Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 4

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 4

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tính chất chính nghĩa tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa - Giải thích tên gọi hồ Gươm- Hồ Hoàn Kiếm - nói lên ước vọng của nhân dân ta

B/ Chuẩn bị: - GV: Trang ảnh về hồ Gươm,

 Tranh về việc Lê Thận nhặt gươm và Lê Lợi nhặt chuôi gươm

 -HS: Đọc và soạn bài -Vẽ tranh minh hoạ.

C/ Bài cũ: - Hãy kể tóm tắt truyện ST-TT và nêu ý nghĩa truyện?

 - Trong truyện ST-TT em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

D/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 843Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4
Tiết:13 
 Văn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 * Tự học có hướng dẫn * ( Truyền thuyết ) 
 NS: 7/ 9/ 09
 ND: 11/ 9/ 09
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tính chất chính nghĩa tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa - Giải thích tên gọi hồ Gươm- Hồ Hoàn Kiếm - nói lên ước vọng của nhân dân ta 
B/ Chuẩn bị: - GV: Trang ảnh về hồ Gươm,
 Tranh về việc Lê Thận nhặt gươm và Lê Lợi nhặt chuôi gươm
 -HS: Đọc và soạn bài -Vẽ tranh minh hoạ.
C/ Bài cũ: - Hãy kể tóm tắt truyện ST-TT và nêu ý nghĩa truyện? 
 - Trong truyện ST-TT em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 
D/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Khởi động: 
Cho HS xem tranh về Hồ Gươm
- Dẫn 4 câu thơ của Trần Đăng Khoa:
 Hà Nội có Hồ Gươm Bên Hồ ngọn tháp Bút.
 Nước xanh pha như mực. Viết thơ lên trời cao.
 = > Giới thiệu truyền thuyết Hồ Gươm 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu chú thích
- Gv hướng dẫn HS đọc 
- Gv đọc mẫu- Gọi HS đọc 
- GVnhận xét -GV hướng dẫn HS kể tóm tắt 
GV kiểm tra việc nắm các chú thích ở SGK - GV lưu ý thêm một số từ khó:bạo ngược , thiên hạ, tuỳ tòng , phó thác, tả vọng
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích
 1.Đọc
 2. Chú thích :
 -Bạo ngược: Tàn ác,ngang ngược.
 -Thiên hạ: Dưới trời,mọi mgười, nhân dân
 -Tuỳ tòng:Người theo hầu, giúp đỡ
 - Phó thác: Giao cho 
 -Tả vọng: Hướng về bên trái
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện
-Tìm hiểu bố cục truyện :
-H: Truyện có thể chia làm mấy phần? Ý chính mỗi phần?
 HS trả lời, GV nhận xét
*Tìm hiểu chi tiết truyện:
-GV gọi HS kể lại đoạn truyện Lê Lợi và Lê Thận bắt được gươm và gia nhập nghĩa quân...
-H: Vì sao Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần?
-H: Cách cho mượn gươm nhưthế nào?Vì sao Long Quân tách chuôi gươm với lưỡi gươm , tách người nhận lưỡi với người nhận chuôi? Các sự việc trên có ý nghĩa gì?
-GV cho HS thảo luận nhóm 
-Gọi đại diện nhóm trả lời GV nhận xét chốt ý cho HS ghi
-H: Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm lên cho Lê Lợi có ý nghĩa gì?
-H: Tìm những chi tiết kì ảo trong truyện? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
-HS trả lời GV nhận xét bổ sung
-H: Trong tay Lê Lợi gươm thần đã phát huy tác dụng như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
-H: Vì sao Long Quân đòi lại gươm thần? Việc Lê Lợi trả gươm có ý nghĩa gì?
-H: Cảnh đòi gươm và trả gươm và trả gươm diễn ra như thế nào? ( kì ảo và tuyệt đẹp)
II/ Tìm hiểu truyện
 1.Bố cục truyện
 a. Mở đầu truyện: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
 b.Thân truyện: Việc bắt được gươm và Lê Lợi dùng gươmthần cùng nghĩa quân đánh giặc. 
 c. Kết truyện: .Giải thích cách gọi tên hồ.
 2. Tìm hiểu chi tiết truyện
 a. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm
 * Nguyên nhân: Giặc Minh bạo ngược-Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, thế lực non yếu,nhiều lần bị thua.
* Cách cho mượn gươm:
- Lê Thận nhặt lưỡi gươm dướinước- -Lê Lợi nhật chuôi gươm trên rừng.
=> Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa như in
# Ý nghĩa: 
-Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ miền xuôi đến miền ngược,từ rừng núi đến biển đồng lòng nhất trí đánh giặc ngoại xâm
 *.Tác dụng của gươm thần:
 -Sức mạnh của nghĩa quân tăng lên.
 - Gươm thần tung hoành mở đường cho quân ta đánh tangiặc Minh.
b. Lê Lợi trả gươm:
 -Chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình, 
 -Lê Lợi lên làm vua cần xây dựng lại cuộc sống ấm no.
 - Cảnh đòi gươm và trả gươm kì ảo , thiêng liêng và tuyệt đẹp.
c. Ý nghĩa truyện: 
 - Giải thích tên hồ
 -Ca ngợi tính chất Toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 - Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
*Hoạt động 5: Cho HS thảo luận tìm ý nghĩa truyện ------Gọi HS trả Lời GV nhận xét bổ sung -
-H:Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng?Theo em hình ảnh Rùa vàng trong truyền thuýet VN tượng trưng cho ai và cho cái gì?
*GV hướng dẫn HS tổng kết theo ghi nhớ SGKvà luyện tập
E/ Củng cố -Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ , nắm khái niệm truyền thuyết.
 -Đọc và kể truyện- Làm bài tập1,2,3
 - Chuẩn bị tiết đến “ Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”
Tuần :4
Tiết:14 
 Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA VĂN 
 TỰ SỰ 
NS: 7/ 9/ 09
NG: 11/ 9/ 09
A/ Mục tiêu cần đạt: HSnắm được:
 - Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. 
 -Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
 -Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
B/Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ
- HS: Đoc bài văn, trả lời câu hỏi.
C/ Bài cũ: Sự việc trong văn tự sự được trình bày và sắp xếp như thế nào?
 Em có nhận xét gì về vai trò nhân vật chính,nhân vật phụ?
D/ Tổ chức hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động1: Khởi động 
- GV giới thiệu bài mới:
 Muốn hiểu một bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó, sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề và bố cục của bài văn tự sự?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
*Hoạt động 2.1 Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự.
-GV cho HS đọc bài văn trong SGK- GV nêu câu hỏi- HS trả lời 
-H: Ý chính bài văn được thể hiện ở những lời nào? Vì sao em biết?
-H: Những lời ấy nằmở đoạn nào của bài văn?
-H: Sự việc trong phần tiếp theo thể hiện chủ đề như thế nào?
-H: Tên của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Vậy trong các tên bài sau,tên nào là thích hợp? Vì sao?
Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh
Y đức của Tụê Tĩnh.
-H: Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên?
-H; Vậy chủ đề của bài văn tự sự là gì? 
-HS trả lời GV chốt lại ý1 cho HS ghi.
*Hoạt động2.2: Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự.
-H: Bài văn trên có mấy phần? Mỗi phần mang tên gọi là gì? Nhiệm vụ của mỗi phần ra sao? Có thể thiếu một phần nào đươc không? Vì sao?
