Giáo án môn Ngữ Văn học kì I Lớp 7 (Bản 3 cột) sách Kết nối tri thức

Giáo án môn Ngữ Văn học kì I Lớp 7 (Bản 3 cột) sách Kết nối tri thức

1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

 – Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.

 – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

 – Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

 – Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

 – Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

– Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

doc 93 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ Văn học kì I Lớp 7 (Bản 3 cột) sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (HỌC KÌ 1)
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(13 tiết)
A. MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài 1. Bầu trời tuổi thơ, học sinh (HS) có thể:
I. Về năng lực
1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
 – Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
 – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
 – Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. 
 – Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. 
 – Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
– Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. 
II. Về phẩm chất
 Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Nội dung dạy học
Phương pháp, phương tiện
Chuẩn bị trước giờ học của HS
Đọc hiểu
Văn bản 1: Bầy chim chìa vôi
(3 tiết)
– Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,
– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
– Đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK (tr.10).
– Thực hiện phiếu học tập số 1, 2. 
Thực hành tiếng Việt
(1 tiết)
– Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình
– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu.
– Đọc trước mục Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ trong Tri thức ngữ văn (tr.10) và ô Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ (tr.17).
Văn bản 2: Đi lấy mật
(2 tiết)
– Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,
– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
Thực hiện phiếu học tập. 
Thực hành tiếng Việt
(1 tiết)
– Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình,...
– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu.
Xem lại nội dung tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (bài 3, Ngữ văn 6)
Văn bản 3 Ngàn sao làm việc và hướng dẫn Thực hành đọc
(1 tiết)

Phương tiện: SGK, phiếu học tập.
Thực hiện các nhiệm đọc hiểu được giao.
Viết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
(3 tiết)

– Phương pháp: Dạy học theo mẫu, thực hành viết theo tiến trình, gợi tìm làm việc nhóm,
– Phương tiện: SGK, phiếu học tập
Đọc yêu cầu đối với văn bản tóm tắt, đọc bài tóm tắt tham khảo.
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
(2 tiết)

– Phương pháp: làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm,
– Phương tiện: SGK, phiếu đánh giá theo tiêu chí.
Chuẩn bị nội dung nói, tập luyện trước khi nói (SGK, tr. 30 – 31)

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC
 1. Mục tiêu: 
 – HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
 – HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
 2. Nội dung: 
 HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.
 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
 4. Tổ chức thực hiện:	
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học
Giao nhiệm vụ:
 GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học, nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài. 
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại phần Giới thiệu bài học ở lớp để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học. 
Báo cáo, thảo luận:
 HS chia sẻ kết quả trước lớp. 
Kết luận, nhận định:
 GV đánh giá, nhận xét chung, nhấn mạnh chủ đề và thể loại chính trong bài học.
2. Khám phá Tri thức ngữ văn Khám phá “tri thức ngữ văn” giúp HS có tri thức công cụ để đọc hiểu văn bản. Vì thế, có thể được tổ chức dạy học trong hoạt động Tìm hiểu chung khi học VB1.
Giao nhiệm vụ:
 GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập số 1.
 GV yêu cầu HS vận dụng tri thức ngữ văn đã tìm hiểu khi chuẩn bị bài và nhớ lại nội dung một truyện ngắn đã học, chẳng hạn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam để trả lời các câu hỏi: 
 – Truyện “Gió lạnh đầu mùa” viết về đề tài gì? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy? 
 – Ai là nhân vật chính? Nêu cảm nhận của em về tính cách nhân vật chính. 
 – Nhắc lại một chi tiết trong truyện mà em nhớ nhất. Chia sẻ với các bạn vì sao em nhớ nhất chi tiết đó. 
Thực hiện nhiệm vụ: 
 – HS vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi và trao đổi câu trả lời trong nhóm. 
 – GV định hướng, gợi ý thêm để HS có câu trả lời phù hợp. 
Báo cáo, thảo luận: 
 GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp, đại diện khoảng 3 nhóm trình bày ngắn gọn. Các nhóm khác nhận xét.
Kết luận, nhận định: 
 GV nhấn mạnh lại các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật và lưu ý HS về vai trò của “tri thức ngữ văn” trong quá trình đọc VB.

