Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 9 đến tiết 12

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 9 đến tiết 12

I. Mục tiêu:

- Kiến thức:

- Hiểu khái niệm dân ca, ca dao.

- Hiểu ND, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

- Kĩ năng:

- Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

- Thái độ:

- Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt và các mối quan hệ khác.

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 9 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Ng÷ v¨n - Bµi 3 - TiÕt 9 
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
- Hiểu khái niệm dân ca, ca dao.
- Hiểu ND, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. 
- Thái độ:
- Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt và các mối quan hệ khác. 
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống được GD trong bài:
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sưu tầm các bài ca dao về tình cảm gia đình
VI. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, giảng bình, thảo luận nhóm.
V. Tổ chức giờ học:
A. Ổn địh tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
CH: Văn bản “ Cuộc chia tay.” có ý nghĩa gì?
TL: Hãy chấm dứt những cuộc chia tay đau đớn, gìn giữ và trân trọng những tình cảm tự nhiên trong sáng của trẻ nhỏ; làm tròn trách nhiệm cha mẹ đối với con cái, trẻ em cần được sống trong mái ấm hạnh phúc gia đình.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động: (1’)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS bước vào tiết học mới.
*Cách tiến hành:
Giới thiệu bài.
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, ai cũng được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Khúc tâm tình đó thấm sâu vào tiềm thức mỗi người mà năm tháng không thể phai mờ. Đó chính là những làn điệu dân ca Việt Nam được lưu truyền trong dân gian mà nhiều hơn cả là tình cảm gia đình , con người. Để hiểu rõ về ca dao dân ca và những câu hát về tình cảm gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
HĐ 2: Đọc, thảo luận chú thíc: (8’)
*Mục tiêu: Hiểu khái niệm dân ca, ca dao.
*Cách tiến hành:
GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý dấu câu, ngữ điệu
HS đọc bài 3 -4 em -> nhận xét
GV nhận xét, bổ sung
HS chú ý chú thích * trong SGK
H: Ca dao dân ca là gì?
- Là khái niệm chủ đạo trong các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người
H: Phân biệt ca dao và dân ca?
( Ca dao lời thơ dân gian, cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với bài thơ dân ca
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc)
- HS đọc các chú thích khác SGK
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc 
2. Thảo luận chú thích
HĐ 3: Tìm hiểu văn bản: (20’)
*Mục tiêu: - Hiểu ND, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. 
* Cách tiến hành:
- HS đọc bài ca dao số 1, GV ghi bảng phụ
H: Lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì?
 ( Lời của mẹ nói với con qua điệu hát ru, người mẹ muốn nói với con về bổn phận làm con.)
H: Bài ca dao được làm theo thể thơ nào? Em có nhận xét gì về âm điệu của bài?
 (Thể lục bát, âm điệu tâm tình nhẹ nhàng, thành kính , sâu sắc )
GV giới thiệu: Thể lục bát là thể thơ một câu trên 6 tiếng câu dưới 8 tiếng
Tiếng 6 câu 1 vần tiếng 6 câu 2
Tiếng 8 câu 2 vần tiếng 6 câu 1
HS đọc hai câu đầu bài ca dao
H: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu này?
So sánh: Công cha – núi ngất trời
 Nghĩa mẹ - nướcngời ngời biển đông.
H: Em hiểu thế nào là công cha, nghĩa mẹ?
- Là công sinh thành và giáo dưỡng.
H: Lấy hình ảnh núi, nước để so sánh công cha, nghĩa mẹ có tác dụng gì?
 ( Là hình ảnh tự nhiên vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng -> công lao vô cùng to lớn của cha mẹ)
 - HS theo dõi hai câu tiếp theo
H: Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong hai câu này?
 ( Núi cao biển rộng -> ẩn dụ
- Cù lao chín chữ -> chữ Hán
Mênh mông -> từ láy gợi hình ảnh rộng lớn -> có sức biểu cảm cao -> học sau)
H: Trước công lao to lớn của cha mẹ qua lời ca dao, cha mẹ muốn nhắn nhủ các con điều gì?
