Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 7

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.

- Cách làm bài văn biểu cảm.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết đề văn biểu cảm.

- Bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm.

3.Thái độ : Có ý thức trong việc tạo lập văn bản biểu cảm.

C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức: 7a2/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

2. Kiểm tra bài cũ: 7a2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 Neâu caùc ñaëc ñieåm cuûa baøi vaên bieåu caûm?

 3. Đặt vấn đề : Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm của văn, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đề và cách làm 1 bài văn biểu cảm.

4. Hoạt động dạy và học.

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 	 Ngày soạn:17.09.2010
TIẾT 25 	 Ngày dạy: 20.09.2010
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm..
3.Thái độ : Có ý thức trong việc tạo lập văn bản biểu cảm.
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 7a2/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra bài cũ: 7a2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 Neâu caùc ñaëc ñieåm cuûa baøi vaên bieåu caûm? 
 3. Đặt vấn đề : Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm của văn, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đề và cách làm 1 bài văn biểu cảm. 
4. Hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu đề văn biểu cảm
GV chép đề lên bảng phụ 
(?) Em hãy xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn là gì ?
+ Ở đề a : Đối tượng biểu cảm là dòng sông quê hương.
- Tình cảm cần biểu hiện là : Những tình cảm, cảm xúc của mình đối với dòng sông quê hương.
+ Đề b: - Đối tượng là đêm trăng thu
- Tình cảm cần biểu hiện là: Tình cảm, cảm xúc của mình về đêm trăng thu.
+ Đề c : Đối tượng biểu cảm là : Nụ cười của mẹ.
 Tình cảm cần biểu hiện là: Những cảm xúc, tình cảm của em về nụ cười của mẹ.
+ Đề d: Đối tượng biểu cảm là : thời thơ ấu.
Tình cảm cần biểu hiện là: Những niềm vui, nỗi buồn khi mình còn nhỏ.
+ Đề e : Đối tượng biểu cảm là: loài cây mà em yêu.
Tình cảm cần biểu hiện là: Tình cảm yêu quý của em với loài cây mà em đã chọn. 
- Qua phân tích em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm ?
 - Đọc điểm 1 phần Ghi nhớ sgk.
Các bước làm văn biểu cảm
 Yêu cầu hs chú ý vào đề 3
- Khi có đề bài trong tay trước tiên chúng ta phải làm gì?
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì?
- Đề yêu cầu phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy?
- Đó là nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ 
- Có phải khi nào cũng thấy nụ cười đó không ? đó là lúc nào ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em thấy như thế nào? Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ ?
- Muốn tìm ý cho bài văn chúng ta phải làm như thế nào? - Ghi nhớ ý 2.
- Khi đã tìm hiểu đề và tìm ý xong bước tiếp theo chúng ta làm gì ? - Lập dàn ý.
- Lập dàn ý cho đề văn trên? 
- Bước tiếp theo chúng ta làm gì ? 
- Viết thành bài văn.
- Khi chúng ta viết bài xong thì làm công đoạn gì tiếp theo ? - Đọc lại bài.
- Vậy chúng ta đã lập xong dàn ý bây giờ các em viết cho cô phần mở bài?
* GV gọi hs đọc phần mở bài của mình 
(?) Qua phân tích các em hay nêu cho cô các bước làm bài văn biểu cảm? 
- Đọc ghi nhớ sgk/88.
Luyện tập
- Em hãy nêu yêu cầu của phần luyện tập? ( HSTLN)
I.Tìm hiểu chung.
1. Đề văn biểu cảm:
Các đề : skk/88.
- Đối tượng biểu cảm:
a. Dòng sông.
b.Thời tiết, khí hậu, ánh sáng của đêm trung thu.
c. Nụ cười của mẹ.
d. Niềm vui, nỗi buồn của tuổi thơ.
- Tình cảm biểu hiện:
® Đề văn biểu cảm bao giờ cũng có đối tượng bịểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm. 
