Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tuần 15

A . Điểm cần đạt:

 - Hs cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế và nhẹ nhàng, sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.

- Tích hợp với phần Tập làm văn, phần Tiếng Việt: Tính từ, động từ, các biện pháp tu từ.

B . Chuẩn bị:

 - phương tiện dạy học: sgk, giáo án, bảng phụ

 - Phương pháp: vấn đáp, phân tích, bình

C . Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: (2p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs

Hoạt động 2(1p) Giới thiệu bài mới:

 Việt Nam là một đất nước văn hiến, văn hoá truyền thống VN thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc, độc đáo của từng vùng miền: Huế có bún bò giò heo, Nghệ Tĩnh có kẹo cu đơ Nói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không thể quên được món phở bún ốc và đặc biệt thanh nhã là cốm làng vòng. Cốm vòng màu thu càng dậy hương sắc qua những trang tuỳ bút chân thành, tài hoa của những nghệ sĩ như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 1 tháng 12 năm 2009
Tiết: 57
Văn bản:
 một thứ quà của lúa non: cốm
 Thạch Lam
A . Điểm cần đạt:
 - Hs cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
Thấy và chỉ ra được sự tinh tế và nhẹ nhàng, sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.
Tích hợp với phần Tập làm văn, phần Tiếng Việt: Tính từ, động từ, các biện pháp tu từ.
B . Chuẩn bị:
 - phương tiện dạy học: sgk, giáo án, bảng phụ
 - Phương pháp: vấn đáp, phân tích, bình
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (2p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Hoạt động 2(1p) Giới thiệu bài mới:
 Việt Nam là một đất nước văn hiến, văn hoá truyền thống VN thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc, độc đáo của từng vùng miền: Huế có bún bò giò heo, Nghệ Tĩnh có kẹo cu đơNói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không thể quên được món phở bún ốcvà đặc biệt thanh nhã là cốm làng vòng. Cốm vòng màu thu càng dậy hương sắc qua những trang tuỳ bút chân thành, tài hoa của những nghệ sĩ như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng
Hoạt động 3: (40p) Tìm hiểu bài mới:
Gv yêu cầu hs chú ý vào phần chú thúch trong sgk
? Qua chú thích em biết gì về tác giả Thạch Lam?
? Nêu đặc điểm của thể tuỳ bút?
Gv cho hs đọc văn bản
Gv đọc mẫu 1 đoạn
gọi hs đọc tiếp
? Tác phẩm in trong tập tuỳ bút nào?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
? Xác định hướng tìm hiểu văn bản?
Gv gọi hs đọc phần 1
Hs đọc
? Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm được trình bày trong mấy đoạn?
? Cảm hứng của nhà văn được khơi gợi từ hình ảnh nào? ở vào thời điểm nào và thể hiện qua chi tiết nào?
? Tại sao tác giả lại giới thiệu về những hình ảnh này?
? Vì sao Thạch Lam không giới thiệu trực tiếp về Cốm mà lại chọn cách giới thiệu như trên?
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó?
? từ đó tác giả dẫn người đọc đến với hình ảnh, chi tiết nào?
? Những hình ảnh, chi tiết đó gián tiếp nhắc đối tượng nào?
? Để giúp người đọc hình dung và cảm nhận được quá trình hình thành hạt lúa nếp, ông đã huy động những giác quan nào?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn? ptbđ nào được sử dụng?
? Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn văn ntn?