-Cho HS thảo luận nhóm 
-GV gọi đại diện trả lời-GVnhận xét chốt ý-cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
 *.Bài tập: Bài văn
chủ đề của bài văn này nằm ở 2câu đầu :”Tuệ Tĩnh là.....bệnh”.hai câu nầy nói lên ý chính , vấn đề chính của bài.
-Danh y Tuệ Tĩnh bị dặt trước sự chọn lựa: chữa cho chú bé nghèo gãy chẳntớc hay đến nhà quý tộc.
*Bài học 
 1. Chủ đề :
-Là vấn đềchủ yếu mà .người viết muốn đặt ra trong vă n bản.
 2. Dàn bài của bài văn tự sự:
 ( Gồm có 3 phần )
 a. Mở bài:giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
 b.Thân bài :Phát triển diễn biến của sự việc.
 c. Kết luận: Kể lại kết thúc của sự việc
*Hoạt động3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập:
Cho HS đọc truyện “ Phần thưởng”.
-H: Xác định chủ đề (Nội dung chính) của truyện? Chủ đề nằm ở phần nào trong truyện? Vì sao em biết? câu chuyện
 nhằm biểu dương ai và chế giễu ai? 
 - HS trả lời- HS khác nhận xé
 -Gv nhận xét chốt ý như bên(a)
-H: Hãy chia ra 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài của truyện?HS chia bố cục 
-GV nhận xét chốt ý nhưbên(b)
-GVcho HS thảo luận so sánhvới truyện Tuệ Tĩnh
-GVgọi đại diện nhóm trỳnh bày 
- HS khác bổ sung .
=> GV chốt ý
# Giống nhau:
-kể theo trật tự thời gian
-Gồm 3 phần rõ rệt 
-Nhân vật ít hành động, nhiều đối thoại 
# Khác nhau:
-Nhân vật trongphần thương ít hơn
-Chủ đề của truyện Tuệ Tĩnh nằm ngay trong phần mở bài Chủ đề của truyện Phần thưởng nằm trong suy đoán của người đọc.
-Kết thúc truyện Phần thưởng bất ngờ , thú vị hơn
II/ Luyện tập:
 Bài tập1: 
 a/ Chủ đề : ca ngợi trí thông minh của người nông dân và chế giễu tính tham lam cậy quyền thế của 
 viên quan nọ.
 Chủ đề toát lên từ ýmuốn phần thưởng năm mươi roi của người nông dânvà chia cho viên quan.
 b/ Các phần của truyện
 - Mở bài: Câu đầu.
 - Thân bài:các câu tiếp.
 - Kết bài: Câu còn lại.
E/Dặn dò: 
 -Nắm nội dung bài .học thuộc ghi nhớ SGK
 -Làm các bài tập còn lại.
 - Đọc bài đọc thêm
 - Tập viết mở bài.-Chuẩn bị bài “ Tìm hiểu đề và cách làm văn tự sự”.
Tiết 15 
Tuần 4
TLV: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM 
BÀI VĂN TỰ SỰ
NS: 
NG:
A/ Mục tiêu cần đạt : 
 HS nắm vững các kỹ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự
Các bươcá và nội dung tìm hiểu đề bài , tìm ý lập dàn ývà viết thành bài văn.
B/ Chuẩn bị :- GV : Bảng phụ 
 -HS : Chuẩn bị các bài tập
C/ Bài cũ : -Chủ đề của bài văn tự sựlà gì?
 -Nêu chủ đề của truyện Thánh Gióng?
 -Dàn bài của bài văn tự sự?
D/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
*Hoạt động1: khởi động :GV giới thiệu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề và cách làm bài
Văn tự sự.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và cách làm văn tự sự
 Hoạt động2. : Tìm hiểu đề
GV treo bảng phụ có ghi các đểơ SGKCho HS đọc 
H: Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì?Những từ nào trong bài cho em biết điều đó? HS trả lời GV chốt ý
H: các đề còn lại có gì khác so với đề1(Các đề còn lại không có từ kể
Vậy các đề đó có phải là đề văn tự sự không?
H: Gạch dưới những từ trọng tâm trong những đề trênvà cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì? 