2. Các bước làm bài văn biểu cảm.
2.1.Tìm hiểu đề : 
- Đối tượng biểu cảm : nụ cười của mẹ.
-Tình cảm cần biểu hiện : phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
2.2.Tìm ý : Nụ cười của mẹ 
- Mẹ cười khi em biết đi, biết nói., lần đầu tiên em đi học, mỗi khi em được điểm 9,10, em được lên lớp.
- Khi em biết vâng lời bố mẹ, khi em làm việc tốt.
- Vắng nụ cười của mẹ, em thấy buồn, trống trải, không khí nặng nề.
- Em luôn vâng lời mẹ, làm nhiều việc tốt để được thấy nụ cười của mẹ.
2.3. Dàn ý 
-MB: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ 
-TB: Nêu các biểu hiện sắc thái của nụ cười : 
+ Nụ cười vui , thương yêu
+ Nụ cười khuyến khích 
+ Nụ cười an ủi 
+ Nhưng khi vắng nụ cười của mẹ 
- KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ 
* Ghi nhớ : Sgk/88
II. Luyện tập 
 Tìm hiểu văn bản mẫu để khắc sâu hiểu biết về văn biểu cảm cho HS
 1. Xác định đối tượng biểu cảm trong văn bản : 
 Đối tượng biểu cảm: Quê hương An Giang.
 2. Tư tưởng, tình cảm được bộc lộ trong văn bản : Tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
3. Dàn ý của bài: 
 a. Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang (đoạn 1).
 b. Thân bài : Biểu hiện tình yêu mến quê hương: 
 - Tình yêu quê từ tuổi thơ (đoạn 2).
 - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước (đoạn 3).
 c. Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành (đoạn 4).
4. Phương thức biểu cảm trong văn bản: 
Trực tiếp thông qua từ ngữ : thích
 III. Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục rèn luyện các bước từ đề bài sau: Loài cây em yêu. 
- Học ghi nhớ.*
- Soạn : Bánh trôi nước *
 + Tìm hiểu về tác giả Hồ Xuân Hương.*
 + Ý nghĩa tả thực;*
 + Ngụ ý sâu sắc.*
 + Nghệ thuật tiêu biểu.
 + Ý nghĩa văn bản
E. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 7 	Ngày soạn: 12.09.2010
TIẾT 26 	Ngày dạy: 22.09.2010
BÁNH TRÔI NƯỚC
- Hồ Xuân Hương -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết thể loại của văn bản. 
- Đọc - hiểu , phân tích bản thơ Nôm Đường luật. 
3.Thái độ : Cảm thông với số phận của người phụ nữ và trân trọng vẻ đẹp của họ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 7a2/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra bài cũ: 7a2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trong ra”? Hãy nêu nhận xét về bức tranh làng quê và tình cảm của nhà thơ .c (6đ)
	- Bài thơ “Bánh trôi nước” của ai? Hãy nêu một vài nét về tác giả đó?(4đ)
3. Đặt vấn đề : Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm” – nổi tiếng trong làng văn học nước ta ở thế kỷ 18, là con gái của Hồ Phi Diễn, người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Mẹ là người họ Hà, quê ở Hải Dương, cha từng làm quan vào cuối thời Lê -Trịnh. Sinh trưởng trong bối cảnh : xã hội Việt Nam thời kỳ đen tối, các phe phái phong kiến tranh giành quyền lực, nhân dân phải sống trong cảnh cực khổ dưới chế độ một vua hai chúa với nền quân chủ chuyên chế “trọng nam khinh nữ”. Hôm nay ta sẽ được học 1 bài thơ nổi tiếng cho tình cảm, tư tưởng nghệ thuật của bà “Bánh trôi nước 
4. Hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Giới thiệu chung.
Gọi HS đọc phần chú thích */95.
- Hãy cho biết một vài nét chính về tác giả, và tác phẩm ?
 (?) Thế nào là bánh trôi nước? – Hs tự nêu
* Đọc hiểu văn bản.
