A . Điểm cần đạt:
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
B . Chuẩn bị:
Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ
Phương pháp: giảng, bình, thảo luận
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1(3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng (HCM)? Cảm nhận chung của em về hai bài thơ đó?
Hoạt động 2(1p) Giáo viên giới thiệu bài mới:
Hoạt động 3: (40p). Tìm hiểu bài mới:
Ngày dạy:10 tháng 11 năm 2009 Tiết : 53 Văn bản: tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) A . Điểm cần đạt: - Hs cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị. B . Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ Phương pháp: giảng, bình, thảo luận C . Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1(3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng (HCM)? Cảm nhận chung của em về hai bài thơ đó? Hoạt động 2(1p) Giáo viên giới thiệu bài mới: Hoạt động 3: (40p). Tìm hiểu bài mới: ? Theo dõi chú thích * ở sgk em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh? ? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ? ? Nên đọc văn bản này với giọng điệu ntn? Gv lưu ý hs đọc: Giọng vui, bồi hồi chú ý điệp câu, điệp ngữ. Gv gọi hs đọc văn bản – cả lớp theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét và đọc lại. Gv cho hs đọc một số từ khó trong sgk và chú ý một số từ khác. ? Đọc bài thơ và nhận diện thể thơ? (nhịp, vần) ? Tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính từng phần? ? Nêu hướng tìm hiểu văn bản? Gv cho hs đọc 2 khổ đầu của bài thơ ? Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm cụ thể nào? ? Hoàn cảnh đó giúp em hiểu được điều gì ở người chiến sĩ? ? Đường hành quân xa là đường ra trận. Với người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào? ? Cách sử dụng từ ngữ ở khổ thơ này có gì đặc biệt? Tác dụng? ? Ngoài cách sử dụng điệp ngữ đoạn thơ còn chứa nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của nghệ thuật này? ? Em cảm nhận ntn về câu thơ “ Nghe xao động nắng trưa” ? ? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? Gv: Tiếng gà trưa – cái âm thanh gần gũi, thân thuộc vang lên giữa trưa hè oi bức đã làm dịu đi cái nắng, làm tan biến bao mệt mỏi, vất vả trên đường hành quân của người chiến sĩ bởi nó là tiếng gọi yêu thương nơi làng quê yên bình với bao hình ảnh tươi đẹp. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. XQ có một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết mà mạnh bạo, giàu nữ tính. Thơ XQ thường viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật, trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con -> thể hiện một trái tim giàu yêu thương và khát khao hạnh phúc nhưng cũng có nhiều dự cảm lo âu trước những đổi thay, biến suy của cuộc đời. Tác phẩm: Viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên cả nước. Đọc – Tìm hiểu chung văn bản: Đọc văn bản: Từ khó: Gà mái mơ: gà mái lông màu vàng hoa mơ, vàng nhạt xen trắng lốm đốm. Lang mặt: một bệnh nấm da. Da trắng bệch từng đám trên mặt, Chắt chiu: dành dụm, tiết kiệm Thể thơ: Thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn), không hạn định số câu nhịp 3/2, 2/3 gieo vần: khá phong phú, linh hoạt: vần chân, vần liền, vần cách. Bố cục: 3 phần khổ 1,2: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê. Khổ 3 – 6: Những kỉ niệm tuổi thơ được tiếng gà trưa khơi dậy. Còn lại: Những suy nghĩ từ tiếng gà trưa. Đọc – Tìm hiểu chi tiết. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê. Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân. -> Hoàn cảnh gian lao, khổ cực của người chiến sĩ. Cảm thấy nắng trưa xao động, chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về. ->điệp từ “nghe” -> nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà( cảm xúc dâng trào) - ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) -> Người chiến sĩ đang đón nhận những biến chuyển cảu tự nhiên, của cơ thể bằng tâm hồn, cảm giác, trái tim. - Tiếng gà làm cho cái không gian tĩnh lặng, buổi trưa hè cũng xao động, cái nắng cũng mang tâm hồn đồng cảm cùng nỗi lòng người chiến sĩ. - Bởi tiếng gà gợi cuộc sống làng quê yên bình đem lại niềm vui, gúp người chiến sĩ vơi đi nỗi vất vả. - Tiếng gà - thứ âm thanh quen thuộc gợi bao kỷ niệm tuổi thơ. Hoạt động 4(1p) Dặn dò Về nhà tìm hiểu tình cảm bà - cháu ở đoạn 2 và những suy tư của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ngày dạy: 18 tháng 11 năm 2009 Tiết : 54 Văn bản: tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) A . Điểm cần đạt: - Hs cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị. B . Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ Phương pháp: giảng, bình, thảo luận C . Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1(3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: ? Nêu diễn biến mạch cảm xúc của bài thơ? Cảm nhận về khổ thơ đầu? Hoạt động 2: (40p). Tìm hiểu bài mới: ? âm thanh tiếng gà trưa đã khơi dậy những kỷ niệm nào của người chiến sĩ? ? Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để khắc hoạ đàn gà? ? ở khổ thơ này tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để tái hiện những hình ảnh đó? Yếu tố nào được sử dụng? ? Qua những từ ngữ đó tác giả đã vẽ nên một bức tranh về đàn gà ntn? ? Từ bức tranh đó em hình dung về cuộc sống làng quê ra sao? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở khổ thơ này? điệp từ “ này” thuộc từ loại gì? ? Điệp từ “này” còn gợi tả hành động của những ai? ? Em cảm nhận được hình ảnh bà và cháu hiện lên ntn qua hành động trên? ? Trong âm thanh “ Tiếng gà trưa” hình ảnh nào được sống lại rõ nét nhất trong tâm tưởng người chiến sĩ? Hình ảnh đó được thể hiện qua chi tiết nào? ? Trước lời mắng của bà, cháu đã có những hành động gì? ? Em hình dung về người cháu ntn? ? tiếng mắng của bà chứa đựng điều gì? ? Để biểu cảm tác giả đã vận dụng yếu tố nào? ? Hình ảnh người bà còn hiện lên qua hành động nào nữa? (liên hệ bức tranh) ? Hành động đó chứng tỏ bà có phẩm chất gì? Gv: Đọc những dòng thơ này ta có thể hình dung rất rõ hình ảnh 1 người bà tần tảo, tiết kiệm nâng niu khum soi quả trứng, chắt chiu thành quả lao động, chắt chiu niềm vui, niềm hạnh phúc cho đứa cháu yêu. Một hành động đáng kính, đáng trân trọng. ? Tình yêu, sự chăm sóc của bà đối với cháu còn được biểu hiện qua trạng thái tâm lí nào? ? Hình ảnh một người bà trằn trọc, không ngủ giữa đêm đông giá rét vì lo gà toi, mong trời đừng sương muối, tất cả tâm trạng đó bắt nguồn từ lí do gì? ? Em nhận thấy được nỗi niềm nào của người cháu khi được quần áo mới? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và chi tiết được sử dụng ở đoạn thơ này? ? suy nghĩ về người bà, người cháu và tình cảm bà cháu ntn? ? Ví sao tình cảm đó khó phai mờ trong tâm hồn người cháu? Gv: liên hệ Lời hát trong bài “Quê hương” Tình bà cháu biểu hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc hết sức bình thường nhưng lại trở thành kỷ niệm khó quên vì đó là tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt. Đó là tình cảm gia đình, quê hương, tình cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người. ? Chi tiết thơ nào cho thấy hình ảnh đàn gà, tiếng gà vẫn luôn hiện hữu trong tâm, hồn tác giả? ? Em cảm nhận “ giấc ngủ hồng sắc trứng” ở đây có ý nghĩa gì? ? Tại sao người chiến sĩ lại cảm thấy tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc? ? ở khổ cuối bài thơ nữ sĩ XQ tiếp tục sử dụng nghệ thuật gì? nt đó có tác dụng gì? ? Mục đích chiến đấu của người chiến sĩ đó là gì? ? Em có nhận xét gì về tình cảm của người chiến sĩ qua mục đích chiến đấu trên? (tình cảm chung – riêng, cao cả bình thường, bình dị) ? Điều đó chứng tỏ tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu nào? ? Đọc đến những câu thơ này khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào ở chương trình NV 6? Gv: Mối quan hệ về chủ đề, sự thống nhất trong tình cảm của tất cả con người trên Trái đất. ? Câu thơ “ Tiếng gà trưa” xuất hiện mấy lần trong tác phẩm? Theo em sự xuất hiện lặp lại đó có tác dụng gì? ? Những tình cảm sâu sắc nào của lòng người được bộc lộ? III.Đọc – Tìm hiểu chi tiết: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ. Về đàn gà. Về người bà. ổ rơm hồng, trứng, con gà mái mơ, con gà mái vàng. Tính từ: hồng, mơ, đốm trắng, vàng, óng ( miêu tả) Đẹp, rực rỡ sắc màu. Làng quê yên bình, vui tươi, đầm ấm. Điệp từ “ này” – (chỉ từ) Hành động của bà - cháu Niềm vui của bà và cháu trong gắn bó với gia đình và làng quê. Bà Cháu - Mắng - Gương soi, lo lắng -> lo lắng, mong ->Ngây thơ, hồn ước cháu xinh đẹp nhiên, đáng yêu -> yêu, nhớ thương bà Tự sự Khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu. Tần tảo, chắt chiu tiết kiệm. Lo mong. Niềm vui, niềm hạnh -> Vui, sung phúc cho cháu sướng, hp - Ngôn ngữ, chi tiết đời thường, mộc mạc, bình dị. => Người bà nghèo khổ, hiền thảo, nhân hậu, hi sinh vì niềm vui, hạnh phúc của cháu. => Người cháu quý trọng, kính yêu biết ơn bà. => tình cảm bà cháu sâu nặng, bền chặt bắt nguồn từ niềm vui, từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống. Đó là cội nguồn tình cảm thiêng liêng của con người. Tiếng gà trưa gợi những suy tư. Mơ giấc ngủ hồng sắc trứng. Giấc mơ đẹp, chan chứa những điều tốt lành. Tiếng gà trưa gợi lại kỉ niệm bình dị, yên vui của tuổi thơ, thức dậy tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương, xua tan mệt mỏi. - điệp từ “ vì”- khẳng định mục đích chiến đấu, ý chí quyết tâm của người chiến sĩ. Mục đích chiến đấu: lòng yêu tổ quốc, yêu xóm làng -> yêu bà -> tình yêu đối với tiếng gà. Sự hài hoà, hoà hợp giữa tình cảm riêng với chung, giữa mục đích chiến đấu cao cả với điều hết sức bình thường giản dị. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình. Tình cảm gia đình là cội nguồn sức mạnh làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Lòng yêu nước (ê ren bua) Tổng kết: Nghệ thuật: Điệp từ “ tiếng gà trưa” – khơi nguồn cảm xúc, sợi dây liên kết các hình ảnh, điểm nhịp cho dòng cảm xúc. Điệp từ Ngôn ngữ, chi tiết, hình ảnh tự nhiên bình dị rất đời thường – dễ đi vào mạch cảm xúc và lòng người. Thể thơ năm chữ. Nội dung: - Tình yêu loài vật , tình yêu bà -> tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Hoạt động 4: (2p) Củng cố và dặn dò Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk Soạn bài: Điệp ngữ Đọc – trả lời câu hỏi trong sgk Ngày dạy: 21 tháng 11 năm 2009 Tiết: 55 Điệp ngữ A . Điểm cần đạt: - Hs hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ. - Biết vận dụng điệp ngữ khi cần thiết. - Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ. - Tích hợp với một số tác phẩm: Tiếng gà trưa, cảnh khuya, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Lượm, Cây tre Việt Nam.. - Tích hợp với phần văn biểu cảm, tiếng việt, từ, cụm từ. B . Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ Phương pháp: vấn đáp, thảo luận C . Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là thành ngữ? cho ví dụ? Thành ngữ có thể hiểu từ những nghĩa nào? Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ trong câu? Hoạt động 2: (1p) Giới thiệu bài mới: Trong các tác phẩm văn chương cũng như cách nói hàng ngày ta thường sử dụng một số biệp pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụở chương trình lớp 6, các em đã được tìm hiểu một số biện pháp như hoán dụ, nhân hoá, ẩn dụLên chương trình NV 7 các em sẽ được tìm hiểu thêm một số biện pháp tu từ khác như điệp ngữ Hoạt động 3: (40p) Tìm hiểu bài mới: Gv treo bảng phụ trích dẫn khổ đầu và khổ cuối bài thơ Tiếng gà trưa và đoạn văn ở bài tập 1 phần luyện tập Gv gọi 1hs đọc ? Tìm từ ngữ lặp lại trong 2 ví dụ? ? Nhận xét về cấu tạo của những từ được lặp lại ở 2 ví dụ trên? ? Trong bài thơ Tiếng gà trưa có câu thơ nào được lặp lại nhiều lần? ? Vậy theo em việc lặp lại các từ ngữ đó có phải do lỗi lặp từ không? Vậy vì lí do gì? Gv: Mục đích của người viết -> dụng ý nghệ thuật. ? Em thử giải thích mục đích của việc lặp lại từ “ nghe” trong ví dụ là gì? ? Nếu ta tách từ nghe ra khỏi những câu thơ trên thì nó có còn thể hiện mục đích như vậy nữa không? Gv: vậy những từ ngữ này được lặp lại là có mục đích cụ thể khi nó được đặt trong một ngữ cảnh nhất định. Từ ngữ nghe, một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được, tiếng gà trưa trong các ví dụ trên được gọi là điệp ngữ. ? Từ đó, em hiểu thế nào là điệp ngữ Gv gọi hs đọc lại ghi nhớ sgk ? Lấy ví dụ? Gv: có khi trong tác phẩm văn chương điệp ngữ không chỉ ở 1 từ, 1 ngữ, 1 câu mà còn cả một đoạn. ? ở chương trình NV 6 có tác phẩm nào điệp lại cả một đoạn? Gv cho hs làm bài tập 3 sgk gọi hs đọc đoạn văn ? Tìm từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn? ?Theo em những từ ngữ được lặp lại ở đoạn văn này có phải là điệp ngữ không? Vì sao? Gv cho hs nhắc lại lí do về lỗi lặp từ? ? Từ bài tập 3 em rút ra được lưu ý gì cho bài học? ? Nhắc lại tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng ở bài tập 1? ? Khi đọc vd 1, điệp ngữ đó còn có tác dụng gì? ? Tác dụng của điệp ngữ trong vd 2? ? Nhận xét về cảm xúc, thái độ của Bác qua đoạn văn trên? ? Cảm xúc đó được thể hiện bằng giọng điệu ntn qua điệp ngữ? ? Từ tác dụng cụ thể của từng điệp ngữ ở 2 vd trên em hãy khái quát những tác dụng của điệp ngữ khi nói và viết?(khi tham gia vào ngữ cảnh) Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm theo bàn. ? Nhận xét về vị trí của các điệp ngữ: vd 1 (mục I ), vd a,b (mục II )? ? Rút ra kết luận về các dạng điệp ngữ? vd: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Gv gọi 2 hs nhắc lại nội dung và đọc ghi nhớ. Bài tập 1: Gv gọi hs đọc bài ca dao. ? xác định yêu cầu bài tập 1? ? Tìm điệp ngữ trong ví dụ sau? Cho biết các điệp ngữ thuộc dạng nào? Nêu tác dụng? Bài tập 2: ? Đọc và tìm điệp ngữ ở bài tập 2 và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì? Bài tập 3: ? Hãy chữa lại đoạn văn trong bài tập 3? Bài tập 4: ? Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các dạng điệp ngữ ? hs thực hiện. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ Thế nào là điệp ngữ. Xét ví dụ: vd 1: - Nghe, vì vd2: - Một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được. Vd1: lặp lại 1 từ Vd2: lặp lại một cụm từ (tổ hợp từ) Vd3: Lặp lại câu “tiếng gà trưa” Không phải do lỗi lặp từ Vì mục đích của tác giả. Nhấn mạnh cảm xúc dâng trào của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. không * Kết luận: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (một từ, một cụm từ, 1 câu) có dụng ý nghệ thuật trong một ngữ cảnh nhất định. vd: Điệp ngữ : - “lồng” – (cảnh khuya) - “mưa” – (bài ca nhà tranh bị gió thu phá) - Tác phẩm Lượm – (Tố Hữu): điệp ngữ lại khổ thơ đầu * Bài tập 3: - Phía sau nhà em, mảnh vườn, em trồng, em hái, em tặng. -> Không phải là điệp ngữ vì không xuất phát từ mục đích cụ thể mà là lỗi lặp từ do nhèo vốn