Đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn lớp 8 tiết 41

Đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn lớp 8 tiết 41

Câu 1: Văn bản "Tôi đi học" được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí. C. Hồi kí.

B. Truyện ngắn trữ tình. D.Tiểu thuyết.

Câu 2: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?

A. Chị Dậu run run.

B. Chị Dậu vẫn thiết tha.

C. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.

D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1192Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn lớp 8 tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiên;
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 41
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Truyện và kí Việt Nam
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85%
- Nêu được thể loại; chủ đề, nguồn gốc văn bản.
- Nhớ tác giả, chi tiết, hình ảnh và nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tìm những chi tiết nghệ thuật phân tích cái hay cái đẹp của ngôn từ trong văn bản.
Phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua một số văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
2. Truyện nước ngoài.
- Chi tiết hình ảnh và nhân vật trong các văn bản
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
TIẾT 41.
I/ Trắc nghiệm: (3 ®iÓm) Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Tôi đi học" được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí.
C. Hồi kí.
B. Truyện ngắn trữ tình.
D.Tiểu thuyết.
Câu 2: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?
Chị Dậu run run.
Chị Dậu vẫn thiết tha.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
Câu 3: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
Giới thiệu nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
Không dùng cách nào trong các cách trên.
Câu 4: Mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé trong tác phấm “Cô bé bán diêm”?
Lò sưỏi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
Cây thông Nôen được trang trí lộng lẫy.
Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh.
Người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn- ki- hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?
Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù.
Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.
Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại.
Vì đầu óc lão mê muội không tỉnh táo.
Câu 6: Trong hai mạch kể của văn bản “Hai cây phong”, mạch kể nào quan trọng hơn?
Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”.
Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng ta”.
Mạch kể của người kể chuyện xưng “ta”.
Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”.
II/ Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết: “ Và cái lần đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh trên.
Câu 2: (5 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp tính cách nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
===========Hết=========
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm: 3 điểm
Trả lời đúng một câu được 0,5 điểm.
1.B
3.B
5.D
2.C
4.B
6.A
II/ Tự luận:
Câu 1: 2 điểm.
Yêu cầu hs chỉ ra được:
1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh có sức liên tưởng: so sánh sự tuyệt vọng cả bé Hồng nếu có sự nhầm lẫn khi người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ với hình ảnh người bộ hành bị lạc giữa sa mạc đang dần gục ngã, chỉ nhìn thấy mọi thứ như ảo ảnh dòng nước và bóng dâm.
2. Nội dung: So sánh nhằm nhấn mạnh nỗi hổ thẹn, tủi cực, tuyêt vọng của bé Hồng nếu có sự nhầm lẫn đó xảy ra. Vì lúc này tâm trạng bé Hồng; dù thiếu thốn tình yêu thương của mẹ, bị bà cô nói xấu nhưng bé Hồng không oán trách mẹ, mong được gặp mẹ.
Câu 2: 5 điểm.
1.Nội dung: 4 điểm.
* Mở bài: (0,5đ) Nêu qua cảm nhận chung của bản thân về nhân vật chị Dậu. Khái quát về chị Dậu.
* Thân bài: (3,0đ). Nêu các ý sau:
- Yêu chống hết mức: thể hiện qua động tác “ rón rén” bưng bát cháo len cho chồng, hồi hộp chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
- Sẵn sàng đối phó với tay sai để bảo vệ chồng:
+ Lúc đầu chị cố van xin tha thiết, lễ phép với tên cai lệ.
+ Khi cai lệ đáp lại bằng hành động thô bỉ, tàn nhẫn thì chị cự lại bằng lí lẽ: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.
+ Đến lúc không kiên nhẫn được nữa, chị chống lại bằng thái độ và hành động kiên quyết: Chủ động tấn công: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.
->Chị Dậu ở tư thế cao hơn từ đấu lí chuyến sang đấu lực và giành chiến thắng.
* Kết bài: (0,5 đ). Khát quát lại cảm nhận chung về chị Dậu, và phụ nữ Việt Nam.
2. Hình thức: 1 điểm.
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai chính tả.
- Bố cục đầy đủ 3 phần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 41.doc