* GV đọc mẫu, sau đó gọi 2 HS đọc lại (giọng chậm, nhẹ nhàng, truyền cảm).
 (?)Bài thơ viết theo thể thơ gì? (số câu, số chữ, cách hiệp vần).
+ Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật 
+ Số câu 4 ( tứ tuyệt) mỗi câu 7 chữ (thất ngôn) trong đó các câu 1, 2, 4 vần với nhau
 (?)Bài thơ “Bánh trôi nước” có 2 ý nghĩa, đó là những nghĩa gì? 
- Vừa nói về bánh trôi nước, vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.
(?) Với nghĩa thứ nhất : bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? 
- Bánh có màu trắng của bột, được nặn thành viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng), khi luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống, tóm lại là rất đúng với bánh trôi như đã có ngoài đời.
(?) Với nghĩa thứ hai, bánh trôi nước thể hiện hình thức, phẩm chất, thân phận người phụ nữ như thế nào? (HSTL) à GV nhận xét, bổ sung.
- Hình thức : xinh đẹp 
- Phẩm chất : Trong trắng , dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắc , thuỷ chung tình nghĩa 
- Thân phận : chìm nỗi bấp bênh giữa cuộc đời 
(?) Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào là nghĩa chính? - - Nghĩa sau là nghĩa chính, nghĩa trước là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Có nghĩa sau bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn.
* Tổng kết
(?) Hãy nêu giá trị của bài thơ? 
- Nhà thơ đã thể hiện 1 thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trắng trong, son sắt, thủy chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữ xưa. Bà xứng đáng được tôn vinh là nhà thơ tiêu biểu. Bài thơ “Bánh trôi nước” là 1 ví dụ điển hình.
* Luyện tập Hãy đọc thuộc lòng bài thơ?
* BT 1/96 : à Đó là mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong phạm vi một nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa đối với phụ nữ. (đọc các bài ca dao có “thân em”). 
+ Thân em như trái bần trôi 
Gío dập sóng dồn biết tấp vào đâu 
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày 
+ Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa 
+ Thân em như củ ấu gai 
 ruột trong thì trắng ruột ngoài thì trong 
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả :( SGK/95) 
- Với những sáng tác độc đáo, Hồ Xuân Hương được coi là “bà chú thơ Nôm”
2.Tác phẩm :
- Văn học trung đại Việt Nam , thơ được viết bằng chữ Nôm ngày càng được sáng tác và có nhiều giá trị.
- “Bánh trôi nước” là 1 trong những bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà. 
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Đọc , chú thích từ:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1Thể thơ : 
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 2.2 .Phân tích:
a. Nghĩa tả thực : Miêu tả bánh trôi nước :
- Hình dáng: Vừa trắng lại vừa tròn
- Khi luộc: Bảy nổi ba chìm
- Khi nặn: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
- Nhân: màu đỏ.
à Từ gợi tả, thành ngữ 
=> Nêu đúng đặc điểm của bánh trôi ở ngoài đời.
b. Nghĩa ngụ ý : Hình ảnh người phụ nữ:
- Hình dáng: trắng, tròn à xinh đẹp.
-Thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
- Phẩm chất : trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
-> An dụ, thành ngữ
=> Trân trọng, ca ngợi thể vẻ đẹp duyên dáng và phẩm chất trong sáng , sắc son của người phụ nữ.
3..Tổng kết:
a.NT: - Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường luật.
- Ngôn ngữ bình dị, gần với lời nói thường, thnhà ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa.
b. ND:
c. Ý nghĩa:
-Đây là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học thơi phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ.
- Thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối vớ ... n hệ từ . 
3.Thái độ : Có ý thức sử dụng quan hệ từ một cách có hiểu quả trong giao tiếp. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 7a2/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (Kiểm tra chung )	 
Câu 1. Từ ghép Hán Việt có những loại nào? Hãy sắp xếp các từ ghép sau thành hai loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: đoạt sáo, trí lực, giang san, thiên thư, bạch lộ, thiên địa, Nam quốc, phu phụ, ái quốc, huynh đệ. (6đ)
Câu 2. Tìm bốn từ ghép chính phụ Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. ( 4 điểm) 
Đáp án – biểu điểm.