 ( Ghi tạc công ơn trời biển của cha mẹ mà đền đáp, làm trßn bổn phận của mình)
H: Tìm đọc bài ca dao có nội dung tương tự
Công cha như núi Thái Sơn
 - HS đọc bài số 2
H: Bài ca dao là lời tâm sự cuả ai?
 ( Người con gái lấy chồng xa)
H: Tâm sự ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Chiều chiều -> điệp từ.
- Đứng ngõ sau-> vắng vẻ, cô quạnh.
- Ruột đau chín chiều
H: Theo em “ chiều1 “ trong “chiều chiều” và “ chiều2” trong “ chín chiều” có đồng nghĩa không?
 (Không , “ chiều1” chỉ thời gian vào buổi chiều -> điệp -> nhiều buổi chiều
+ “ Chiều2” chỉ bề, chín bề -> nhiều bề)
H: Tại sao người con gái lại đứng “ ngõ sau” mà không phải nơi nào khác?
 ( “ Ngõ sau”: nơi vắng vẻ, hoang vắng , heo hút, là nơi kín đáo để người con gái bộc lộ cảm xúc , tâm trạng của mình đang dâng lên trong lòng)
H: Có thể thay từ “ trông” bằng từ “ nhìn” được không?
 ( Không, “ trông” -> cái nhìn đăm đắm, mòn mỏi của người con nhớ thương mẹ nơi quê nhà)
H: Qua đó em thấy tâm trạng của người con gái lấy chồng xa như thế nào?
H: Tại sao người con gái đi lấy chồng lại có tâm trạng ấy?
 ( Xã hội phong kiến, thân phận người con gái bị lệ thuộc hôn nhân -> không hạnh phúc với tình duyên -> buồn đau day dứt khôn nguôi.)
H: Đọc bài ca dao có kiểu nhân vật là người con gái lấy chồng xa?
 ( Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Muốn về quê mẹ mà không có đò
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau )
- HS đọc bài 3
H: Bài ca dao là lời tâm sự của ai về điều gì?
 (Lời của con cháu nói với ông bà)
H: “ Ngó lên” thể hiện điều gì?
 ( Cái nhìn trân trọng , tôn kính)
H: Chỉ ra nghệ thuật trong bài ca dao
 (So sánh )
H: Hình ảnh so sánh có gì độc đáo?
 ( Dùng hình ảnh nuột lạt -> sự việc bình thường để chỉ sự kết nối bền vững cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc gây dựng gia đình)
H: Bài ca dao bộc lộ tình cảm gì?
H: Tìm những bài ca dao có hình ảnh so sánh bao nhiêu  bấy nhiêu?
 ( Qua cầu dừng bước trông cầu.
Qua đình ngả nón trông đình.)
- HS đọc bài ca dao số 4
H: Lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai?
 (Lời của anh em nói với nhau cũng có thể là lời của ông bà nói với con cháu về tình cảm anh em)
H: Có người cho rằng “ người xa” là người ở xa, ý kiến của em như thế nào?
 - HS thảo luận nhóm bàn(2’)
(Không đúng, người xa -> người ngoài)
H: Từ ngữ nào biểu thị mối quan hệ anh em trong bài?
 ( Cùng chung, cùng thân)
H: Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?
- Điệp từ cách quãng “ cùng.cùng” sẽ học ở bài sau
 Đọc hai câu tiếp
H: Nhận xét từ ngữ sử dụng trong hai câu?
 (Tác giả so sánh tay, chân với tình cảm anh em)
H: T¹i sao l¹i so s¸nh nh­ vËy ?
 (Đó là những bộ phận trong cơ thể không thể tách rời nhau -> anh em yêu thương gắn bó)
H: Qua bài ca dao chúng ta phải ghi nhớ điều gì?