từ, không nắm chắc cú pháp – rườm rà, lủng củng. => Phân biệt điệp ngữ và lỗi lặp từ. 2. Tác dụng của điệp ngữ. - Điệp ngữ: + vd 1: Nghe -> nhấn mạnh cảm xúc dâng trào. Vì: -> nổi bật ý khẳng định mục đích ý chí chiến đấu của người chiến sĩ. + vd1 -> Tạo câu thơ, đoạn thơ giàu âm điệu, nhịp nhàng tha thiết. + vd2 -> Nhấn mạnh ý chí, sự gan dạ, dũng cảm của dân tộc VN – Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc . - Niềm tự hào. -> Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng đanh thép. * Kết luận: - Nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh. - Tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho cách diễn đạt. - Giọng văn tha thiết hoặc hào hùng mạnh mẽ, gợi cảm. 3. Các dạng điệp ngữ: * Xét ví dụ: - ví dụ 1: các điệp ngữ đặt ở đầu mỗi dòng thơ -> điệp cách quãng. - vd a: các từ ngữ điệp nối liền (liên tiếp nhau) -> điệp ngữ nối tiếp. vd b: từ ngữ điệp ở cuối câu trên và đầu câu dưới -> điệp ngữ chuyển tiếp. kết luận: sgk IV: Luyện tập: Bài tập 1: Điệp ngữ : “đi cấy”, “trông” -> ước mơ, niềm mong mỏi của người nông dân. Điệp ngữ: “giữ” -> nhấn mạnh vai trò của tre, tạo nhịp điệu nhịp nhàng cân đối cho câu văn. dạng điệp ngữ cách quãng. Bài tập 2: điệp ngữ: xa nhau -> điệp ngữ cách quãng. điệp ngữ: Một giấc mơ -> điệp ngữ chuyển tiếp. Bài tập 3: Phía sau nhà em có một mảnh vườn, ở đó em trồng rất nhiều hoa. Nào là hoa thược dược, hoa hồng, hoa đồng tiền và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế em hái những bông hoa đó để tặng mẹ và chị gái. Hoạt động 4 (1p) Củng cố và dặn dò: ? Nhắc lại các nội dung cần nắm của bài học. Chuẩn bị bài mới: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Yêu cầu hs thực hiện phần chuẩn bị ở nhà theo gợi ý trong sgk Ngày dạy: 23 tháng 11 năm 2009 Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học A . Điểm cần đạt: Hs củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học. B . Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: (4p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs Hoạt động 2: (10p) : định hướng cách nói và nội dung nói. Cách nói: - Có thưa gửi - Nên dùng câu ngắn, tránh nói lắp - Có thể dùng hình thức tự nêu câu hỏi – tự trả lời. - Dùng hình thức kể chuyện. - Giọng diễn cảm kết hợp với ánh mắt cử chỉ để biểu hiện cảm xúc, tình cảm nhằm lôi cuốn người nghe. Nội dung: Dàn ý: + Mở bài: - giới thiệu tác phẩm Cảnh khuya hoặc Rằm tháng giêng (Vd: hoàn cảnh ra đời tác phẩm) - Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc của mình về tác phẩm đó (Bài thơ Cảnh khuya đã để lại trong em hình ảnh một bức tranh thiên nhiên huyền ảo) + Thân bài: - Cảm nhận về cảnh – cảm nghĩ về từng chi tiết. (tiếng suối, trăng, hoa, cây hoà quyện, đan lồng vào nhau) - cảm nghĩ về tác giả ( tưởng tượng, hồi tưởng về hình ảnh, tâm hồn, phong thái..) + Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ. Hoạt động 3: (25p) Luyện nói: Hoạt động nhóm (8pp) Gv cho hs thảo luận nhóm nhanh Lần lượt từng cá nhân trong nhóm phát biểu. Cả nhóm lắng nghe – góp ý Gv quan sát và điều chỉnh thêm Cá nhân phát biểu(15p) Gv gọi bất kỳ từng hs thực hiện luyện nói Cả lớp lắng nghe – nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, đánh giá Rút kinh nghiệm(2p) Gv yêu cầu hs tự rút kinh nghiệm về cách phát biểu miệng của mình Gv nhận xét về cách phát biểu miệng nói chung và phát biểu miệng cảm nghĩ về tác phẩm văn học nói riêng. Hoạt động 4: (1p) Dặn dò: Về nhà viết lại bài hoàn chỉnh Soạn bài mới: Một thứ quà của lúa non: Cốm Chú ý: để giới thiệu về cốm đoạn văn 1 tác giả đã sử dụng cách nào? Nhận xét các sử dụng từ, ngữ, giọng điệu? Phương thức biểu đạt chính từng đoạn? Nhận xét về nhan đề văn bản?
Tài liệu đính kèm: