Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 53: Mùa xuân của tôi

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 53: Mùa xuân của tôi

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Vũ Bằng

- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuâm Hà Nội và Miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.

2. Kỹ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản tùy bút.

 - Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ.

 - Kỹ năng sống: Tự nhận thức, giao tiếp, ra quyết định

3. Thái độ: - HS trân trọng yêu quý quê hương, yêu quý mùa xuân.

B. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, nêu vấn đề.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, trình bày 1 phút

C. Phương tiện dạy học: giáo án, sgk, sgv, tư liệu, ảnh tác giả.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 893Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 53: Mùa xuân của tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2012
Ngày giảng: 05/12/2012
BÀI 15, TIẾT 63 
VĂN BẢN : MÙA XUÂN CỦA TÔI
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Sơ giản về tác giả Vũ Bằng
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuâm Hà Nội và Miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
2. Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản tùy bút.
	- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ.
	- Kỹ năng sống: Tự nhận thức, giao tiếp, ra quyết định
3. Thái độ: - HS trân trọng yêu quý quê hương, yêu quý mùa xuân.
B. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, nêu vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, trình bày 1 phút
C. Phương tiện dạy học: giáo án, sgk, sgv, tư liệu, ảnh tác giả.
D. Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:?Nêu giá trị ND và NT văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm?
3. Bài mới:
HĐ của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
?Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Vũ Bằng ?
?Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
?Văn bản này đọc với giọng ntn?
?Văn bản này thuộc thể loại nào?
? Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung của mỗi đoạn là gì ?
Hoạt động 2
? Ở đoạn văn 1 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của nó ?
“Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được...”
?Đoạn văn bình luận trên đã bộc lộ được thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với mùa xuân quê hương ?
?Câu văn nào đã gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc, mùa xuân HN ?
?Đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của biện pháp đó ?
?Những dấu hiệu điển hình nào đã tạo nên cảnh sắc mùa xuân đất Bắc ?
?Những dấu hiệu đó gợi một bức tranh xuân đất Bắc như thế nào ?
Ở đoạn tiếp theo, tác giả đã gọi mùa xuân đất Bắc- mùa xuân HN là “Cái mùa xuân thần thánh của tôi”, điều đó có ý nghĩa gì ?
?Câu văn: “Nhựa sống... đứng cạnh.” đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?
Câu văn: “Nhang trầm...liên hoan” đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?
?Hai đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? tác dụng của nó ?
?Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này ?
?Qua đoạn văn tác giả đã cảm nhận được những điều kì diệu nào của mùa xuân ?
Cho Hs quan sát tranh sgk
?Em cảm nhận được gì về mùa xuân, từ hình ảnh minh họa đó ?
?Không khí và cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng được miêu tả qua những chi tiết nào ?
?Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả ở đoạn văn này ? Tác dụng của các BPNT đó ?
?Qua đó, em cảm nhận được những đặc trưng nào của tháng giêng?
? Cảnh sắc màu xuân sau rằm tháng giêng mang lại cho con người cảm xúc gì?
Hoạt động 3
? Khái quát những nét NT tiêu biểu của văn bản?
?Khái quát giá trị nội dung của văn bản?
- Vũ Bằng (1913-1984), quê Hà Nội.
- Có sở trong về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí.
- Trích từ thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, trong tập tuỳ bút - bút kí “Thương nhớ mười hai” của tác giả.
- TP viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
- Giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt.
- Thể tùy bút
- Phần 1:Từ đầu -> mê luyến mùa xuân: Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân.
- Phần 2: Tiếp theo -> liên hoan: Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc-mùa xuân HN.
- Phần 3: Còn lại: Cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và điệp kiểu câu.-> Nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân.
-Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương g nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.
- “Mùa xuân của tôi -Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của HN... có mưa riêu rêu, gió lành lạnh, có..., có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...”
- Sử dụng điệp từ, phép liệt kê và dấu chấm lửng ở cuối câu –> Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc-mùa xuân HN.
- Mưa riêu rêu, gió lành lạnh
- Tiếng nhạn, tiếng chống chèo, câu hát huê tình.
=> Gợi một bức tranh xuân với không khi và cảnh sắc hài hoà, tạo nên một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
- “Cái mùa xuân thần thánh của tôi.”
=> Tác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng kì diệu của mùa xuân đất Bắc.
- Mùa xuân có thể khơi gợi sinh lực cho muôn loài.
Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quí của con người.
- Giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái, thiết tha của tác giả đã góp phần quan trong tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn.
- Hs quan sát tranh sgk
- Hs tự bộc lộ
- Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ lại nức một mùi hương man mác.
- Mưa xuân, trời xanh tươi... trên nền trời trong trong, có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột xác.
- Sử một loạt những từ ngữ gợi tả kết hợp với hình ảnh so sánh 
-> Miêu tả sự thay đổi chuyển biến của cảnh sắc và không khí mùa xuân.
- Không gian như rộng ra và sáng sủa hơn, không khí đời thường giản dị, ấm cúng.
- Cảm xúc con người vui vẻ, phấn chấn.
- Biểu cảm trực tiếp với cảm xúc mạnh
- Từ ngữ giàu hình ảnh
- Soa sánh độc đáo, điệp từ, điệp ngữ...
- Tình yêu mùa xuân, yeu quê hương đất nước sâu nặng mà giản dị.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả(Sgk)
b. Tác phẩm(Sgk)
2. Đọc và giải nghĩa từ
3. Thể loại: tùy bút
4. Bố cục: ba phần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình cảm của con người đối với mùa xuân:
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và điệp kiểu câu
-Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương g nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc.
- Sử dụng điệp từ, phép liệt kê và dấu chấm lửng ở cuối câu. 
=> Gợi một bức tranh xuân với không khi và cảnh sắc hài hoà, tạo nên một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
- Nghệ thuật so sánh 
 -> Diễn tả sinh động sức sống và sự hấp dẫn của mùa xuân.
=> Mùa xuân đã khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, khơi dậy năng lực tinh thần cao quí của con người và khơi dậy tình yêu cuộc sống, yêu quê hương.
3. Cảm nhận về mùa xuân sau rằm tháng giêng
- Sử một loạt những từ ngữ gợi tả kết hợp với hình ảnh so sánh .
- Không gian như rộng ra và sáng sủa hơn, không khí đời thường giản dị, ấm cúng.
III. Tổng kết, ghi nhớ
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
*Ghi nhớ(Sgk)
4. Dặn dò:
	- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập phần luyện tập.
	- Chuẩn bị bài: Sài Gòn tôi yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Va 7 tiet 63.doc