Câu 1. - Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập (1đ)
	- Sắp xếp đúng mỗi từ được (0.5đ)
- Từ ghép đẳng lập: giang san, phu phụ, huynh đệ, trí lực, thiên địa ( 2.5đ)
	- Từ ghép chính phụ: ái quốc, thiên thư, bạch lộ, đoạt sáo, Nam quốc. (2.5đ)
Câu 2. Tìm đúng mỗi từ ( mỗi từ : 1đ) Vd: Thiên thư, Nam quốc, đại hàn, tiên tri, cường quốc 
3. Đặt vấn đề : Ngoài các từ loại đã học, trong tiếng Việt còn có 1 số lượng lớn quan hệ từ, quan hệ từ có ý nghĩa như thế nào trong câu, nó có cần có trong câu hay không? Bài học này giúp các em nắm được các ý nghĩa của quan hệ từ và biết cách sử dụng nó trong khi nói, viết.
4. Hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ
(?) Cho biết quan hệ từ ở câu a nó liên kết từ ngữ nào với nhau nhằm biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
- Quan hệ từ “của” liên kết “đồ chơi” + “chúng tôi” à biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu.
(?) Câu b: cho có quan hệ từ nào? Nó liên kết bộ phận nào với bộ phận nào, biểu thị ý nghĩa gì?
- Quan hệ từ “như” liên kết “người –hoa” à biểu thị ý nghĩa so sánh, “là” à so sánh.
(?) Câu c : cho biết quan hệ từ là từ nào? Nó liên kết bộ phận nào với bộ phận nào của câu? Biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
-Quan hệ từ “nên” à liên kết vế 1 với vế 2 à biểu thị ý nghĩa quan hệ nhân quả.
- Có quan hệ từ “và” liên kết “ăn uống điều độ – làm việc có chừng mực” à biểu thị ý nghĩa quan hệ bình đẳng
(?) Qua tìm hiểu 3 VD, em hiểu thế nào là quan hệ từ?
 - Ghi nhớ sgk)
Bài tập nhanh: Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu: Đây là thư của Lan (3 cách)
Đây là thư của Lan
Đây là thư do Lan viết
Đây là thư gửi cho Lan(không phải cho tôi nên tôi không nhận)
GV kết luận: Việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có liên quan đến ý nghĩa của câu.Vì vậy không thể bỏ được quan hệ từ một cách tùy tiện
Tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ
GV cho hs đọc các vd sgk được ghi ở bảng phụ
(?) Trong các trường hợp đó trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ , trường hợp nào không? 
(?) Em hãy tìm quan hệ từ thường dùng với cặp quan hệ từ nếu , vì , tuy , hễ , sỡ dĩ ?
Nếu  thì ; Vì nên ; Tuy  nhưng ; Hễ thì 
Sở dĩlà vì .
(?) Em hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ đó ?
Nếu trời mưa thì đường lầy lội 
Vì chăm học và học giỏi nên Nam được khen 
Tuy nhà xa nhưng bắc vẫn đi học đúng giờ 
Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao 
Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan 
(?) Qua phân tích ví dụ, em có nhận xét gì về cách dùng quan hệ từ ? 
Hướng dẫn luyện tập
Cho học sinh thảo luận nhóm (5’)
Mỗi nhóm làm một bài tập theo số thứ tự.
Nhóm 1. bài 1.
Nhóm 2: bài 2.
Nhóm 3: bài 3.
Nhóm 4. bài 4.
Sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, giáo viên cùng học sinh nhận xét và kết luận.
I. Tìm hiểu chung.
1. Thế nào là quan hệ từ 
1.1. Ví dụ:
a. Quan hệ từ “của” liên kết “đồ chơi” + “chúng tôi” à biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu.
b. Quan hệ từ “như” liên kết “người –hoa” à biểu thị ý nghĩa so sánh, “là” à so sánh.
c. - “nên” à liên kết vế 1 với vế 2 à biểu thị ý nghĩa quan hệ nhân quả.