H: Sau khi học xong 4 bài ca dao em thấy có điểm gì chung về nghệ thuật và ND? (Thảo luận nhóm lớn trong 3 phút)
- Thể lục bát trữ tình, âm điệu tâm tình
- Sử dụng các hình ảnh quen thuộc
- Là lời độc thoại có kết cấu một vế
 Nội dung diễn tả của 4 bài ca dao
 ( Tình cảm gia đình)
H: Các bài ca dao có ý nghĩa ntn?
II. Tìm hiểu văn bản
 a. Bài 1
- Lời của mẹ nói với con qua điệu hát ru.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông.
-> so sánh
- Sử dụng hình ảnh so sánh -> công lao cha mẹ sinh thành giáo dưỡng vô cùng to lớn
- Núi cao biển rộng-> ẩn dụ
Cù lao chín chữ: thành ngữ
- Nhắc nhở mọi người hãy biết ơn, đền đáp công lao cha mẹ
2. Bài 2
- Lời người con gái lấy chồng xa quê.
+ Chiều chiều -> điệp từ( thời gian lặp đi lặp lại)
+ Ngõ sau: không gian vắng vẻ
+ Ruột đau chín chiều
-> Tâm trạng buồn tủi, xót xa, sâu lắng của người con gái lấy chồng xa nhớ về quê nhà
3. Bài 3
- Lời của con cháu nói với ông bà
+ Ngó : trân trọng, tôn kính
+ Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà mấy nhiêu -> so sánh
-> Nghệ thuật so sánh diễn tả nỗi nhớ và lòng kính yêu của con cháu với ông bà
4. Bài 4:
Lời của anh em nói với nhau cũng có thể là lời của ông bà, cha mẹ nói với con cháu về tình cảm anh em.
+ Cùng chung, cùng thân -> quan hệ anh em gắn bó
-> Điệp từ cách quãng
Yêu nhau như thể tay chân -> so sánh
Anh em hòa thuận
-> Anh em trong một nhà phải sống hoà thuận, yêu thương gắn bó để cha mẹ vui lòng
5. Ý nghĩa:
Tình cảm đối với cha mẹ ông bà, cha mẹ, anh em và t/c của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đ/s mỗi con người.
HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết và rút ra ghi nhớ: (2’)
*Mục tiêu: Tổng kết ND và NT.
*Cách tiến hành:
HS đọc. GV khái quát
III. Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập: (5’)
*Mục tiêu: Giải quyết các bài tập.
*Cách tiến hành:
- HS đọc phần đọc thêm
IV. Luyện tập
Đọc thêm
D. Củng cố:( 3’)
H: So sánh thơ trữ tình dân gian với thơ trữ tình 
- Giống: đều là thơ trữ tình, sử dụng các biện pháp nghệ thuật
- Khác: Thơ trữ tình dân gian thường rất ngắn; thể thơ: lục bát hoặc lục bát biến thể, dùng hình thức lời ru, câu hát ru, lối ví von.
E. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: (2’)
+ Bài cũ: Nắm được nội dung, nghệ thuật các bài ca dao dân ca. Học thuộc bốn bài ca dao.
+ Bài mới: Soạn: Tình yêu quê hương, đất nước, con người
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Ngữ văn – Bài 3 - Tiết 10
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
- Hiểu ND, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Học sinh: Sưu tầm các bài ca dao
IV. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, giảng bình, thảo luận nhóm.
V. Tổ chức giờ học:
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
CH: Ca dao dân ca là gì? Phân biệt ca dao và dân ca?
TL:+Là khái niệm chủ đạo trong các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người
Phân biệt ca dao và dân ca:
+ Ca dao lời thơ dân gian, cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với bài thơ dân ca
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1:  ... 
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đúng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính
+ Từ ghep đẳng lập: các tiếng bình đẳng về NP. Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
	C.Các HĐ dạy học:
Hoạt động của thầy cà trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động: (1’)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh bước vào bài học mới.
*Cách tiến hành:
Giới thiệu bài: Chúng ta đã được biết từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy. Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về từ ghép, nắm được đặc điểm của từ ghép. Để giúp các em hiểu sâu sắc về từ láy và các khái niệm phân biệt từ ghép đẳng lập có tiếng giống nhau phụ âm đầu hoặc vần. Chúng ta sẽ đi sâu vào bài hôm nay
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (28’)
*Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
- HS đọc bài tập SGK, chú ý những từ in đậm
H: Các từ láy ( in đậm) có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau?
Phân loại các từ láy?
-> láy toàn bộ “đăm đăm”
-> mếu máo, liêu xiêu => láy bộ phận
H: Vì sao người ta không gọi các từ láy “ bần bật, thăm thẳm “ là “ bật bật, thẳm thẳm”?
- Các từ có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối -> để dễ nói xuôi tai
H: Theo em các từ bần bật, thăm thẳm thuộc loại từ láy nào?
 ( Láy hoàn toàn )
GV giới thiệu quy luật biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối: ngang hỏi sắc, huyền ngã nặng
H: Hãy tìm một số từ láy có cấu tạo tương tự bần bật và thăm thẳm?
 ( Đo đỏ, đèm đẹp )
H: Có mấy loại từ láy? Đặc điểm của từng loại?
HS đọc ghi nhớ. GV khái quát
H: Lấy ví dụ? Đặt câu với từ láy đó?
H: Nghĩa cuả từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
H: Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí có đặc điểm chung gì về âm thanh và nghĩa?
 (Tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm I -> độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất -> biểu thị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ )
H: Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa?
 (Nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc -> nghĩa biểu thị trạng thái vận động khi nhô lên khi hạ xuống khi phồng khi xẹp, khi nổi khi chìm)
H: So sánh có nghĩa của các từ láy “ mềm mại”, “đo đỏ” với nghĩa các tiếng gốc “ mềm” và “đỏ”( mềm: dễ bị biến dạng dưới tác dụng cơ học- Mềm mại: có ST biểu cảm rõ: mềm gợi cảm giác dễ chịu khi sờ tay vào, có dáng nét lượn cong tự nhiên, đẹp mắt, âm điệu uyển chuyển nhẹ nhàng, dễ nghe)
H: Đặc điểm về nghĩa của từ láy?
HS đọc . Gv khái quát
H: Lấy một ví dụ và nêu đặc điểm nghĩa của từ láy đó?
I. Các loại từ láy
1. Bài tập
*Phân tích ngữ liệu:
 - Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn -> láy toàn bộ
- Mếu máo: các tiếng giống nhau phần ©m(m) -> láy bộ phận
- Liêu xiêu: các tiếng giống nhau phần vÇn (iêu) -> láy bộ phận
- Tim tÝm: TiÕng sau lÆp l¹i tiÕng tr­íc nh­ng thªm thanh ®iÖu. -> láy toàn bộ
*Nhận xét.
=> Có 2 loại từ láy
2. Ghi nhớ ( SGK 42)
II. Nghĩa của từ láy
1. Bài tập
* Phân tích ngữ liệu:
- Nghĩa cña: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh
- Nghĩa: lí nhí, li ti, ti hí tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần
- Nghĩa nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh được tạo thành dựa vào nghĩa tiếng gốc và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng
*Nhận xét.
- Từ láy có tiếng gốc: nghĩa của từ láy có sắc thái riêng so với tiếng gốc
 2. Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết giải quyết các bài tập.
*Cách tiến hành:
- HS đọc , xđ yêu cầu
Gọi một HS lên bảng làm bài
HS nhận xét
GV nhận xét, sửa chữa
- HS đọc, xđ yêu cầu
Gọi 3 HS lên bảng mỗi em làm 1 phần
HS nhận xét
GV sửa chữa.
- HS đọc , xđ yêu cầu , làm bài
Gọi HS khá trả lời -> nhận xét
GV sửa chữa
- HS đọc , xđ yêu cầu , làm bài
Gọi HS khá trả lời -> nhận xét
GV sửa chữa
III. Luyện tập
 1. Bài tập 1: Tìm từ láy và phân loại
Từ láy bộ phận
bần bật, thăm thẳm, chiêm chếp
Từ láy bộ phận
nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề
2. Bài 2: Điền thêm các tiếng láy để tạo thành từ láy
- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách
3. Bài 3:
1. a. nhẹ nhàng b. nhẹ nhàng
2.a. xấu xa b. xấu xí
3.a. tan tành b. tan tác
4. Bài 5:
Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở là từ ghép đẳng lập.
D. Củng cố: (3’)
H: Có mấy loại từ láy? Đặc điểm của từng loại?
E. Hướng dẫn học bài:( 2’)
+ Bài cũ:
- Học thuộc hai ghi nhớ nắm đặc điểm hai loại từ láy
- Sự tạo thành nghĩa của từ láy
+ Bài mới: soạn bài “Quá trình tạo lập văn bản”
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Ngữ văn – Bài 3 - Tiết 12
 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
3. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình tạo lập văn bản
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống được GD trương bài:
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Học sinh: Xem các bài tập và làm BT.
IV. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.
V. Tổ chức giờ học:
A. Ổn định tổ chức:( 1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
CH: Mạch lạc trong văn bản là gì? Các điều kiện để có văn bản có tính mạch lạc?
TL:+ Mạch lạc là làm cho các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất lại. Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
+ Điều kiện: Các cấu, đoạn, phần: cùng chủ đề, tiếp nối theo một trình tự hợp lí.
C. Các HĐ dạy học:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động: (1’)
Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học về liên kết , bố cục , mạch lạc trong văn bản. Vậy chúng ta học những kiến thức và kĩ năng ấy làm gì? Có phải chỉ để biết thêm về văn bản hay là để sử dụng tạo lập văn bản. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (20’)
*Mục tiêu:
- Hiểu các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
*Cách tiến hành:
- §äc bµi tËp 1(sgk)
H: Khi viÐt th­ cho b¹n ®iÒu g× th«i thóc em viÕt th­?
 ( th¨m hái, b¸o tin )
H: Khi c« gi¸o yªu cÇu em viÕt bµi v¨n miªu t¶ ®Ó nép th× em lµm g×?
 ( viÕt bµi )
H: VËy theo em khi nµo ng­êi ta cã nhu cÇu t¹o lËp v¨n b¶n?
- HS ®äc thÇm bµi tËp 2(45)
H: Nếu cần viết thư cho bạn em sẽ xác định những điều gì trước khi viết?
- Viết cho ai ( bạn) -> xác định đối tượng để xưng hô cũng như chọn nội dung phù hợp
- Viết để làm gì? Mục đích viết thư -> định hướng nội dung
- Viết cái gì -> xác định nội dung cần viết
- Viết như thế nào? -> hình thức viết như thế nào để đạt được mục đích đề ra
H: XÐt v¨n b¶n "MÑ t«i" 
- Bè viÕt th­ cho ai? (En- ri- c«)
- ViÕt ®Ó lµm g×?( gi¸o dôc con)
- ViÕt vÒ c¸i g×?(tÊm lßng ng­êi mÑ)
- ViÕt nh­ thÕ nµo? (râ rµng, m¹ch l¹c)
H: §äc thÇm bµi tËp 3(45)
 ( th¶o luËn bµn : 2p )
- Gi¸o viªn nhËn xÐt vµ kÕt luËn.
H: §äc bµi tËp 4 (45)
 (th¶o luËn bµn : 2p)
* ChØ có ý và dàn bài thì ch­ ®ñ mµ ph¶i diÔn ®¹t thµnh c©u, ®o¹n ... ®¹t yªu cÇu, ®óng chÝnh t¶. ®óng ng÷ ph¸p. dïng tõ chÝnh x¸c, cã bè côc cã liªn kÕt, m¹ch l¹c, Lêi v¨n trong s¸ng, nÕu lµ v¨n tù sù cã c¶ néi dung kÓ chuyÖn hÊp dÉn.
Bước tiếp theo phải làm gì?
