Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 27

I- Giới thiệu về chương trình ngữ văn 7:

SGK ngữ văn 7 kết hợp 3 phần: Văn - TV- TLV nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng có tính tương đối độc lập của mỗi phần.

1. Về môn văn:

 - Được sắp xếp theo thể loại văn bản.

 - Các em sẽ được tiếp xúc với văn thơ trữ tình (22T) bao gồm thơ và ca dao. Tiếp xúc với thể loại tự sự (9T). Tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương nghị luận (7T). Kịch dân gian (4T). Văn bản nhật dụng (5T).

2. Về Tiếng Việt :

 - Học sinh tiếp tục học về cấu tạo từ ( từ ghép - từ láy), về từ vựng ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ). Về cú pháp ( rút gọn câu, câu bị động ). Về tu từ ( điệp ngữ, chơi chữ ) và về chuẩn mực sử dụng từ.

3. Về Tập Làm Văn:

 - Học sinh chủ yếu học 2 kiểu văn bản: biểu cảm và nghị luận.

 - Hiểu được mục đích, bố cục văn bản lập luận, các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, có kĩ năng làm đề cương nói, viét về nghị luận giải thích, chứng minh .

 

doc 75 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7
Giới thiệu tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
I- Giới thiệu về chương trình ngữ văn 7:
SGK ngữ văn 7 kết hợp 3 phần: Văn - TV- TLV nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng có tính tương đối độc lập của mỗi phần.
1. Về môn văn:
 - Được sắp xếp theo thể loại văn bản.
 - Các em sẽ được tiếp xúc với văn thơ trữ tình (22T) bao gồm thơ và ca dao. Tiếp xúc với thể loại tự sự (9T). Tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương nghị luận (7T). Kịch dân gian (4T). Văn bản nhật dụng (5T).
2. Về Tiếng Việt :
 - Học sinh tiếp tục học về cấu tạo từ ( từ ghép - từ láy), về từ vựng ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ). Về cú pháp ( rút gọn câu, câu bị động). Về tu từ ( điệp ngữ, chơi chữ ) và về chuẩn mực sử dụng từ.
3. Về Tập Làm Văn:
 - Học sinh chủ yếu học 2 kiểu văn bản: biểu cảm và nghị luận.
 - Hiểu được mục đích, bố cục văn bản lập luận, các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, có kĩ năng làm đề cương nói, viét về nghị luận giải thích, chứng minh .
 * Về các văn bản nhật dụng :
- Lớp 6: Học 3 tác phẩm (văn bản).
+ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử (di tích lịch sử).
+ Động Phong Nha (danh lam thắng cảnh).
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (thiên nhiên và môi trường ).
- Lớp 7: Học 4 tác phẩm (VB).
+ Cổng trường mở ra - Lí Lan.
+ Mẹ tôi (trích NTLCC) - ét môn đô đơ Ami xi.
+ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.
+ Ca Huế trên sông Hương - Hà ánh Minh.
Nội dung chính là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, VH- GD.
II. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
1. Tác giả: ét môn đô đơ Ami xi (31.10.1846 - 12.3.1908) -thọ 62 tuổi.
Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước ý (Italia).
Chưa đầy 20 tuổi (1866) ông đã là sĩ quan quân đội, chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh ông đã đi nhiều nơi, du lịch. Năm 1891 ra nhập Đảng Xã Hội ý chiến đấu cho công bằng xã hội vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
+ Cuộc đời hoạt động xã hội và con dường văn chương với Ami xi chỉ là 1. Độc lập thống nhất tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông. Nó kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
+ Ông đẻ lại một sự nghiệp vản chương đáng tự hào. Tên tuổi ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Hơn một thế kỉ qua, trẻ em trên hành tinh đều đọc và học tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”.
ét môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuôn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu: “Trong gia đình En ri cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà, đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách trang nghiêm”.
Tuần : 2
Bài tập về văn bản “cổng trường mở ra”
Bài tập về văn bản “mẹ tôi”
Bài tập về từ ghép
Văn bản : “Cổng trường mở ra”.
Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý: Mẹ----------------------------Con.
- Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến 
- Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. 
- Mẹ lên giường & trằn trọc, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con. 
- Háo hức
- Người con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi”giúp mẹ dọn dẹp phòng & thu xếp đồ chơi.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo.
 Bài tập 2: Theo em,tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng.
A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. 
Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
A. Đó là thế giới của những đièu hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được.
C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung.
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
II- Mẹ tôi.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.
Bài tập 2: Thái độ của người bố khi viết thư cho En ri cô là :
Căm ghét. C. Chán nản.
Lo âu. D. Buồn bực.
Dẫn chứng: 
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.
- Con lại dám xúc phạm đến mẹ con ư?
- Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền
Bài tập 3: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
*Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tuôn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cô thêm sầu đau tan nát. Me không còn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng. En ri cô nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ không còn được nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao.
Bài tập 4: Chi tiết “Chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con” có ý nghĩa như thế nào.
*Gợi ý: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung. Cái hôn xóa đi sự ân hận của đứa con và nỗi đau của người mẹ.
Bài tập 5: Giải nghĩa các từ sau.
Lễ độ: Thái độ dược coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp.
Cảnh cáo: Phê phán một cách nghiêm khắc đối với những việc làm sai trái.
Quằn quại: Chỉ tình trạng đau đớn vật vã của cơ thể. ở đây chỉ trạng thái tình cảm đau đớn tột độ khi trong lòng có nỗi lo âu buồn bã.
Hối hận: Lấy làm tiếc, day dứt, đau đớn, tự trách mình khi nhận ra đã làm một điều gì đó sai lầm.
Bài tập 6: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp).
 bài tập về từ ghép
Bài tập 1: 
Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại.
a. Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (HCM)
b. Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (ca dao)
c. Nếu không có điệu Nam Ai.
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi.
Thì Hồ Ba Bể còn gì nữa em. (Hà Thúc Quá)
Bài tập 2:
Phân biệt, so sánh nghĩa của từ nghép với nghĩa của các tiếng:
a. ốc nhồi, cá trích, dưa hấu .
b. Viết lách, giấy má, chợ búa, quà cáp.
c. Gang thép, mát tay, nóng lòng. 
* Gợi ý: 
Có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa. Tuy vậy người ta vẫn xác định được đó là từ ghép CP hay đẳng lập.
Cụ thể:
Nhóm a: Nghĩa của các từ ghép này hẹp hơn nghĩa của tiếng chính đ từ ghép CP.
Nhóm b: Nghĩa của các từ ghép này khái quát hơn nghĩa của các tiếng đ từ ghép Đl.
Nhóm c: Mát tay có nghĩa khác “mát” + “tay”. Nghĩa của các từ ghép này đã bị chuyển trường nghĩa so với nghĩa của các tiếng.
Bài tập 3: Hãy tìm các từ ghép và từ láy có trong VD sau.
a. Con trâu rất thân thiết với người dân lao động. Những trâu phải cái nặng nề, chậm chạp, sống cuộc sống vất vả, chẳng mấy lúc thảnh thơi. Vì vậy, chỉ khi nghĩ đến đời sống nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu.
 b. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười.
 Quên tuổi già tươi mãi tuổi hai mươi.
 Người rực rỡ một mặt trời cách mạng.
 Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng.
 Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Gợi ý: a.- Các từ ghép: con trâu, người dân, lao động, cuộc sống, cực khổ, nông dân, liên hệ.
- Các từ láy: thân thiết, nặng nề, chậm chạp, vất vả, thảnh thơi, nhọc nhằn.
b- Từ ghép: tuổi già, đôi mươi, mặt trời, cách mạng, đế quốc, loài dơi.
 - Từ láy: rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng. 
Bài tập 4: Hãy tìm từ ghép trong đoạn văn sau & sắp xếp chúng vào bảng phân loại.
Mưa phùn đem mùa ...  bài viết 
D. Cả 3 phương án trên.
2. Trong bài viết, những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào?
Đầu mỗi luận cứ 
Sau các dẫn chứng 
Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ 
Đầu mỗi đoạn văn 
3. Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lý do gì?
Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị 
Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn 
Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
Bài tập 2: Hãy vẽ sơ đồ bài văn theo mẫu 
Luận điểm
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Dẫn chứng 1
Dẫn chứng 2
..
Dẫn chứng 1
Dẫn chứng 2
..
Dẫn chứng 1
Dẫn chứng 2
..
Bài tập 3: Trong bài văn, tác giả không giải thích về đức tính giản dị, nhưng qua sự chứng minh, bình luận của tác giả, em hiểu thế nào là đức tính giản dị?
Gợi ý bài 3:
Có thể hiểu đức tính giản dị với các nghĩa sau:
- Một phẩm chất trong lối sống: đơn giản mà tự nhiên, không cầu kỳ, xa hoa.
- Một đặc điểm trong cách suy nghĩ, nói năng, giao tiếp: trong sáng, dễ hiểu, đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc, tiếp cận với chân lý.
Tuần 25
Tiết 1:	luyện tập ý nghĩa văn chương 
Bài tập 1: Theo Hoài Thah, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách dẫn vào nhận định này của tác giả trong bài văn?
Bài tập 2: Nhận xét của em về ýkiến sau đây của Hoài Thanh: 'Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống".
Bài tập 3: Hãy giải thích câu nói của Hoài Thanh: "Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm" và "công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và lòng vị tha" 
Bài tập 4: Em hiểu thế nào về câu nói: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Bài tập 5: Theo em, sức hấp dẫn của bài văn này xuất phát từ những yếu tố nào?
Gợi ý
Bài 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài"
Đây là một quan niệm đúng đắn. Người ta vẫn thường nói gốc của văn chương là tình cảm.
Mặc dù quan niệm trên đây hoàn toàn đúng đắn, nhưng hiện có nhiều cách lý giải về nguồn gốc của văn chương. Các quan niệm này sẽ góp phần bổ sung cho nhau.
Bài 2: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng 
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Bài 3: HS có thể tự trả lời câu hỏi này và đưa ra một số dẫn chứng để minh hoạ 
Bài 4: Nhận định này có hai vế:
Văn chương gây cho ta những tình cảm không có: Đây chính là sự giàu có của văn chương. Khi đọc một tác phẩm, nhiều khi ta học được, tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học nhân sinh để "nhân đôi" tâm hồn mình .
- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Văn chương giúp ta mài sắc hơn cái nhìn về cuộc sống, nhân hậu, vị tha, giàu tình thương yêu hơn đối với con người và muôn vật. Để được như thế, văn chương giúp ta suy ngẫm lại mình, rèn luyện những tình cảm vốn có, khiến cho những tình cảm ấy trở nên sâu hơn, nhạy hơn.
Bài 5. Sức hấp dẫn của bài văn này nằm ở ba yếu tố chính:
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo.
- Cảm xúc dồi dào 
- Văn giàu hình ảnh 
Tiết 2:	chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Bài 1: Trong những câu sau, câu nào là câu bị động? Tại sao?
a. Tớ vừa chữa cái xe này xong.
b. Xe này vừa chữa xong 
c. Xe này vừa được chữa xong 
d. Xe này chữa được rồi 
e. Xe này được bác Nam chữa 
Bài 2: Có thể thay câu bị động được in đậm dưới đây bằng câu chủ động tương đương không? Tại sao?
Trong đợt thi học sinh giỏi vừa qua, bạn Nam đạt giải nhất môn Toán. Bạn Nam được thành phố khen. Song, không vì thế mà bạn Nam trở nên kiêu căng, bạn vẫn khiêm tốn và tận tình giúp đỡ chúng tôi học tập.
Bài 3: Khi chuyển những câu sau thành câu bị động, thường thêm bị hay được? Vì sao?
a. Nhà nước tặng ông nhiều huân chương 
b. Chúng em rất kính trọng cô giáo chủ nhiệm lớp 
c. Cô giáo phê bình bạn Nam 
d. Công an phạt người vi phạm luật lệ giao thông 
Bài tập 4: Viết một đoạn văn bàn về tác hại của việc nói dối, trong đó có sử dụng câu bị động.
Gợi ý
Bài 1: Câu b, c, d, e là câu bị động 
Bài 2: Không nên thay bằng câu chủ động vì câu (1) và (3) đều có đối tượng được nói đến là bạn Nam. Nếu câu (2) chuyển thành câu chủ động (Thành phố khen bạn Nam), có đối tượng được nói đến là thành phố thì sẽ làm cho đoạn văn mất tính liên kết.
Bài 3: Thêm được vào câu bị động, khi sự việc trong câu được đánh giá là tốt, tích cực, may mắn; thêm bị, khi sự việc trong câu được đánh giá là xấu, tiêu cực, không may mắn. Theo đó, các câu (a), (b) khi được chuyển đổi thành câu bị động thường thêm được, thành.
a. Ông được nhà nước tặng nhiều huân chương 
b. Cô giáo chủ nhiệm lớp được chúng em rất kính trọng.
Còn các câu (c), (d) khi được chuyển đổi thành câu bị động thường thêm bị, thành:
c. Bạn Nam bị cô giáo phê bình.
d. Người vi phạm luật lệ giao thông bị công an phạt.
Bài 4: Học sinh tự làm 
Tuần 26
Tiết 1,2:	luyện tập văn chứng minh 
Bài 1: Bài văn chứng minh cũng bao gồm nhiều đoạn văn. Một đoạn Mở bài, nhiều đoạn cho phần Thân Bài và một đoạn kết bài.
- Đoạn Mở bài thường có các cách vào đề sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề 
+ Suy từ rộng đến hẹp 
+ Suy từ thực tế đến vấn đề 
- Đoạn kết bài thường có cách diễn đạt hô ứng với Mở bài. Dù theo cách nào, kết bài chứng minh - do nhiệm vụ chứng minh - nhất thiết phải khẳng định sự đúng đắn của vấn đề.
- Phần Thân bài thường gồm nhiều đoạn văn:
Mỗi đoạn trình bày lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ một luận điểm cụ thể trong thân bài. Thường có các cách lập luận:
+ Nêu luận điểm, rồi trình bày các luận cứ minh hoạ cho luận điểm 
+ Trình bày một hệ thống luận cứ hợp lý, rồi dẫn đến luận điểm như một kết luận của đoạn.
+ Mở ra ý khái quát cho toàn đoạn, rồi trình bày các luận cứ, sau đó khẳng định lại luận điểm.
Trong bài văn chứng minh, khi viết thành văn bản, biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề là điều quyết định chất lượng bài văn. Cần phân tích sao cho phù hợp với ý nghĩa của vấn đề.
+ Trình tự phân tích một dẫn chứng có thể là: có một lời dẫn nhỏ, rồi đưa ra dẫn chứng, sau đó phân tích dẫn chứng.
+ Khi đưa dẫn chứng thơ, ca dao, tục ngữ thì có thể đưa nguyên văn; dẫn chứng thực tế hoặc sự việc trong tác phẩm văn xuôi thì dùng ngôn ngữ của mình thuật tóm tắt sự việc.
+ Lời phân tích dẫn chứng phải trả lời được câu hỏi: Dẫn chứng này nói rõ được điều gì cho vấn đề phải chứng minh?
Giữa các đoạn lại phải có sự liên kết chặt chẽ.
Bài 2: Giả sử phần Thân bài của đề "Hãy chứng tỏ rằng một trong những nội dung của ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước của nhân dân ta" là như sau:
- Ca dao ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước 
- Ca dao giới thiệu sản vật qúy của mọi miền 
- Ca dao diễn tả tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương
- Ca dao tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước.
Bài 3: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài lập luận chứng minh 
- Nội dung chứng minh: Tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người. 
2. Xây dựng luận điểm, luận cứ 
- Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại.
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
- Chứng minh rừng đóng góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng 
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quây thù 
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc 
- Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người.
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó cso những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn ốc từ việc con người không bảo vệ rừng. ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
Đề kiểm tra 15 phút Môn: Ngữ văn 
Họ và tên HS ................................................................ Lớp: 8....
 Điểm
 Lời nhận xét của giáo viên
Câu 1. Viết đoạn văn thuyết minh nên tuân theo những thứ tự nào?
 A. Theo thứ tự cấu tạo của sự vật
 B. Theo thứ tự nhận thức từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần
 C. Theo thứ tự diễn biến sự việc, thời gian trước sau
 D. Theo thứ tự chính phụ: chính nói trước, phụ nói sau
 E. Cả A, B, C, D.
Câu 2. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh?
 A. Có tính chính xác và biểu cảm B. Có tính hình tượng
 C. Có nhịp điệu và giàu cảm xúc D. Có tính hàm súc
Câu 3. Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Canh dưa cải nấu lạc
Nguyên liệu:
 - Dưa cải muối: 1kg - Hành hoa: 0,05 kg
 - Lạc nhân: 0,2 kg - Nước mắm, muối, mì chính
Cách làm
 - Dưa cải rửa sạch cho bót chua, để ráo nước.
 - Lạc nhân giã dập, hành hoa rửa sạch, thái nhỏ.
 - Cho dưa, nước mắm, muối vào nồi đun lên, đảo đều cho ngấm mắm muối.
 - Cho lạc và khoảng 3 lít nước vào dưa, đậy vung đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ cho dưa chín mềm, nêm lại mắm muối vừa ăn.
 - Bắc ra cho hành hoa, mì chính.
a, Thuyết minh một phương pháp “Canh dưa nấu lạc” như trên đã đủ hay chưa?
....................................................
b, Giải thích và bổ sung (nếu cần).
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN(29).doc