê trong thời gian cụ thể là hoàng hôn. Chẳng hạn như: cảm xúc được vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa gần gũi, thân thiết từ đó bộc lộ sự xúc động , yêu mến tự hào - Về hình thức: Diễn tả theo mạch cảm xúc thật tự nhiên. Có thể sự dụng các phương thức biểu đạt sao cho phù hợp - Lưu ý: Tránh sa vào văn miêu tả. Tình cảm thật chân tình, không nên gó bó, sáo rỗng Bài làm phải tuân thủ theo các bước và bố cục phải mạch lạc. Các câu văn , đoạn văn phải có sự liên kết mạch lạc với nhau. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. .. .. .. ========================
Tài liệu đính kèm: