Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Tri thức: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thiết tha của nhà thơ.

 - Hiểu rõ hơn về thể thơ thất ngôn bát cú.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo.

II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN

 1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7
Ngày soạn : 3/10/2009.
Ngày dạy: 8/10/2009.
Tuần 8
Bài 8
Tiết 30: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 1. Tri thức: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thiết tha của nhà thơ.
 - Hiểu rõ hơn về thể thơ thất ngôn bát cú.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.
 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, tranh ảnh.
 - Học sinh: Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
 * Câu hỏi: Đọc bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài?
 3. Dạy bài mới:
 * Lời vào bài: Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuôc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
 * Hoạt động dạy và học.
	HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
Giáo viên gọi học sinh đọc phần giới thiệu tác giả trong sách giáo khoa.
H: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả.
- Nguyễn Khuyến(1835-1909) tên thật là Nguyễn Thắng. Sở dĩ gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ bởi ông quê ở xã Yên Đổ (Bình Lục-Hà Nam) và thi đỗ ( đoạt giải nguyên, tức đỗ đầu) cả 3 kì. Ông ra làm quan với triều Nguyễn khoảng 10 năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ, ông lui về ở ẩn tại quê nhà. Mặc dù thực dân Pháp và bọn tay sai muốn mời ông ra tiếp tục làm quan nhưng ông kiên quyết từ chối.
- Nguyễn Khuyến là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu( câu ca mùa thu), Thu vịnh( vịnh mùa thu) Thu ẩm( uống rượu mùa thu), ngoài ra ông còn làm nhiều bài thơ khác về cảnh trí và con người nơi thôn dã. 
H: Bài thơ này thuộc thể thơ gì?
HS: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản.
H: Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ? Qua đó, em hiểu được gì về tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến thăm nhà?
Học sinh thảo luận và trả lời.
- Nhịp 4/3-> Lời chào giản dị, chân tình, tiếng reo vui hồ hởi, phấn chấn khi bạn đến thăm.
- Rất vui mừng, không lễ nghi cách biệt.
GV: Câu thơ mở đầu một cách hết sức tự nhiên như lời nói thường ngày.
- Cách gọi bạn thân mật, trân trọng. “ bác”.
- Tác giả muốn đón tiếp bạn chu đáo, nhiệt tình, lịch sự.
H: Câu thơ thứ 2, nhà thơ nêu lên vấn đề gì? Và nhằm mục đích gì?
Học sinh phát biểu.
- Đùa vui bằng cách nêu lên một tình thế oái oăm, lời phân bua hữu tình khởi đầu cho nụ cười vui giữa đôi bạn tri kỷ.
H: Nhiệm vụ của các câu thực và luận trong thơ bát cú? Tác giả đã dựng lên tình huống gì khi bạn đến chơi?
HS: Cả 5 câu đều chủ ý.
- Giải bày cái khó của chủ nhà.
- Cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả đều ở dạng tiềm ẩn.
- Tất cả đều là từ thuần Việt-> sự phong phú giàu sức biểu cảm của người Việt Nam.
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
HS: Tài năng bậc thầy của Nguyễn Khuyến về sử dụng ngôn ngữ dân tộc, dân tộc hóa thể thơ Đường luật.
H: Em cảm nhận được thái độ của tác giả như thế nào khi đưa ra tình huống?
HS: Đùa vui, hóm hỉnh, thân mật.
GV: Người bạn đến không đúng lúc nên mọi thứ chỉ ở dạng tìm ẩn.Đó là cách nói phóng đại cốt để đùa vui. Ý kiến của em như thế nào?
Hs phát biểu.
H: Câu thơ cuối biểu đạt ý gì?
HS: Cách nói cường điệu để biểu đạt một ý sâu xa.
- Sự “bùng nổ về ý và tình”. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao, cỗ đầy mà chỉ có một tấm lòng chân thật, thiết tha-> cuộc sống tinh thần đáng quý hơn vật chất.
 H: Em đã từng gặp cụm từ “ Ta với ta” trong bài thơ nào? So sánh.
Học sinh phát hiện.
- “ Ta với ta” tuy 2 mà 1. Đại từ “ta” vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Ta là cả hai người, ta với ta là một thể thống nhất. Cả hai đều có tâm trạng vui mừng khi gặp nhau, chung tâm sự thời thế, chung tình bạn. Ta với ta, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy của tình bạn hữu thân thiết. Câu thơ ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn. Cái đó>< Không có để khẳng định cái đó. Đó là tình bạn trong sáng, thủy chung.
H: bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn của nhà thơ? 
HS: Nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của thiên nhiên trong sáng, thủy chung, cao đẹp.
Hoạt động 3: Tổng kết.
H: Vì sao nói đây là 1 trong những bài thơ hay nhất về tình bạn.
H: Ngôn ngữ bài thơ và đoạn sau phút chia li có gì khác?
- Một bên là ngôn ngữ bác học, một bên là ngôn ngữ đời thường, nhưng đều đã đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến(1835-1909) 
2. Tác phẩm: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Câu thơ đầu.
- Lời thơ tự nhiên, giản dị, là một lời chào vui mừng.
- Cách gọi bạn thân mật, trân trọng. “ bác”.
- Tác giả muốn đón tiếp bạn chu đáo, nhiệt tình, lịch sự.
2. Sáu câu tiếp theo.
- Tác giả như muốn đùa bằng cách cố dựng một hòan cảnh hòan toàn không có gì về vật chất.
- Nghệ thuật: Liệt kê, nói quá. Cách nói hóm hỉnh, hài hước.
- Cái gì cũng không có. Tác giả đã đẩy những “cái không có” lên đến đỉnh điểm để khẳng định cái đáng quý nhất là tình bạn.
3. Ba câu thơ cuối.
 - Có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của nhà thơ đối với bạn mình.
- Cụm từ “ ta với ta” thể hiện rõ vẽ đẹp của tình bạn, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
III. Tổng kết.
Giáo viên gọi học sinh đọc phần giới thiệu trong sách giáo khoa.
4. Củng cố bài dạy.
5. Dặn dò:
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị ôn tập kiểm tra một tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan van 7.doc