A. Mục tiêu yêu cầu :
Giúp hs :
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ .
- Tăng thêm vốn thành ngữ.
- Có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp .
B. Chuẩn bị :
- Gv : Giáo án , Sgk
- Hs : Bài cũ + Bài mới
C. Phương pháp dạy học :
- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
I. Ổn định tổ chức : (1’)
II. Kiểm tra bài cũ : (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
III. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : (1’)
2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
Ngày soạn :15/11/2008 Ngày dạy : 21/11/2008 Tiết: 48 Bài dạy : THÀNH NGỮ A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp hs : - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ . - Tăng thêm vốn thành ngữ. - Có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp . B. Chuẩn bị : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Bài cũ + Bài mới C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs . III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ Hoạt động1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm thành ngữ : - Cho hs đọc các câu . F Có thể thay thế các từ trong cụm từ này bằng từ khác được hay không ? F Có thể thêm, xen một vài từ khác vào cụm từ được không ? F Có thể thay thế vị trí của các từ trong cụm từ được không ? F Thay đổi vị trí như thế nào ? F Từ những nhận xét trên ta có thể rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo cụm từ này ? F Cụm từ lên thác, xuống ghềnh có nghĩa là gì ? F Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh ? F Cụm từ nhanh như chớp có nghĩa là gì ? F Tại sao nói nhanh như chớp ? F Trong hai cụm từ “lên thác xuống ghềnh”, “nhanh như chớp” cụm từ có nghĩa suy ra trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt, nghĩa hàm ẩn ? F Em hãy tìm 1 số cụm từ khác ? F Những cụm từ trên được gọi là thành ngữ , Vậy thành ngữ là gì ? F Nghĩa của thành ngữ như thế nào ? - Không thể . - Không thể . - Có thể . - Lên ghềnh xuống thác. - Xuống thác lên ghềnh . à Cụm từ có cấu tạo cố định . - Thác : Chỗ dòng nước chảy qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, suối . - Ghềnh : Nước nông, đá lỏm chỏm , nước chảy xiết . => Cả 2 nơi thác và ghềnh đều là địa hình rất khó khăn vừa lên ngọn thác lại gặp ngay cái ghềnh - Để nói về sự gian truân vất vả . - Hành động nào đó rất nhanh (như chớp) , nhanh đến không ngờ . - Khen ai làm gì rất nhanh - Nhanh như chớp à nghĩa đen . - Len thác xuống ghềnh à nghĩa bóng . - Hs sinh tìm hiểu . - Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh . - Nghĩa : + Trực tiếp từ nghĩa đen. + Nghĩa hàm ẩn (so sánh, ẩn dụ ) I. Thế nào là thành ngữ? 1. Xét cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao . “Nước non lận đận một mình, thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay . 2. Nhận xét : - Không thể thay thế vài từ trong cụm từ này bằng từ khác . - Không thể xen vào vài từ khác vào cụm từ này . - Có thể thay đổi vị trí các từ . => Sự gian truân, vất vả. - Tham sống sự chết. - Bùn lầy nước đọng . - Mưa to gió lớn . - Mẹ goá con côi . - Năm châu bốn biển . - Lên thác xuống ghềnh - Ruột để ngoài da . - Lòng lang dọ sói . - Rán sành ra mở . - Khẩu phật tâm xà . 3. Ghi nhớ : sgk tr 144 8’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs cách sử dụng thành ngữ : F Hãy xác định vai trò ngữ pháp cua thành ngữ trong các câu sau (sgk tr144) F Em hãy so sánh bảy nổi ba chìm với lang thang, phiêu bạt . Tắt lửa tối đèn với khó khăn, hoạn nạn ? - Gọi hs đọc . -Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . à Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc, tiết kiệm được lời mà ý nghĩa vẫn nhiều . - Có tình hình tượng cao vì gợi cho ta nhiều ấn tượng sinh động . - Đọc II. Sử dụng thành ngữ . BT1 : a) Thành ngữ làm vị ngữ . b) Thành ngữ làm PN cho DT . BT2 : Thành ngữ ngắn gọn có tính hàm xúc, có tính hình tượng, biểu cảm cao . * Kết luận : ghi nhớ sgk tr144 . 12’ Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập : Bài tập 1 : Tìm và giải thích các thành ngữ có trong câu a) Sơn hào hải vị . Nem công chả phượng . b) Khỏe như voi . Tứ cố vô thân . c) Da mồi tóc sương . Bài tập 2 : Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn, để thấy lai lịch của các thành ngữ : Con rồng cháu tiên, Ếch ngồi đáy giếng , Thầy bói xem voi (hs tự kể ) Bài tập 3 : Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn : Bài tập 4 : Sưu tàm thành ngữ . - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và bài tập . III. Luyện tập : BT1 : a) Sơn hào hải vị à (Món ăn trên núi, vị ăn ở biển) => Những thức ăn quý ở mọi nơi được chọn lựa . - Nem công chả phượng à Những món ăn ngon, sang và quý . b) Khỏe như voi à Sức khoẻ hơn người thường nhiều lần . - Tứ cố vô thân à nhìn bốn bên không có ai là người thân à hoàn cảnh của người cô đơn không có ai thân thuộc . c) Da mồi tóc sương à tuổi già Bt2 : hs về nhà làm . BT3 : - Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt . - No cơm ấm cật . - Bách chiến bách thắng . - Sinh cơ lập nghiệp . BT4 : Hs tự sưu tầm . 3) Củng cố : (4’) - Gv nhấn mạnh lại lại khái niệm, nghĩa, và cách sử dụng thành ngữ . 4) Đánh giá tiết học : (1’) 5) Dặn dò : (1’) - Học bài . - Sưu tầm thành ngữ . - Chuẩn bị tiết sau trả bài kiểm tra văn, kiểm tra tiếng Việt. IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Tài liệu đính kèm: