Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống .

 - Hiểu được đặc điểm chung của văn bản nghị luận .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk , bảng phụ

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (1’)

  Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

 III. Bài mới :

 1) Giới thiệu bài : (1’)

 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 75 + 76 
Bài dạy : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống .
	- Hiểu được đặc điểm chung của văn bản nghị luận .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk , bảng phụ
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (1’) 
	F Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1: Hỏi đáp về nhu cầu nghị luận 
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận .
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi sgk tr7 :
F Em hãy nêu những câu hỏi tương tự ? 
- Gv kiểm tra việc nêu câu hỏi của hs .
F Gặp các vấn đề và câu hỏi đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ?
- Yêu cầu hs lấy vd minh hoạ .
- Gv : Văn nghị luận dùng lí lẽ để phát biểu về các nhận định, tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ, thái độ trước các vấn đề đặc ra . Làm văn nghị luận trước hết cần phải có khái niệm, quan điểm, chủ kiến, sử dụng tốt các thao tác phân tích , tổng hợp, quy nạp .--> phải tư duy trừu tượng .
F Để trả lời những câu hỏi như thế hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? 
F Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết ? 
- Gv cho hs đọc một bài nghị luận trong báo cho lớp nghe .
- Hs ghi vào giấy 
vd:
 + Tại sao phải học ngoại ngữ ?
+ Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan ?
+ Tại sao phải chống tệ nạn ma tuý ? 
- Không, câu trả lời phải là văn nghị luận .
Vd: Con người không thể thiếu tình bạn. Vậy “bạn” là gì ? Không thể kể về một người cụ thể mà giải quyết được vấn đề . Cũng vậy nói hút thuốc là có hại, rồi kể chuyện một người hút thuốc lad bị ho lao, điều đó không thuyết phục, vì có rất nhiều người vẫn đang hút thuốc. Cái hại không thấy ngay trước mắt, cho nên phải phân tích, cung cấp số liệu  thì người ta mới hiểu và tin được . 
- Hs lắng nghe 
+ Bình luận TT 
+ Hỏi đáp PL 
+ Sức khoẻ cộng đồng .
+ Cách mua trái cây ngon.
- ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí 
1. Nhu cầu nghị luận : 
 Trong cuộc sống hằng ngày gặp nhiều câu hỏi kiểu : 
+ Vì sao em đi học ?
+ Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan 
=> Để trả lời các câu hỏi như vậy chúng ta phải dùng lí lẽ, quan điểm, chủ kiến  để bài tỏ à ngị luận .
22’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về đặc điểm của văn bản nghị luận .
2) Thế nào là văn bản nghị luận : 
- Gọi hs đọc văn bản “Chống nạn thất học” sgk tr7,8 .
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F BH viết bày này nhằm mục đích gì ? 
F Văn bản nói tới ai ? hướng tới ai ? 
F Để thực hiện mục đích bài viết nêu ra những ý kiến nào ?
F Những ý kiến ấy được diễn đath thành những luận điểm nào? Tìm những câu văn mang những luận điểm?
F Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không? 
F Tác giả có thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuỵện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? 
- Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ . 
- Gv nhấn mạnh lại .
- Hs đọc 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Bác Hồ muốn nói người Việt Nam phải biết chữ, có kiến thức mà xây dựng nước nhà. 
+ Mọi người dân VN .
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Ngu dân” để cai trị dân ta . Hầu hết người Vn mù chữ . Những cách thức thực hiện cách thất học. 
+ Luận điểm BH nêu ra là: Một trong những công việc phải thực hiện tốt lúc này là nâng cao dân trí, Mọi người VN phải biết quyền lợi .., viết chữ quốc ngữ .
+ Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ : Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng 8 , những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà, những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ .
+ Không, phải đưa ra những luận điểm, những lí lẽ mang tính thuyết phục để người đọc người nghe hiểu, nhận thức đúng về vai trò của việc học chữ quốc ngữ .
+ Hs đọc .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 a) Xét văn bản “Chống nạn thất học” (BH) sgktr7,8
* Mục đích : Bác Hồ muốn nói người Việt Nam phải biết chữ, có kiến thức mà xây dựng nước nhà . 
* Bác Hồ đã nêu lên những ý kiến : 
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Ngu dân” để cai trị dân ta . 
+ Hầu hết người Vn mù chữ . 
+ Những cách thức thực hiện cách thất học. 
* Những luận điểm mà Bác Hồ đưa ra : 
+ Một trong những công việc phải thực hiện tốt lúc này là nâng cao dân trí.
+ Mọi người VN phải biết quyền lợi .., viết chữ quốc ngữ .
* Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ : 
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng 8 .
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ .
* Ghi nhớ sgk tr 9
42’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Đây có phải là văn bản nghị luận không ? Vì sao ? 
Gv : Nhan đề bài nghị luận là một ý kiến, một luận điểm . Mở bài, kết bài là nghị luận, thân bài trình bày thói quen xấu cần loại bỏ .
F Tác giả đề xuất ý kiến gì?
F Những dòng câu văn nào thể hiện ý kiến đó ? 
F Để thuyết phục tác giả đã nêu ra những lí lẽ, dẫn chững nào ?
F Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ?
F Em có tán thành ý kiến của bài viết hay không? Vì sao ? 
F Em hãy tìm bố cục của bài văn trên :
+ MB?
+ TB?
+ KB?
- Gv hướng dẫn và yêu cầu hs về nhà làm các bài tập còn lại .
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Đây là bài văn nghị luận, tuy rằng trong phần thân bài có kể một số thói quen xấu nhưng thực chất là văn nghị luận .
+ Cần tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội .
+ Phần mở bài có 2 câu với từ là, phần kết bài có 3 câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói quen xấu là dễ. Dẫn tới kết luận là phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh . 
+ Tác giả không chỉ giải thích dùng lí lẽ mà còn đưa ra những dẫn chững rất sinh động : Gạt tàn thuốc là bừa bãi, Vứt vỏ chuối ra đường, rác ùn lên cả con mương nhỏ, ném chai, cốc vỡ ra đường
+ Bài viết này nhằm để giải quyết một vấn đề trong giao tiếp đời thường. 
+ Hs trả lời theo ý của mình.
+ MB: giới thiệu thói quen tốt, xấu.
+ TB: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. 
+ KB: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ 
Bài tập 1 : Đọc bài văn trả lời các câu hỏi sgk .
 3) Củng cố : (1’) 
	- Gv nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ sgk . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò :(1’)
	- Học bài cũ, làm các bài tập còn lại vào vở
	- Soạn bài “ Tục ngữ về con người và xh” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 75 + 76.doc