Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 25

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 25

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Nắm được công dụng của trạng ngữ (bổ sung thông ton tình huống và liên kết các câu, các đoạn có trong bài)

 - Năm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bọc lộ cảm xúc )

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .

B. Chuẩn bị :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 : 
 	Tiết 89 : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT)
Tiết 90: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Tiết 91: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH.
Tiết 92: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH . 
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 89 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT)
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Nắm được công dụng của trạng ngữ (bổ sung thông ton tình huống và liên kết các câu, các đoạn có trong bài) 
	- Năm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bọc lộ cảm xúc ) 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Trong câu trạng ngữ bổ sung những ý nghĩa gì ? Vị trí ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu công dụng của trạng ngữ .
I. Công dụng của trạng ngữ :
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk(đoạn văn, câu văn a,b) thảo luận trả lời các câu hỏi:
- Yêu cầu hs trả lời 
F Yêu cầu của bài tập là gì?
F Hãy tìm những trạng ngữ có trong đoạn a?
F Vì sao ở đây ta không thể bỏ trạng ngữ được mặc dù trạng ngữ là không bắt buộc của câu?
Gv: Trong trường hợp nếu không có phần thông tin bổ sung ở trạng ngữ , nội dung của câu số thiếu chính xác .
Vd: Về mùa đông, lá bàn đỏ như màu đồng hum. 
F Vậy trong câu trạng ngữ có những công dụng gì? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến, trả lời. 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung
+ Vì sao các trạng ngữ trong các câu sau không thể bỏ được ? 
 - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung
+ Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế khách quan hơn. 
- Làm cho ví dụ mạch lạc
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 1.Tìm hiểu bài tập sgk tr 45-46
a) + Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng
 + Thường thường vào khoảng đó 
 + sáng (dậy) 
 + Ở trên trời 
 b) + Về mùa đông .
à Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế khách quan hơn. Làm cho ví dụ mạch lạc.
2) Kết luận : 
(Ghi nhớ sgk tr 46) 
10’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs viẹc tách trạng ngữ thành câu riêng : 
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Tìm những trạng ngữ trong đoạn văn trên ? 
F Hai trạng ngữ này có gì giống và khác nhau ? 
F Việc tách trạng ngữ thành một câu riêng như vậy có tác dụng gì ? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến. 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Để tự hào với tiếng nói của mình . Để tin tưởng tương lai của nó .. 
* Giống nhau : Về ý nghĩa cả 2 đều có quan hệ với nhau, với CN và VN .
* Khác nhau : Trạng ngữ sau được tách ra thành một câu riêng .
+ Nhấn mạnh ý, biểu hiện cảm xúc tin tưởng, tự hoà với tương lai của tiếng việt . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Tìm hiểu bài tập sgk tr 46 : 
 *Các trạng ngữ : 
 - Để tự hào với tiếng nói của mình . 
 - Để tin tưởng tương lai của nó .. 
à Trạng ngữ sau được tách ra thành một câu riêng .
=> Nhấn mạnh ý, biểu hiện cảm xúc tin tưởng, tự hoà với tương lai của tiếng việt 
 2) Kết luận : 
 ( ghi nhớ sgk tr47) . 
12’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, 
- Hướng dẫn hs làm các bài tâp sgk . 
- Yêu cầu hs lên bảng làm .
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin.
- Hs lắng nghe 
- Đại diện hs lên bảng làm, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
* Bài tập 1 : Tìm trạng ngữ và cho biết tác dụng 
- Câu a :
+ Ở loại bài thứ nhất 
+ Ở loại bài thứ 2 
- Câu b : 
+ Đã bao lần 
+ Lần đầu tiên chập chững bước đi .
+ Lần đầu tiên tập bơi 
+ Lần đầu tiên đánh bóng bàn .
+ lúc còn học phổ thông
+ Về môn toán . 
à Tác dụng : Bổ sung thông tin tình huống, liên kết.
* Bài tập 2: Tìm trường hợp trạng ngữ tách thành câu riêng, tác dụng ? 
- Câu a: Bố cháu đã hi sinh . Năm 72
à Tác dụng : Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của một nhân vật được nói tới trong câu đứng trước .
