Giáo án môn Ngữ văn 7 tiết số 123: Ôn tập tiếng việt

Giáo án môn Ngữ văn 7 tiết số 123: Ôn tập tiếng việt

Tiết 123

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A-Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hệ thống hóa các kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.

- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu đơn và đấu câu.

B- Chuẩn bị:

- Gv: Bảng phụ.Những điều cần l¬ưu ý sgk

-Hs:Bài soạn

C-Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra:

-Nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho VD

-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạcg nối?Cho VD

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 883Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 tiết số 123: Ôn tập tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 31/3/2012 
Ngày dạy:
Tiết 123
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A-Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hệ thống hóa các kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu đơn và đấu câu.
B- Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý sgk
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
-Nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho VD
-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạcg nối?Cho VD
 3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Dựa vào mô hình trong sgk, câu đơn được phân loại như thế nào ?
- Câu phân loại theo mđ nói gồm có những kiểu câu nào ? Cho ví dụ ?
- Câu trần thuật được dùng để làm gì ?
-Vì sao em biết câu : "Bạn đi học à ?" là câu nghi vấn ? (vì câu này được dùng để hỏi việc).
- Câu cầu khiến được dùng để làm gì ?
- Dựa vào đâu để khẳng định câu bên là câu cảm thán ? (dựa vào 2 từ ôi, quá là 2 từ bộc lộ cảm xúc).
- Câu phân loại theo cấu tạo gồm có những kiểu câu nào ? 
- Đặt 1 câu bình thường, vì sao em biết đó là câu đơn bình thường ? (vì nó có 1 kết cấu C-V).
- Thế nào là câu đặc biệt ?
- Đặt một câu đặc biệt ?
- Em đã được học những dấu câu nào ?
- Có những dấu chấm nào ? Những dấu chấm đó được dùng để làm gì ?
- Dấu phẩy được dùng để làm gì ?
- Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?
- Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào ?
- Dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
I- Các kiểu câu đơn:
 có 2 cách phân loại câu.
1- Phân loại câu theo mục đích nói: có 4 kiểu câu.
a- Câu trần thuật: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến. VD: Tôi đi học.
B Câu nghi vấn: là câu dùng để hỏi về người, về việc, về vật. 
VD: Bạn đi học à ?
c- Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, sai khiến, chúc mừng,...
VD: Bạn đừng nói chuyện nữa !
d- Câu cảm thán: là câu dùng để bộc lộ cảm xúc. 
VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá !
2- P loại câu theo c tạo: có 2 loại.
a- Câu bình thờng: là câu có cấu tạo theo mô hình C-V. 
VD: Hôm qua lớp tôi đi lao động.
B- Câu đặc biệt: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V.
VD: Trên tường có treo một bức tranh. 
II-Các dấu câu :
1- Dấu chấm:
- Dấu chấm thường đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán.
2- Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN.
- Giữa các từ ngữ có cùng ch vụ trong câu 
- Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của câu.
- Giữa các vế của một câu ghép.
3- Dấu chấm phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp và phép liệt kê phức tạp
4- Dấu chấm lửng: dùng để:
-Thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự cha liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
5- Dấu gạch ngang: dùng để:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
C©u cÇu khiÕn
C©u c¶m th¸n
C©u ®Æc biÖt
Ph©n lo¹i theo cÊu t¹o
C©u b×nh th­êng
C©u trÇn thuËt
C©u nghi vÊn
C©u ph©n lo¹i theo môc ®Ých nãi
C¸c kiÓu c©u ®¬n
III.Vẽ sơ đồ tư duy cho các kiểu câu đơn,các dấu câu
C¸c dÊu c©u
DÊu g¹ch ngang
DÊu chÊm phÈy
DÊu chÊm löng
DÊu phÈy
DÊu chÊm
Dặn dò-VN ôn tập các kiến thức đã học
-Soạn bài “Văn bản báo cáo”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 123-ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.doc