- Có quan hệ từ “và” liên kết “ăn uống điều độ – làm việc có chừng mực” à biểu thị ý nghĩa quan hệ bình đẳng
1.2. Ghi nhớ : Sgk/97
2. Sử dụng quan hệ từ 
2.1. Ví dụ: Sgk / 97
Vd1:
- Bắt buộc sử dụng quan hệ từ: b, d, g, h
- Không bắt buộc: a , c, e, i. 
® Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa.Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ 
Vd2: - Nếu . . .thì. . .
 - Vì . . .nên. . . .
-> Có 1 số quan hệ từ dùng thành cặp 
2.2. Ghi nhớ : Sgk/98
II. Luyện tập 
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản “Cổng trường mở ra”
 - Quan hệ từ : của, còn (còn bây giờ), như, của, và, như, mà, của, nhưng, cho, là.
à Chú ý : còn (còn xa lắm) không phải là quan hệ từ.
Bài tập 2 : Điền quan hệ từ vào chỗ trống trong đoạn văn. 
với , và., với , với , nếu , thì , và 
Bài tập 3: Xác định câu văn đúng sai do có hoặc không sử dụng quan hệ từ.
Trong các câu , câu nào đúng, câu nào sai.
- Câu đúng : b, d, g, i, k, l.
- Câu sai : a, c, e, h.
Bài tập 4. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ.
 học sinh tự viết
Bài tập 5 : Phân biệt nghĩa 
- Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen )
- Nó khoẻ nhưng gầy ( tỏ ý chê) 
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ sgk ; Làm bài tập còn lại 
- Học bài cũ và làm bài tập của bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Xem trước bài “ Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”
+ Ôn lại cách làm bài văn biểu cảm
+ Tìm hiểu đề trước của đề bài : Loài cây em yêu
E. RÚT KINH NGHIỆM. 
TUẦN 8 	Ngày soạn: 23.09.2010
TIẾT 29 	Ngày dạy: 27.09.2010
- LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
- Hướng dẫn làm bài viết số 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 	- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý .
- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 
1. Kiến thức: 
 	- Đặc điểm của thể loại biểu cảm.
 	- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc. 
2. Kỹ năng: 
 	Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm. 
3.Thái độ : Thói quen tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 7a2/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra bài cũ: 7a2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Nêu các bước làm văn biểu cảm. (4đ)
- Xác định các bước làm cho đề bài sau: Đề : “Loài cây em yêu”.(6đ)
3. Đặt vấn đề : Ở tiết trước, đã được học đặc điểm của văn biểu cảm, đánh gía. Văn biểu cảm, đánh giá chính là hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình, những suy nghĩ cần diễn đạt. Vậy muốn bài văn, lời văn gợi cảm sinh động, tiết học này các em sẽ luyện tập cách làm văn biểu cảm, đánh giá.
4. Hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Cho đề bài:
Luyện tập cách tìm hiểu đề, lập dàn bài cho bài văn biểu cảm
GV cho hs chú ý lên đề bài 
(?) Đề bài yêu cầu em viết địều gì? 
- Viết về thái độ và tình cảm của một loại cây cụ thể.
(?) Trong đề trên từ ngữ nào là quan trọng nhất ?
Loài cây, em yêu. 
+ Loài cây : đối tượng miêu tả là loại cây chứ không phải là loại vật hay là người 
+ Em : người viết là chủ thể bày tỏ thái độ ,tình cảm 
+ Yêu: chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cần thiết của loại cây đó đối với đới sống của chủ thể 
(?) Cho biết một số loại cây cụ thể mà em yêu thích ? Giải thích tại sao mà em yêu thích cây đó ?