Gv: Bài thơ trữ tình bằng văn xuôi
? Từ những chi tiết và hình ảnh trên tác giả Thạch Lam đã giúp bạn đọc phát hiện ra tiền thân của Cốm đó là gì?
Gv: giúp hs soi lại nhan đề của văn bản.
? Em hiểu được gì về tác giả qua phần mở đầu của văn bản?
Gv: Đọc đoạn văn người đọc cảm nhận được trái tim của tác giả đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng làng quê. Bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách giới thiệu khéo léo, nhẹ nhàng, lời văn đẹp đẽ nhà thơ đã nói được nguồn gốc cao quý của Cốm khi mà hạt cốm chưa được hoài thai.
? Tìm những từ ngữ giới thiệu về cách làm Cốm?
? Vì sao tác giả không đi sâu miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật làm Cốm mà chỉ giới thiệu sơ qua như vậy?
? Cốm gắn với địa danh nào ở Hà Nội? Vì sao?
? Thái độ của tác giả đối với cách làm cốm và đặc sản cốm được bộc lộ ở chi tiết nào?
? Gắn liền với địa danh làng vòng, cốm còn gắn với những hình ảnh nào nữa? Từ ngữ nào gợi tả những hình ảnh đó?
? Thái độ của người Hà Nội đối với họ ntn? ý nghĩa?
Gv: Người Hà Nội ngóng trông cốm hay chính là ngóng trông cô hàng cốm? Hai hình ảnh này gắn kết và cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.
Gv cho hs quan sát bức tranh minh hoạ trong sgk và giới thiệu.
? Cảm nhận của em về bức tranh?
? Vậy từ 2 đ/v trên em hãy cho biết nguồn gốc của cốm?
Gv: Qua đoạn tuỳ bút chúng ta hiểu rằng cốm là báu vật hoà quyện trong hương trời, sữa lúa, tài năng, tâm hồn người nông dân Việt nam.
? Qua cách kể tả trên cho thấy tác giả bộc lộ thái độ của mình ntn?
? Lời văn bình luận, đánh giá nào đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
? Em hiểu được giá trị nào của cốm qua lời nhận xét trên? Cốm mang trong mình vẻ đẹp gì?
Gv: cốm là sự kết tinh mọi thứ quý báu tốt đẹp nhất của quê hương
? Thạch Lam còn giới thiệu về giá trị nào của Cốm ?
? giải thích nghĩa của từ “ sêu tết” ?
? Tác giả nhận xét ntn về giá trị này của Cốm?
? sự hoà hợp, tương xứng của Hồng và cốm được phân tích trên những phương diện nào?
? Nghệ thuật nào được sử dụng để làm rõ sự hoà hợp này? Giá trị nt ?
? Với đoạn thơ bằng văn xuôi Thạch Lam đã nâng giá trị của cốm trở thành biểu tượng gì?
Gv: Cốm là nhân chứng, sứ giả của tình yêu góp phần làm cho tình yêu đôi lứa thêm bền đẹp.
? Vậy phần 2 của văn bản đã khẳng định giá trị của cốm trên những phương diện nào?
? Câu văn trong ngoặc đơn thể hiện quan điểm nào của nhà văn?
? Qua đó, tác giả đã kín đáo truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào đối với thứ quà của dân tộc?
(Tác giả muốn gửi tới người đọc điều gì?)
? Đoạn cuối tác giả bàn về sự thưởng thức cốm ở những phương diện nào?
? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của đánh giá của tác giả về cách ăn cốm?
? Vì sao vậy?
? Nhận xét về sự tinh tế trong cảm nhận hương vị cốm của tác giả?
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của câu văn “ Hỡi các bà mua hàng”
? Tác giả khuyên mọi người cần có thái độ ntn khi mua cốm?
? Tại sao?
? Vậy em hãy cho biết Thạch Lam muốn thức tỉnh, khuyên răn con người nên thưởng thức cốm ntn?
Gv: Thạch Lam nâng niu từng từ ngữ, trau chuốt từng câu văn mà ở đó ta cảm nhận được dường như mỗi từ, mỗi câu còn vương mùi thơm thoang thoảng tinh khôi, thanh đạm của thứ quà đặc sản thủ đô.