– Chủ đề: Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ
– Thể loại đọc chính: Truyện 
– Truyện viết về thế giới tuổi thơ. Truyện kể xoay quanh các sự việc liên quan đến các bạn nhỏ như: chị em Sơn, Hiên
– Nhân vật chính là Sơn, cậu bé có tính cách hiền lành, giàu tình yêu thương. 
– HS chia sẻ các chi tiết tuỳ theo lựa chọn cá nhân. 
II. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI
 (Nguyễn Quang Thiều)
Hoạt động 1. Khởi động
 1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.
 2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
 3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Giao nhiệm vụ:
 GV nêu nhiệm vụ: Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ mà em nhớ mãi. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó. 
Thực hiện nhiệm vụ: 
 – HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.
 – Lưu ý, nếu không nhớ trải nghiệm tuổi thơ thì có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua.
Báo cáo, thảo luận: 
 Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật.
Kết luận, nhận định:
 – GV cũng có thể (không nhất thiết) chia sẻ cùng HS về trải nghiệm tuổi thơ của chính mình, kết nối với bài học: Qua việc đọc VB “Bầy chim chìa vôi” ở nhà, em có biết Mên và Mon có trải nghiệm tuổi thơ đáng nhớ nào không? Em có thích trải nghiệm đó không? Vì sao?
 – GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới. 

Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân). 
 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
 1. Mục tiêu: 
 – HS nhận biết được đề tài, ngôi kể, nhân vật, các sự kiện chính; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, qua đó nắm được tính cách nhân vật.
 – Kết nối VB với trải nghiệm cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu thiên nhiên, sự trân trọng đối với đời sống của muôn loài.
 2. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập. 
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
 – Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Thiều (HS đã chuẩn bị ở nhà, nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập số 1).
 – Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Bầy chim chìa vôi: Em đã biết thế nào là truyện, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản “Bầy chim chìa vôi”?
2. Khám phá văn bản
a. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện
Giao nhiệm vụ: 
 – GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 2 (đã chuẩn bị ở nhà) và cho biết đề tài, ngôi kể, nhân vật trong truyện.
 – GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Dựa trên kết quả của phiếu học tập số 2, tóm tắt bằng lời câu chuyện trong văn bản Bầy chim chìa vôi. 
 – GV yêu cầu HS: Từ việc đọc văn bản ở nhà và tóm tắt cốt truyện, em hãy chọn đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản mà em thấy thích nhất; chia sẻ lí do vì sao em ấn tượng với đoạn đó; chỉ ra tác dụng của các thẻ chỉ dẫn trong đoạn VB em đọc (nếu có).
 – GV yêu cầu HS trao đổi về những từ ngữ khó trong VB.
Thực hiện nhiệm vụ:
 – HS trả lời câu hỏi.
 – HS đọc diễn cảm một số đoạn được chọn trong VB, chú ý sử các thẻ chỉ dẫn đọc ở bên phải VB. 
 – Tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ghi lại những từ chưa hiểu; vận dụng các câu hỏi trong khi đọc để hiểu VB. 
Báo cáo, thảo luận: 
 – HS trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc diễn cảm.
 – HS giải thích nghĩa của các từ được chú thích trong SGK, nêu những từ khó mà chưa được chú thích.
Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét cách đọc của HS và kết luận về đề tài, nhân vật, ngôi kể, cốt truyện.
b. Tìm hiểu nhân vật Mên và Mon
Giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nhóm. Một số nhóm thực hiện phiếu học tập số 3 tìm hiểu nhân vật Mon, một số nhóm thực hiện phiếu học tập số 4 tìm hiểu nhân vật Mên.
Thực hiện nhiệm vụ:
 – HS hoàn thành sản phẩm cá nhân, thống nhất kết quả của nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
 – GV quan sát, hỗ trợ HS.
Báo cáo, thảo luận:
 Đại diện khoảng 3 nhóm trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập số 3, 4 và thảo luận. 
Kết luận, nhận định:
 – GV nhận xét, đánh giá; chốt lại kiến thức. 
 – GV kết nối với phần Tri thức ngữ văn để HS hiểu hơn về chi tiết, tính cách nhân vật bằng câu hỏi:
 + Nếu em là Mên và Mon em có ra bến đò không? Vì sao? 
 + Qua những tìm hiểu trên, em nhận thấy chi tiết trong truyện có vai trò như thế nào?
 + Làm cách nào để xác định tính cách của nhân vật? 
 – GV liên hệ thực tế, nhấn mạnh về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong cuộc sống. 
c. Tìm hiểu đoạn kết truyện
Giao nhiệm vụ:
 GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối truyện (Từ Khi ánh bình minh đã đủ sáng đến hết) và thực hiện các nhiệm vụ sau:
 – Hình dung, tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh “huyền thoại” mà Mên và Mon chứng kiến bằng bằng lời văn của em (Chú ý miêu tả thời gian, không gian, cảnh vật, tập trung vào hình ảnh bầy chim chìa vôi)
 – Đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?
 – Trong đoạn kết, Mê ... Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Viết đoạn văn 5- 7 câu trình bầy cảm nhận của em về vẻ đẹp lễ hội Lông Tồng của người dân tộc Tày, Nùng mà em vừa được học
Kĩ thuật : viết tích cực
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy câu trả lời trong 03 phút. GV hướng theo dõi, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày các nội dung tổng kết. HS khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, kết luận (GV):
GV nhận xét, đánh giá, biểu dương, chuẩn kiến thức bài học.
HS viết, giáo viên gọi học sinh đọc, gọi học sinh khác nhận xét
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế, kết nối chi tiết trong VB với cảm xúc, tưởng tượng của bản thân.
Nội dung:
? Hãy trình bầy ngắn gọn một lễ hội ở quê em , hoặc ở địa phương khác mà em có dịp tham gia, hoặc em biết? Em có cảm nhận gì vè lễ hội đó?
Sản phẩm: Bài viết của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Hãy trình bầy ngắn gọn một lễ hội ở quê em , hoặc ở địa phương kacs mà em có dịp tham gia, hoặc em biết? Em có cảm nhận gì vè lễ hội đó?
GV sử dụng kỹ thuật “Viết tích cực”, kĩ thuật công não; HS làm việc cá nhân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy câu trả lời trong 01 phút. GV hướng theo dõi, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày các nội dung tổng kết. HS khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, kết luận (GV):
GV nhận xét, đánh giá, biểu dương, chuẩn kiến thức bài học.
1, Trước giờ học
PHẦN 2: VIẾT
(Tiết 8,9,10)
GV hướng dẫn học sinh Hoàn thành phiếu học tập.
Văn bản tường trình được viết trong hoàn cảnh nào..
Văn bản tường trình gồm mấy phần
Trình bầy văn bản này cần lưu ý những gì .
Trên lớp
Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập
-Thu hút sự chú ý,tạo hứng thú học tập.kết nối hiểu biết của học sinh với những bài học trước.
-Nội dung : Học sinh có thể kể lại ngắn gọn một tình huống trong cuộc sống của mình hay đã gặp.
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức
-Mục tiêu giúp học sinh hình thành kiến thức kĩ năng để viết văn bản tường trình đúng thể thức.
-Nội dung:Tìm hiểu cách thức viết văn bản tường trình
-Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
1.Những lưu ý khi viết văn bản tường trình
Yêu cầu học sinh trình bầy nội dung đã chuẩn bị theo phiếu học tập.
HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.Theo em thì trong những hoàn cảnh hay tình huống nào người ta cần sử dụng văn bản tường trình? Việc viết tường trình nhằm mục đích gì? EM đã bao giờ viết tường trình chưa?
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài .
Hs trình bầy
Sản phẩm: Phiếu học tập có phần trả lời các câu hỏi.
-Bản tường trình là loại văn bản được sử dụng khi có một sự việc gây hậu qảu xấu xảy ra
-Mục đích của văn bản này là để trình bầy một cách rõ ràng sự việc diễn ra trong đó nêu được mức độ trách nhiệm của mình
2. Phân tích bài viết tham khảo B1 Chuyển giao nhiệm vụ
*GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm qua phiếu học tập đer phân tíc bài viết tham khảo
Dựa vào phiếu học tập GV yêu cầu HS phân tích câu hỏi trong sách giáo khoa
-Nêu nhậ xét về việc tuân thủ thể thức văn bản tường trình trong văn bản trên.
-Vì sao bản tường trình có tên gọi và phải ghi đầy dủ thời gian,địa điểm,người viết tường trình.
-Khi viết tường trình nội dung nào cần ghi cụ thể,chi tiết.
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
GV Qua việc phân tích bản tường trình
-HS làm việc theo nhóm trao đổi và trình bầy.
-Sản phẩm phiếu học tập đã hoàn thành
-HS trao đổi trình bầy kết quả
-Sản phẩm
+ Văn bản đã tuân thủ thể thức của một văn bản tường trình.
+ Tường trình phải có tên gọi và ghi đủ thời gian địa diểm,người viết tường trình vì đây là bằng chứng để đánh giá một vụ việc.
+Diễn biến của vụ việc cần được ghi lại chi tiết.
-Sản phẩm thể thức của tường trình
trong SGK trang 120

tham khảo nêu thể thức của bản tường trình.
GV Yêu cầu học sinh đọc thể thức của bản tường trình trong sách giáo khoa trang 120.


Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập vận dụng
Mục tiêu: Hs viết được bản tường trình của một vụ việc xảy ra với mình hoặc được chứng kiến.
Nội dung:HS trả lời và câu hỏi và thực hiện các bước của quy trình viết.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
1.Trước khi viết
*. Chuyển giao nhiệm vụ:GV giao nhiệm vụ cho hs: Viết bản tường trình về vi phạm nội quy của lớp học hay vi phạm nội quy của nhà trường.
a.Xác định mục đích viết và người đọc
-GV yêu cầu hs làm việc cá nhân xác định mục đích viết và người đọc trước khi viết tường trình xảy ra với chính mình hoặc chứng kiến.
Thực hiện nhiệm vụ : Hoc sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả
b.Lựa chọn nội dung để viết tường trình
-GV yêu cầu HS hình dung lại sự việc đã xảy ra để ghi lại tường trình
GV phỏng vấn 5 đến 7 học sinh về tên gọi của tường trình
-Gv mời một số hs khác góp ý và Gv
góp ý cho tên tường trình
-HS suy nghĩ trả lời
-Sản phẩm:
+ Mục đích viết là ghi chép trung thực nội dung diễn biến của sự việc nhằm xây dựng hồ sơtin cậy về một vụ việc nào đó.
+ Người đọc: Tất cả những người liên quan đến sự việc,những cơ quan cá nhân có lên quan muốn nắm bắt thông tin về vụ việc đã xảy ra.
-HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
-Sản phẩm:Tên bản tường trình mà học sinh chuẩn bị viết.
2.Viết tường trình
Chuyển giao nhiệm vụ:GV Yêu cầu Hs làm việc cá nhân đọc sách giáo khoa và nêu một vài điểm cấn lưu ý khi viết tường trình.
Thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ trả lời
*Báo cáo kết quả
-GV nhắc lại những yêu cầu,lưu ý khi viết tường trình.
-Học sinh đọc SGK,suy nghĩ và trình bầy.
-Hs viết tường trình

-GV yêu cầu học sinh viết tường trình.

3.Chỉnh sửa biên bản
Gv yêu cầu hs chỉnh sửa tường trình theo cặp(chỉnh sửa lẫn nhau)dựa trên gợi ý chỉnh sửa SGK trang 123
-Hs đọc bảng gợi ý chỉnh sửa tường trình
-Hs dùng bút màu để đánh dấu và chỉnh sửa tường trình của mình và của bạn.
-Hs trình bầy kết quả chỉnh sửa tường trình.
Củng cố kiến thức.
Mục tiêu: HS hiểu được tình huống nào cần làm tường trình
Nội dung:trình bầy một bản tường trình đúng thể thức
Tổ chức thực hiện
PHẦN 3: NÓI VÀ NGHE (Tiết 11,12)
Trình bầy ý kiến về một vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
1.Trước khi nói
GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị Học sinh mang bài viết đã viết về chủ đề Chúng em chung tay để bảo tồn hát trống quân ở quê hương Liêm Thuận Thanh Liêm 2.Trên lớp
Hoạt động 1 Xác định vấn đề /mở đầu
Mục tiêu: HS nắm được nội dung của dự án “ Chúng em chung tay để bảo tồn hát trống quân ở quê hương Liêm Thuận Thanh Liêm”
Nội dung: HS trình bầy lại ý tưởng của dự án
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
- Chuyển giao nhiệm vụ:GV Yêu cầu hs trình bầy mục tiêu,ý nghĩa của dự
án“ Chúng em chung tay để bảo tồn hát trống quân ở quê hương Liêm Thuận Thanh Liêm”
-GV yêu cầu các nhóm trưởng lên báo cáo tiến độ thực hiện dự án của mỗi nhóm.
THực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ trao đổi
Báo cáo kết quả
-HS trình bầy về dự án đã được thực hiện.
Hoạt động 2: Hoạt đông luyện tập
Mục tiêu: Hs thảo luận được giải pháp để bảo tồn một sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương.
Nội dung: HS trình bầy thảo luận về giải pháp để bảo tồn c
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs và sản phẩm cần đạt
1.Trước khi nói

a.Xác định mục đích nói và người nghe
Chuyển giao nhiệm vụ :GV mời một số hs chia sẻ việc xác định mục đích nói và nghe khi thảo luận về giảo pháp để bảo tồn “ Chúng em chung tay để bảo tồn hát trống quân ở quê hương Liêm Thuận Thanh Liêm”
Thực hiện nhiệm vụHS suy nghĩ trao đổi
*Báo cáo kết quả