- Tên gọi : tre , mít , phượng 
- Lí do : các phẩm chất của cây , sự gắn bó , ích lợi 
(?) Có 1 lloài cây mà bất cứ ai đã từng cắp sách tới trường ( dù là hs nông thôn hay thành thị ) đều biết . Đó là cây gì ? - Cây phượng.
(?) Vì sao em thích cây phượng hơn cây khác ? 
 - Tượng trưng cho sự hồn nhiên , đáng yêu của tuổi học trò.
(?) Cây đem lại cho em những gì trong cuộc sống vật chất, tinh thần? 
- Cho đời sống tinh thần thêm vui tươi , rộn ràng 
Với đề bài trên hãy lập dàn ý
+ Mở bài : Giới thiệu chung về cây phượng 
Nêu loài cây lí do mà em yêu thích 
-Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em 
- Em yêu cây phượng hơn những cây khác vì cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm tuổi học trò thơ ngây , hồn nhiên đáng yêu 
+ Thân bài 
* Các phẩm chất của cây 
- Thân cây to, rễ lớn , ngằn ngèo uốn lượn trông như 1 con rắn đang trườn 
- Tán phượng xoè rộng như 1 cái ô che mát cho cả góc sân 
- Sau những trân mưa rào , sác phượng rải khắp sân , nhưng rồi sau đó trồi con lại nhú ra , đâm trồi , nảy lộc – đẹp bền bỉ , dẻo dai, chịu đựng 
* Loài cây phượng trong cuộc sống của con người 
- Gắn bó với đời sống con người , toả mát trên những con đường, ngôi trường tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành 
* Loài cây phượng trong cuộc sống của em 
- Chính màu đỏ của hoa phượng , âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn vui tươi rộn ràng ; Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy, cô, bạn bè 
+ Kết bài : em rất yêu quý cây phượng
 Cây phượng chính là người bạn của tuổi học trò Cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè 
Viết bài
Cho HS viết thành bài theo từng nhóm.
+ Nhóm 1: Mở bài
+ Nhóm 2: kết bài
* Đọc văn bản Cây sấu Hà Nội
(?) Văn bản trên có phải là văn bản bc không?Vì sao?
I. Tìm hiểu chung.
Đề bài : Loài cây em yêu .
II. Luyện tập:
1.1 Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Đối tượng: Loài cây phượng.
- Tình cảm: Em yêu : Cây phượng 
- Lí do : cây phượng tượng trương cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò 
1.2. Lập dàn ý
a. Mở bài : Nêu loài cây, lí do em yêu thích 
- Em thích nhất là cây phượng 
- Cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu. 
b.Thân bài : Các phẩm chất 
của cây 
- Thân to,rễ lớn, tán phượng xoè rộng che mát 
- Hoa màu đỏ 
-> Đẹp, bền, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng 
- Loài cây phượng trog cuộc sống con người : Toả mát trên con đường, ngôi trường tạo vẻ thơ mộng,hấp thụ không khí trong lành 
- Loại cây trong cuộc sống của em : Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống chúng em luôn vui tươi rộn ràng 
-> Do đó cây phượng là cây em yêu 
c. Kết bài : Tình yêu của em 
- Em rất yêu quí cây phượng 
- Xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè. 
1.3. Viết bài 
1.Viết đoạn văn cho đề văn trên
2.Tham khảo văn bản Cây sấu Hà Nội
- Bài văn giới thiệu nguồn gốc,hình áng,lá,vỏ ,hoa của sấu
- Công dụng và lợi ích của sấu
® Không phải là văn bản biểu cảm.
III. Hướng dẫn tự học.
1. Hướng dẫn làm bài viết số 2.
Loài cây em yêu
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Dựa vào dàn ý viết đoạn văn mở bài, hoặc kết bài. 
2.Chuẩn bị bài mới.
- Soạn bài “ Qua đèo Ngang”.
+ Tìm hiểu về tác giả.
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
+ Bức tranh cảnh vật.
+ Tâm trạng con người.
E. RÚT KINH NGHIỆM. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa GA Ngu van 7Tuan 7 CKTM2010.doc