? Hãy khái quát laị nt đặc sắc của văn bản?
? Câu văn nào trong vb là câu khái quát nội dung ý nghĩa của tác phẩm?
? Em có cảm nhận gì về nhận xét này?
? Cảm nghĩ của nhà văn đã mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về Cốm?
? Em hiểu được những gì về tác giả Thạch Lam qua những đ/v trên?
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
Gv: Văn Thạch lam cũng là một loại cốm dịu dàng, thanh đạm của tâm hồn người ngheựe sĩ VN, những giọt sữa tinh khiết của tiếng việt chúng ta
(5p)Tìm hiểu chú thích
Vài nét về tác giả
Thạch Lam (Nguyễn Tường Vinh) (1910 – 1942) 
Là cây bút văn xuôi đặc sắc, thành viên của nhóm tự lực văn đoàn trước cách mạng tháng 8
Có sở trường viết truyện ngắn và tuỳ bút
Thường quan tâm đến những người nghèo khổ.
Rất tinh tế và nhảy cảm khi nắm bts và diễn tả những cảm xúc, cảm giác của con người trước thiên nhiên, cuộc sống.
Lối văn nhẹ nhàng, trong sáng và sâu lắng.
Tuỳ bút:
Miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến.
Chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
II (5p) Đọc – Tìm hiểu khái quát
Đọc văn bản
Tác phẩm: Một thứ quà của lúa non: Cốm trích trong tập “ Hà Nội 36 phố phường” 1943
Bố cục: 3 phần
- phần 1: từ đầu đến “ như chiếc thuyền rồng”
-> nguồn gốc hình thành cốm
Phần 2: tiếp ”kín đáo và nhũn nhặn”
giá trị của Cốm
Phần 3: còn lại
Cách thưởng thức cốm
III.(25p)Đọc – tìm hiểu chi tiết
Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm.
Đ1: Nguyên liệu của Cốm
Đ2: Cách thức làm Cốm và nơi Cốm nổi tiếng.
hình ảnh vừng sen trên hồ vào cuối hạ đầu thu, chi tiết: “hương thơm của lá như báo trước một thức quà thanh nhã và tinh khiết”
Gợi liên tưởng đến Cốm
Hấp dẫn, gợi được trí tò mò của người nghe, người đọc.
Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo và gợi cảm.
Hình ảnh: những cánh đồng xanh hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, mùi thơm mát của bông lúa non, vỏ xanh, một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, giọt sữa dần dần đọng lại
lúa non.
Khứu giác, thị giác, cảm giác.
Sử dụng nhiều động từ, tính từ gợi hình, gợi cảm.( chỉ màu sắc, hương vị tình cảm)
Ptbđ: miêu tả + biểu cảm + Bình luận
Giọng văn nhẹ nhàng, ấm áp mang đậm chất thơ.
Hạt lúa nếp.
Tác giả có tâm hồn nhạy cảm, khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế, trân trọng đối với cái tinh tuý của thiên nhiên, đất trời.
Đến lúc vừa nhất (thời điểm gặt nếp)
Một loạt cách chế biến truyền lại 1 cách bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn.
Vì tác giả không phải là nhà chuyên môn trong lĩnh vực này và đặc biệt cách giới thiệu đó cho thấy sự bí mật, trân trọng trong việc truyền nghề một cách khắt khe.
Làng vòng là nơi nổi tiếng về nghề làm cốm, cốm dẻo,thơm, ngon nhất.
“ chỉ riêng những người chuyên môn mới định được.nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm..”
Cô hàng cốm duyên dáng với đôi gánh cong vút 2 đầu, như chiếc thuyền rồng.
“ngóng trông”
Cốm trở thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội, một thứ quà quê đã gia nhập vào văn hoá ẩm thực của thủ đô.
Cốm = lúa nếp + cách chế biến khéo léo, cẩn thận của con người + hình ảnh người bán duyên dáng, xinh xinh.
Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của Cốm.
Cảm nghĩ về giá trị của Cốm.