-Sản phẩm
+ Mục đích nói: đi tìm một giải pháp tối ưu,khả thi có thể thực hiện được ngay để bảo tồn một sinh hoạt văn hoá truyền thống của của địa phương.
+Người nghe:Những người có chung mối quan tâm và mong muốn được cúng ta thảo luận vấn đề.
b.Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện
Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu phiếu đánh giá theo tiêu chí thảo luận về giải pháp bảo tồn một sinh hoạt văn hoá truyền thống của địa phương
-GV hướng dẫn học sinh phân tích kĩ từng tiêu chí và mức điểm của mỗi tiêu chí.
Thực hiện nhiệm vụ:Hs trao đổi theo nhóm để chuẩn bị trình bầy.
Báo cáo kết quả
-HS phân tích phiếu đánh giá theo tiêu chí
2.Trình bầy bài nói
-GV mời đại diện các nhóm trình bầy sản phẩm của dự án.
+Nhóm 1,2,3 thảo luận về giải pháp bảo tồn một sinh hoạt văn hoá của địa phương ( Nhiệm vụ giả sử em là trưởng ban văn hoá của huyện,xã em hãy trình bầy giải pháp đề bảo tồn một sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương)
+ Nhóm 4,5,6 thảo luận về giải pháp bảo tồn một sinh hoạt văn hoá của địa phương( Nhiệm vụ nêu em là một thành viện của ban giám hiệu nhà trường em hãy trình bầy bầy giải pháp đề bảo tồn một sinh hoạt văn hoá dân gian của địa
phương)
-Đại diện các nhóm trình bầy bài nói và thảo luận về giải pháp trước lớp.
-HS khác lắng nghe đánh giá kết quả trình bầy vào phiếu cá nhân.
-Học sinh thống nhất đánh giá theo nhóm.

PHIÉU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
TIÊU CHÍ
MỨC ĐỘ
Chưa đạt (0 điểm )
Đạt
(1 điểm )
Tốt (2
điểm)
1.Đưa ra được thực
Chưa đưa ra được thực
Đưa ra được thực trạng
Đưa ra

trang của sinh hoạt văn hoá dân gian hát trống quân tại địa phương
trang của sinh hoạt văn hoá dân gian hát trống quân tại địa phương
của sinh hoạt văn hoá dân gian hát trống quân tại địa phương
được thực trạng thuyết phục của sinh hoạt văn hoá dân gian hát trống quân tại địa
phươn g
2.Đề xuất được giải pháp để bảo tồn được sinh hoạt văn hoá hát trống quân
Chưa đề xuất được giải pháp để bảo tồn được sinh hoạt văn hoá hát trống quân
Đề xuất được một số giải pháp để bảo tồn được sinh hoạt văn hoá hát trống quân
Đề xuất được một số giải pháp rất hợp lí để bảo tồn được sinh hoạt văn hoá hát
trống quân
3.Sử dụng yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hiệu quả
Sử dụng yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chưa phù hợp với nội dung trình bầy
Sử dụng yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung trình bầy
Sử dụng yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ phù




hợp với nội dung trình bầy và thuyết phục chuyê
n nghiệp
4.Sử dụng các phương tiện hỗ
trợ( tranh ,ảnh,video) khi trình bầy.
Không sử dụng các phương tiện hỗ
trợ( tranh ,ảnh,video) khi trình bầy.
Có sử dụng một vài phương tiện hỗ
trợ( tranh ,ảnh,video) khi trình bầy.
Có một vài phươn g tiện hỗ trợ hợp lí thuyết phục khi trình
bầy.
5. Trao đổi với nhóm khác có hiệu quả
Không trao đổi với người nghe hoặc trao đổi chưa đúng vào nội dung thảo luận
Trao đổi với người nghe tương đối rõ về nội dung thảo luận
Trao đổi với người nghe về nội dung thảo luận một cách rõ ràng thuyết
phục.
TỔNG ĐIỂM	/10 ĐIỂM
3.Sau khi nói.
Trao đổi về bài nói theo gợi ý trang 125 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_hoc_ki_i_lop_7_ban_3_cot_sach_ket_noi_tr.doc