- Câu b: Bốn người lính trong lúc . bồn chồn.
à Tác dụng : làm nổi bật thông tin nở người cốt câu (câu trước) Nêu không tách thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở trạng ngữ lấn át . Nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu . 
* Bài tập 3 : Viết đoạn văn (về nhà viết) 
 3) Củng cố : (2’) 
	- Gv nhấn mạnh lại tác dụng của trạng ngữ, tác dụng của việc tách trạng ngữ . . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài 
	- làm bài tập còn lại vào vở 
	- Ôn tập để chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
 Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 90
KIỂM TRA 1 TIẾT TV
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Thông qua tiết kiểm tra nhằm : 
	- Giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức đã học 
	- Đánh giá học sinh 
	- Hoàn thành cột điểm .
	- Phản ánh được tình hình, thái độ học tập của hs .
B. Chuẩn bị :
	- Đề kiểm tra ( mỗi học sinh một đề) 
	- Đáp án 
C. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : 
 II. Tiến trình kiểm tra:
	- Nhắc nhỡ hs nghiêm túc trong kiểm tra 
	- Thu bài, nhận xét thái độ kiểm tra của hs 
 III. Dặn dò . 
	- Về nhà soạn bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau .
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 91 
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn .
	- Bước đầu nắm đựơc cách thức cụ thể trong một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránhtrong lúc làm bài. 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn . 
B. Chuẩn bị:
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Văn chứng minh có mục đích gì? Phương phaps chứng minh . 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh . 
I. Các bước làm bài văn nghị luận .
- Gv ghi đề văn lên bảng : 
Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó . 
- Yêu cầu hs tìm hiểu đề, thảo luận trả lời các câu hỏi:
F Em hãy xác định yêu cầu của đề ? 
Gv: Đề bài không yêu cầu phân tích câu tục ngữ giống như một tiết giảng văn . Đề phân tích đòi hỏi người viết phải nhận thức chính xác tư tưởng được chứa đựng trong câu tục ngữ này và chứng minh rằng tư tưởng đó là đúng đắn. Nếu không hiểu đúng như thế thì baì làm sẽ sai lạc hẳn.
F Câu tục ngữ khẳng định điều gì ? 
F Chí có nghĩa là gì? 
Gv: Muốn chứng minh ta có cách lập luận : Dùng lí lẽ và nêu dẫn chứng xác thực. 
F Em sẽ dùng những lí lẽ gì để chứng minh ?
Gv: Nếu hiểu chí là ý muốn, tạo nên à kết quả .
F Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả được không nếu không theo đuổi một mục đích một lí tưởng tốt đẹp nào ?
F Để bài viết có sức thuyết phục ta cần nêu những dẫn chứng như thế nào? 
 - Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu đề , 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó .
- Hs lắng nghe 
+ Vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. 
+ Là hoài bảo, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiến trì.
+ Ai có chí sẽ thành công 
- Hs lắng nghe 
+ Bất cứ việc gì , dù đơn giản nhưng không có chí, không chuuyên tâm thì liệu có làm được không ?  Học ng oại ngữ nếu không kiên trì thì có học được không ?
- Hs trả lời .
+ Hs nghèo vượt khó, vận động viên, doanh nghiệp, nhà khoa học không chịu lùi bước trước khó khăn, thất bại . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Đề văn : Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó . 
 1) Tìm hiểu đề và tìm ý: 
 a) Xác định yêu càu chung của đề : 
 Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng.
 b) Câu tục ngữ khẳng định : 
 + Vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. 
 + Là hoài bảo, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiến trì.
 + Ai có chí sẽ thành công 
 c) Chứng minh : 
- Dùng lí lẽ : 
- Nêu dẫn chứng xác thực 
F Một văn bản nghị luận thường mấy phần chính ? Đó là những phần nào? 
F Bài văn chứng minh có đi ngược lại quy luật đó hay không ?
F MB của đề văn này ta phải làm gì?
F Thân bài ta phải làm ra sao? 
F Những lí lẽ và dẫn chứng như thế nào ? 