- Häc sinh ®äc bµi tËp 5 (45)
H: §Ó ®¸nh gi¸ v¨n b¶n vÒ néi dung vµ h×nh thøc ta ph¶i lµm g×?
H: Qua các bài tập trên em hãy cho biết để tạo lập văn bản cần tiến hành theo các bước như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt
I. Các bước tạo lập văn bản
1. Nhu cÇu t¹o lËp v¨n b¶n
- Khi cã nhu cÇu giao tiÕp ( viÕt th­, ph¸t biÓu, viÕt bµi) th× ta t¹o lËp v¨n b¶n.
 2. C¸c b­íc t¹o lËp v¨n b¶n.
- ViÕt cho ai ( ®èi t­îng)
- ViÕt ®Ó lµm g×(môc ®Ých)
- ViÕt c¸i g×?(néi dung)
- ViÕt nh­ thÕ nµo?(h×nh thøc)
-> §Þnh h­íng.(b­íc 1)
- Cần tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục hợp lí, đúng định hướng.-> bước 2.
- Ph¶i diÔn ®¹t thµnh c©u, ®o¹n v¨ chÝnh x¸c, m¹ch l¹c , liªn kÕt chÆt chÏ, bè côc râ rµng.-> ViÕt v¨n b¶n (b­íc 3)
- KiÓm tra v¨n b¶n ( vÒ néi dung vµ h×nh thøc)-> (b­íc 4) 
3.Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
*Cách tiến hành:
- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài. GV hướng dẫn, bổ sung
- Ý b: HS trả lời tự do
+ Quan tâm: xác định cách xưng hô phù hợp, lựa chọn được nội dung đúng đối tượng mình muốn viết -> Hình thức viết phù hợp
+ Không: có sự thiếu thống nhất về cách xưng hô -> ảnh hưởng đến hình thức
H: Em có lập dàn bài trước khi làm văn không?
- Có
H: Việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bài làm?
H: Em có kiểm tra sau khi làm không? Việc kiểm tra có tác dụng như thế nào?
HS đọc, xđ yêu cầu, làm bài -> nhận xét
GV kết luận
HS đọc, xđ yêu cầu,làm bài
GV hướng dẫn , bổ sung
Ví dụ: Mục lớn nhất kí hiệu số (M)
Ý nhỏ hơn lần lượt được kí hiệu bằng số thường, chữ cái thường
- Sau mỗi phần, mục phải xuống dòng
- Các phần , mục có ý ngang bậc phải viết thẳng hàng nhau. Ý nhỏ hơn viết lùi so với ý lớn hơn
HS đóng vai En-ri-cô viết bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì đã nói lời thiếu lễ độ với mẹ
(Để viết bức thư đó em phải làm gì?)
- Xác định đối tượng GT : bố: xưng con
- Mục đích: thể hiện sự ân hận
- Nội dung: nỗi ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ
- Hình thức viết: thư
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Khi tạo lập văn bản điều muốn nói là thật sự cần thiết
- Xây dựng bố cục giúp bài văn đảm bảo được nội dung và sắp ý hợp lí
- Việc kiểm tra giúp phát hiện những nội dung chưa phù hợp, các lỗi về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp
 2. Bài 2:
Báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường
a. Nếu chỉ kể việc mình đã học thế nào và thành tích đạt được là chưa đủ điều quan trọng là phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn học tốt hơn
b. Bạn không xác định đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày với thầy cô chứ không phải HS
3. Bài 3:
a. Dàn bài cần rõ ý, ngắn gọn. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ
b. Trong dàn bài: các phần , mục phải được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu
- Các phần, mục phải rõ ràng
D. Củng cố: (3’)
H: Để tạo lập văn bản cần thực hiện các bước như thế nào?
E. Hướng dẫn học bài::( 2’)
+ Bài cũ: Học ghi nhớ
 Làm BT trong SBT
 Vận dụng lý thuyết để làm bài tập làm văn viết
+ Bài mới: Soạn” Ca dao: Những  than thân”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(15).doc