 GV: Có đề tự sự nghiêng về kể người ,có đề nghiêng về kể việc , có đề nghiêng về tường thuật sự việc. Vậy trong các đề đó đề nào nghiêng về kể việc đề nào nghiêng về tường thuật? - HS trả lời GV chốt theo ý 1 của phần ghi nhớ.cho HS nhận ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề.
 Hoạt đông2.2 Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự
GVhướng dẫn choHS thực hiện các bước tìm hiểu đề chọn
 ý, lập dàn ý đề1SGK .
H: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào em phải thực hiện?
H: Theo yêu cầu đó em sẽ chọn chuyện nào để kể? Em thích nhân vật, sự việc naò trong truyện?Diễn biến truyện như thế nào? Truyện đó nhằm thể hiện chủ đề gì? (HS phát biểu -GVcó thể chọn truyện Thánh Gióngvà hướng dẫn cho HS thực hiện.)
HS thảo luận - đaị diện phát biểu-HS khác bổ sung -GV chốt ý cho HS nắm ý 2 ở SGK 
GV hướng dẫn cho HS cách lập ý
H: Emdự định mở đầu bài như thế nào,Kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?HS trả lời GV chốt ý3SGK.
GVgọi HS đọc lại ghi nhớ SGK
I/ Đề,tìm hiểuđề và cách làm bài văn tự sự
 1. Đề văn tự sự
 *Bài tập1: lời văn đề 1yêu cầu: Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
 -Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sựvì vẫn yêu cầu có việc có chuyện.
 -Các đề yêu cầu làm nổi bật:
 +Câu chuyện từng làm em thích thú.
 +Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy tốt
 +Một kỉ niệm khiến em không thể quên.
 +Sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
 +Sự đổi mới của quê em: Sự việc, con người.
 +Những biểu hiện về sự lớn lên của em về thể chất và tinh thần.
- Đề 3,4,5nghiêng về kể việc.
- Đè2,6 nghiêng về kể người.
* Khi tìm hiểu đề văn tự sựphải đọc kĩ đề bài,tìm hiểu kĩ lời văncủa đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
 2. Cách làm bài văn tự sự;
 Đề 1: Kể một câu chuyện em thích nhất bằng lời văn của em.
 a. Tìm hiểu đề: Yêu cầu kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em
 b. Lập ý:Xác định nội dung sẽ viết
-Em sẽ chọn truyện nào? Nhân vật nào?Diễn biến các sự việc như thế nào? Sự việc nào em thích? Truyện thể hiện chủ đề gì?
 c. Lập dàn ý: Sắp xêpcác sự việc, việc gì kể trước , việc gì kể sau. 
 Viết thành văn bài làm theo bố cục 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài
*Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập
Cho HS lập dàn ý đề Thánh Gióng - Giúp HS lập dàn ý bằng cách tự xác định truyện kể bắt đầu từ đâu kết thúc như thế nào ?
II/ Luyện tập: 
Lập dàn ý truyện Thánh Gióng
 a.Mở bài:Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc .
 b.Thân bài :Diễn biến câu chuỵện.
_Giặc Ân xâm lấn-Vuacho sứ giả đi tìm người tài-Gióng bảo vua đúc roi sắt ,ngqạ sắt nón sắt, giáp sắt-Gióng ăn khoẻ lớn nhanh -Gióng vươn vâithnhf tráng sĩ-Ra trận đánh giặc -Thắng giặc Gióng bay về trời.
 c. Kết bài: Dấu vết về Gióng.
E/ Dặn dò: Nắm cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .
 Lập dàn ýcác truyện: Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
Tiết 16 
Tuần 4
TLV: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM 
BÀI VĂN TỰ SỰ(tt)- RA ĐỀ VỀ NHÀ
NS: 
NG:
Ầ/ Mục tiêu cần đạt: Như tiết 15
 Trọng tâm:Giúp HS biết lập dàn ý và biết viết lời kể cho phần mở bài , kết bài.
B/Chuẩn bị : GV :chuẩn bị các đề văn tự sự và dàn ý- Bảng phụ
 HS: Lập dàn ý một số đề văn tự sựđã cho trước.
C/Bài cũ: Nhận xét nào không đúng về cách làm bài văn tự sự?
Đọc kĩ đề xem đề nêu ra ngững yêu cầu nào; cần thực hiện các yêu cầu ấy ra sao?
B, Lập dàn ý để xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề bài.
C.Viết thành văn bằng lời văn của mình theo bố cục 3phần
D. Không cần 2bước A,B chỉ cần làm tốt bước C.
D/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:Khởi động -GV giới thiệu tầm quan trọng của việc lập dàn ý và viết bài
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập -Cho HS lập dàn ý các đề đã cho về nhà
GV gọi 2em lên bảng lập dàn ý HS khác nhận xét bổ sung GV nhận xét bổ sung và ghi điểm khuyến khích
GVtreo bảng phụ có ghi sẵn dàn ý các đề trên
Hướng dẫn cho HS tập viết lời kểchủ yếu là 
viết lời kể cho đoạn mở đầu và đoạn kết thúcbằng cách giới thiệucho Hs biết những cách diễn đạt phần mở bài khác nhau trong cùng mộtcâu chuyên - Có thể xen lẫn phần ý nghĩa đểthể hiện đượctư tưởng chủ đề bài văn ngay phần mở bàì
Có thể choHS chép vài đoạn mở bài mẫu đẻ HS tham khảo - giới thiệu để HS tự sáng tạo ra phần kết của mình
Yêu cầu khi viết bài có thể hiện cảm xúc,tình cảm ,suy nghĩ 
-Gọi vài HS đọc phần bài viết của mình . HS khác nhận xét bổ sung -GV nhận xét , sửa chữa
GV chấm bài viết của vài HS và nhận xét ghi điểm.
I/ Luyện tập: 
Lập dàn ý truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Mở bài: Sức hấp dẫn của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đối với tuổi thơ- Câu chuyện lí thú, li kì, cuộc đọ sức tranh tài...
Thân bài : Diễn biến câu chuyện:
 -Vua Hùng kén rể 
 -Hai chàng trai đến cầu hôn thi tài. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau.
 -Vua hùng băn khoăn, định sính lễ.
 -Sơn Tinh đến trước đươc vợ
 -Cuộc giao chiến giữa 2vị thần diễn ra quyết liệt 
 -Kết quả :Thuỷ Tinh kiệt sức ,Sơn Tinh chiến thắng
 -Cuộc trả thù hằng năm của Sơn Tinh.
 c. Kết luận: Thuỷ tinh mãi mãi thất bại ước mơ chinh phục, chiến thắng tự nhiên của người xưa.
 2/. Lập dàn ý truyện “Con Rồng, Cháu Tiên”
 a.Mở bài: Giới thiệu nguồn gốc dân tộc, đất nước cao quí, niềm tự hào của dân tộc.
 b. Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
-Sự xuất hiện của thần LLQuân (nguồn gốc, hình dáng, tính cách, việc làm )
- Cuộc gặp gỡ Rồng- Tiên.
+ Nàng Âu Cơ xinh đẹp( nguồn gốc, hình dáng).
+ Cuộc kết duyên vợ chồng.
Việc sinh nở kì lạ.
Cuộc chia tay đầy ân tình- lưu luyến.
Vì vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang.
c. Kết bài: Niềm tự hào của người Việt Nam về nguồn gốc dân tộc.
******óóó******
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN
I/. Đề bài: Kể lại một chuyện đã biết bằng lời văn của em(truyền thuyết...)
II/. Gợi ý cách làm bài:
Văn bản truyện trong SGK dài, cần kể ngắn gọn hơn.
Phải tôn trọng cốt truyện, giữ nguyên không khí cổ xưa nhưng câu nói quan trọng của nhân vật nên giữ nguyên.
Kể theo lời văn của em là kể sáng tạo bằng cách sắm vai nhân vật hoặc giữ nguyên cốt truyện, nhân vật,sự việc và kể thẹơ diển đạt của mình.
Truyện kể có 3 phần rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Bài viết dài không quá 400 chữ.
Hình thức: Rõ ràng, sạch sẽ chữ viết cẩn thận trình bày trên giấy vở, có kẻ họ tên, lớp, phần lời phê của cô giáo và phần ghi điểm.
Thời gian nộp bài : :
E/ Củng cố- dặn dò:
- Làm bài cẩn thận, nộp bài đúng thời gian quy định.
- Đọc và soạn bài “Lời văn, đoạn văn tự sự” 
- Tiết 17, 18: Học bài “Sọ Dừa”
-----**@**-----

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 HK 1(1).doc