F Kết bài ta thực hiện ra sao ? 
- Gv chốt lại.
+ 3 phần 
MB – TB – KL 
+ Không 
+ Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý . 
+ dùng lí lẽ để CM .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu tư những việc nhỏ đến khi ra đời làm việc lớn. 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
2) Lập dàn ý : 
a) MB : Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý .
b) TB : Dùng lí lẽ để CM .
c) Kết bài : 
 Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu tư những việc nhỏ đến khi ra đời làm việc lớn. 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Viết mở bài cần lập luận không? 
F Ba cách mở bài khác nhau về lập luận như thế nào ?
F Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của đề không ? 
F làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với đoạn mở bài ? 
F Tiếp theo ta phải làm những gì ? 
F Ta cần phân tích lí lẽ nào trước? 
F Tiếp tục đến lí lẽ nào ?
F Tiếp theo ta viết đoạn gì?
F Kết bài có nhiệm vụ gì? Trong phần kêt bài ta cần chú ý đến điều gì? 
F Bước cuối cùng là gì? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Cần 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Phù hợp 
+ Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn (thật vậy, đún như vậy) 
+ Viết phần phân tích lí lẽ 
+ Chí rất cần thiết cho mọi người .
+ không có chí không làm được gì? 
+ Đoạn nêu dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục. 
+ Nêu ý nghĩa của luận điểm CM.
Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn, kết bài phảih hô ứng với mở bài .
+ Đọc và sửa bài . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
3) Viết bài : 
a) MB: Có 3 cách lập luận : 
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung tới cái riêng .
- Suy từ tâm lí con người. 
b) Thân bài : 
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn : Thật vậy, đúng như vậy . 
 - Viết phần phân tích lí lẽ .
- Viết đoạn nêu dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục. 
c) Kết bài : 
- Nêu ý nghĩa của luận điểm CM.
- Chú ý : 
+ Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn
+ Kết bài phải hô ứng với mở bài .
5’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tổng kết 
II. Tổng kết 
- Gv nhấn mạnh nội dung ghi nhớ 
- Hs lắng nghe 
( ghi nhớ sgk tr 50) 
10’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập . 
- Gv hướng dẫn hs làm các bài tập sgk . 
- Hs làm các bài tập theo hướng dẫn của gv
Các bài tập sgk :
 Bài tập 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắc, có ngày nên kim” 
Bài tập 2 : Chứng minh chân lý trong bài thơ : 
 “Không có việc gì khó ..làm nên”
 3) Củng cố : (2’) 
	- Gv nhấn mạnh lại nội dung phần ghi nhớ sgk .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài 
	- Xem lại các bước làm bài văn CM 
	- làm các bài tập còn lại 
	- Chuẩn bị trước ở nhà cho bài “Luyện tập chứng minh” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
..
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 92 
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh .
	- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn CM cho một nhận định , một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc .
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ :
	F Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :	
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs 
I. Chuẩn bị ở nhà 
- Gv kiểm tra hs chuẩn bị 
Hs trình bày sự chuẩn bị của mình ở nhà 
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thực hành 
II. Thực hành trên lớp 
* Hướng dẫn tìm hiểu đề :
F Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? 
- Gv chốt lại.
F Em hiểu “Ăn quả  là gì? 
“Uống nước là gì? 
F Yêu cầu lập luận chứng minh đòi hỏi phảo làm như thế nào? 
* Gv hướng dẫn hs tìm ý :
F Đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nội dung gì? 
F Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” có nội dung gì ? 
F Tìm hiểu những biểu hiện về đạo lí này trong thực tế cuộc sống? 
F Những ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo việt nam có ý nghĩa gì ? 
F Tất cả những ngày trên có tác dụng gì đối với đề văn ?
F Đạo lí trên cho em những suy nghĩ gì?
F Đối với em có ý nghĩa gì?
 Gv hd hs lập dàn ý : 
F MB bài văn nghị luận chứng minh ta phải làm gì ?
F Ta nêu như thế nào? 
F Thân bài ta thực hiện nhiệm vụ gì ?
 F Với đề bài này ta phải làm gì? 
