Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 55: Điệp ngữ

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 55: Điệp ngữ

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp hs :

 - Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ .

 - Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết .

 - Giáo dục ý thức học tập của hs .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức :

 II. Kiểm tra bài cũ :

  Thành ngữ là gì ? Nghĩa của thành ngữ như thế nào ?

  Cách sử dụng thành ngữ ?

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 55: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết: 55 
 Bài dạy : ĐIỆP NGỮ
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp hs : 
	- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ .
	- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết .
	- Giáo dục ý thức học tập của hs . 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ :
	F Thành ngữ là gì ? Nghĩa của thành ngữ như thế nào ?
	F Cách sử dụng thành ngữ ?
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu về điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
F Những từ ngữ nào được lặp lại ở khổ thơ I và cuối?
F Cả 2 khổ 1 và cuối ?
Gv: Trong bài còn lặp nhiều câu thơ “Tiếng gà trưa”  
F Lặp đi lặp lại như thế có tác dụng gì ? 
Gv: Đây là sự lặp đi lặp lại một cách có ý thức vì mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc và gợi cảm xúc trong lòng người đọc một cách mạnh mẽ .
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- Gv lưu ý cho hs : Điệp ngữ có thể được sử dụng rộng rãi trong thơ, văn xuôi. Nhưng mang một giá trị ý nghĩa chân chính chứ không phải là một cách lặp từ rờm rà và tối ý .
- Gv lấy vd ở phần bài tập minh hoạ cho hs .
- Nghe (3 lần ) I .
- Vì (4 lần) cuối .
- Tiếng gà, cục tác, tuổi thơ .
- Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà và nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ .
- Đọc 
- Nghe .
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ : 
 1. Xét khổ thơ đầu và cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) 
- Khổ I : “nghe” (3 lần) 
- Khổ cuối “Vì” (4 lần) 
- Cả 2 khổ : Tiếng gà, cục tác, tuổi thơ .
à Sử dụng phép điệp ngữ .
 2. Tác dụng của việc lặp từ ở trên : 
 Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà và nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ 
à Nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc và gợi cảm xúc trong lòng người đọc một cách mạnh mẽ .
 3. Nghi nhớ : 
 sgk tr 152 .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu các dạng điệp ngữ : 
F Em hãy so sánh điệp ngữ khổ I (tiếng gà trưa) với điệp ngữ của câu a,b sgk tr 152 để tìm ra đặc điểm của mỗi dạng ? 
- Gv ghi lên bảng, gạch chân những điệp ngữ trong các ví dụ .
- Khổ I (tiếng gà trưa) : điệp ngữ cách quãng .
- a): Điệp ngữ nối tiếp .
-b): Điệp ngữ vòng . 
II. Các dạng điệp ngữ : 
 1. Điệp ngữ cách quãng :
vd : khổ 1 và cuối bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh .
 2. Điệp ngữ nối tiếp : 
vd a sgk tr 152 .
 3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 
Vd:b mục II sgk tr 152 
* ghi nhớ : SGK tr 152
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs làm bài tập : 
 Bài tập 1 : Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ? 
- Gv hướng dẫn hs làm bài.
Bài tập 2 : Tìm điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ đã sử dụng :
- Gv hướng dẫn hs làm bài.
Bài tập 3 : 
a) Tìm điệp ngữ và nói rõ tác dụng .
- Gv hướng dẫn hs làm bài .
b) Sửa laị cho hợp lí.
- Gv hướng dẫn hs sửa.
Bài tập 4 : Yêu cầu hs viết văn có sử dụng điệp ngữ và nhận xét lẫn nhau .
- Gv theo dõi nhận xét chung .
- Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk .
- Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk .
- Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk .
- Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk .
- Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk .
- Hs tiến hành viết .
-Các hs nhận xét lẫn nhau
- Hs lắng nghe và rút kinh nghiệm .
- về nhà viết lại .
III. Luyện tập : 
 Bài tập 1 : 
 a) “Một dân tộc  Dân tộc đó phải được độc lập” (HCM) 
- Một dân tộc đã gan góc (2 lần )
- Năm nay (2 lần )
- Dân tộc đó (2 lần) 
- Phải được (2 lần) 
à sự lặp lại như trên chủ yếu nhấn mạnh 2 tiếng “dân tộc” . Để ca ngợi sự gan góc chống kẻ thù bền bỉ, quyết liệt của dân tộc VN, nó khẳng định quyền xứng đáng được hưởng tự do độc lập của người VN . Thể hiện giọng điều hùng hồn , đanh thép của người viết. 
b) Bài ca dao “Đi cấy” 
“Đi cấy” 2 lần 
“Trông” 9 lần .
à Sự lặp lại đi cấy để đối lập với đi cấy lấy công không phải lo toan như đi cấy ở ruộng nhà mình . Nhiều từ trông biểu hiện sự lo lắngvà hi vọng vào ngày thu hoạch .
Bài tập 2 : 
“Vậy mà  một giấc mơ thôi” (Khánh Hoài) 
- Đoạn văn có 4 câu :
+ 2 câu đầu có điệp ngữ “xa nhau” 2 lần , điệp ngữ cách quãng .
+ 2 câu sau có điệp ngữ “một giấc mơ” 2 lần , điệp ngữ vòng .
Bài tập 3 : 
a) Tìm :
- Lặp : “Phía sau nhà em có một mảnh vườn”, “mảnh vườn ở phía sau nhà em” 
à Đảo từ một cách dư thừa , rờm rà .
- Lặp những từ “Em” 13 từ : em trồng hoa, tặng
à Việc lặp từ này không cần thiết , diễn đạt không logích (không mang giá trị nào cả ) 
b) Sửa : 
- Mảnh vườn phái sau nhà em trồng rất nhiều loài hoa . Nào là cúc, thượt dược, đồng tiền , hoa hồng và cả lay ơn nữa . Nhân ngày quốc tế phụ nữ, em hái hoa tặng mẹ và chị .
Bài tập 4 : Đoạn văn hs viết có sử dụng điệp ngữ .
 3) Củng cố :
	 Gv nhấn mạnh lại các nội dung ;
	+ Điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ .
	+ Các dạng điệp ngữ .
 4) Đánh giá tiết học :
 5) Dặn dò :
	- Học bài .
	- Làm bài tập vào vở .
	- Xem trước bài luyện nói sgk tr 154 . 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 55.doc