F Ta cần phải nêu những luận điểm gì trong phần thân bài? 
F Để thuyết phục ta cần chứng minh như thế nào ?
F Kết bài ta thực hiện nhiệm vụ gì? 
Cụ thể là gì? 
* Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn .
F Hãy viết đoạn mở bài, thân bài 
- Gv uốn nắn, sửa chữa . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
+ Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ nguồn . 
à Dùng hình ảnh liển tưởng và quan hệ nhân quả .
+ Giải thích ngắn gọn 2 câu tục ngữ .
+ Đưa luận điểm thuyết phục và lí lẽ dẫn chứng. 
+ Rút ra bài học đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước .
+ Biểu hiện của lòng biết ơn. biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người việt nam . 
+ Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần, ngày nay chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để tỏ lòng kính trọng cũng phải hành động để trả phần ơn đó. 
+ Những ngày lễ, hội tưởng nhớ tổ tiên .
+ Ngày cúng giỗ gia đình: 
Nhớ tới ông bà - người đã khuất .
Nhớ công ơn sinh thành, vun ven. 
+ Để người sống nhận ra những gì làm được, những gì thiếu sót khi vái tổ tiên.
+ Ngày thương binh liệt sĩ: Nhớ những người hi sinh quên mình vì hạnh phúc hôm nay.
+ Ngày nhà giáo việt nam: Tôn vinh nghề dạy học và để cho học trò biết ơn công lao của thầy cô
+ Ngày quốc tế phụ nữ : Để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xh với cuộc sống hôm nay .
+ Nhấn mạnh lại ý nghĩa của câu tục ngữ, là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí. 
+ Lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cáchlàm người. Truyền thống cao quý của dân tộc việt nam
+ Giúp em tự soi vào những hành vi hằng ngày, xấu hổ khi mắc lỗi, hạnh phúc khi làm được đều tốt
+ Tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa. 
+ Nêu luận điểm cần chứng minh 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Nêu lên 2 luận điểm 
+ Nêu những biểu hiện cụ thể
+ ý nghĩa luận điểm 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Hs viết dựa theo sự chuẩn bị ở nhà và tìm hiểu ở lớp. 
- Hs đọc lại 
- Hs sửa chữa . 
1)Tìm hiểu đề :
 a) Đề yêu cầu chứng minh vấn đề : “Phải biết ơn thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ” 
b) Yêu cầu lập luận CM:
+ Giải thích ngắn gọn 2 câu tục ngữ .
+ Đưa luận điểm thuyết phục và lí lẽ dẫn chứng. 
+ Rút ra bài học đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước . 
2)Tìm ý :
a) Đạo lí này là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người việt nam . Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần. Ngày nay chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần ơn đó
b) Những biểu hiện : 
- Những ngày lễ, hội tưởng nhớ tổ tiên .
- Ngày cúng giỗ gia đình
- Ngày thương binh liệt sĩ .
- Ngày nhà giáo việt nam.
- Ngày quốc tế phụ nữ 
3) Lập dàn ý : 
* MB: Nhân dân việt nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăm quả nhớ kẻ trồng cây”. “Uống nước nhớ nguồn” . 
* TB: - Giải thích ngắn gọn 2 câu tục ngữ .
- Nêu lên 2 luận điểm chính : 
+ Từ xưa dân tộc ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, biết ơn những người cho mình hưởng những thành quả lao động 
+ Đến nay đạo lí ấy vẫn được con người việt nam thời hiện đại tiếp tục phát huy . 
- Nêu những biểu hiện cụ thể : 
+ Những ngày lễ, hội tưởng nhớ tổ tiên 
+ Ngày cúng giỗ gia đình.
+ Ngày thương binh liệt sĩ ..
+ Ngày nhà giáo việt nam..
+ Ngày quốc tế phụ nữ.. 
*KB: Em phải làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp này? 
4) Viết đoạn : 
 3) Củng cố :
	- Gv nhận mạnh các bước làm bài 
 4) Đánh giá tiết học :
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò :
	- Về nhà viết thành bài văn
- Soạn bài mới “Đức tính giản dị của Bác Hồ” .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 89.doc