“ Cốm là thức quà riêng của đất nướcmộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An nam”
Cốm là quà tặng của đồng quê, của đất nước dâng cho con người, là đặc sản của dân tộc.
Cốm là thứ quà quê thiêng liêng (giá trị tinh thần)
Dùng cốm để sêu tết.
hoà hợp, tương xứng, trung thành
hồng cốm tốt đôi
- Màu sắc-> vẻ đẹp cao quý
- hương vị : thanh đạm ngọt sắc
- nt so sánh sắc sảo
=> Biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi
- Giá trị văn hoá, giá trị tinh thần
-> Ngợi ca và trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền, phê phán thói chuộng ngoại của những kẻ mới giàu có, vô học.
=> Hãy trân trọng và giữ gìn cốm như vẻ đẹp văn hoá dân tộc.
3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm.
- Ăn và mua.
- ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ.
-> mới cảm nhận hết hương vị, màu sắc sự kết tinh nhiều giá trị trong cốm-> thể hiện cái nhìn văn hoá trong ẩm thực.
- Cảm nhận = khứu giác, thị giác, vị giác, suy tưởng.
- Lời kêu gọi, lời khuyên răn của tác giả.
- Chớ thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy -> hãy nhẹ nhàng mà nâng niu đỡ chút chiu mà vuốt ve.
-> Cái lộc của trời + cái khéo léo của con người + sự cố sức tiềm tàng nhẫn nại của lúa
=> Kính trọng.
-> Thưởng thức cốm là thưởng thức giá trị, vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của Cốm.
-> Thưởng thức cốm là thể hiện tầm nhìn văn hoá ẩm thực, là thể hiện phong cách trang nhã và lịch sử của con người.
IV. (5p) Tổng kết:
Nghệ thuật:
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc mang đậm chất trữ tình.
Kết hợp nhiều ptbđ trên nền biểu cảm.
Giọng văn nhẹ nhàng, êm ái.
Nội dung:
Cốm là thức quà riêng biệt.đồng quê nội cỏ An nam
Nhận xét độc đáo, sắc sảo, sâu và rộng.
Cốm là thứ quà đặc sắc, thiêng liêng vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp.
Là thứ sản vật quý của đan tộc cần được nâng niu và gìn gìn giữ.
Hoạt động 4: (2p) Dặn dò:
 ề nhà xem lại nội dung tiết học.
Chọn và đọc thuộc 1 đoạn văn
Soạn bài: chơi chữ
Đọc trả lời các câu hỏi theo phần gợi ý trong sgk
Xem lại bài viết số 3
Ngày dạy: 1 tháng 12 năm 2009
Tiết: 58
 Trả bài viết số 3 
 Văn biểu cảm
A . Mục tiêu cần đạt:
 Hs biết nhận ra ưu, nhược của mình qua bài viết, tự khắc phục ở những bài viết sau.
 Gv có cơ sở để đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của hs ở lớp và rèn luyện ở nhà.
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (1p) ổn định lớp
Hoạt động 2 (2p) Gv ghi đề lên bảng:
 Đề ra: Cảm nghĩ về người thân
Hoạt động 3 (5p) Xây dựng đáp án
 Gv và hs cùng xây dựng đáp án (dựa vào phần gợi ý đáp án ở tiết 51-52)
Hoạt động 4(15) Nhận xét chung:
ưu điểm: 
Đa số học sinh xác định được yêu cầu của đề, định hướng đúng bài làm
Một số bài viết có cảm xúc, tình cảm chân thành.
Bài viết có bố cục 3 phần
Nhiều bài viết trình bày mạch lạc, rõ ràng, chũ viết đẹp
 Những bài viết khá : 7B: Giang, xuân, Thảo; 7D: Lý, Thao, Tới
Tồn tại:
Một số bài viết còn định hướng chưa đúng yêu cầu của đề
Bài viết còn sa vào kể nhiều, chưa có cảm xúc 
Lỗi chính tả còn nhiều, trình bày rời rạc
 Những bài viết yếu: 7B : Tú, Thắng, Hồng; 7D : Cao Hùng, Quang, Nghĩa
Hoạt động 4 (5p) Gv trả bài và lấy điểm:
 Hs xem lại bài làm của mình và tự sửa chữa các lỗi
Hoạt động 5: (15p) Kiểm tra 15p
Đề ra:
Câu 1: (3đ)Sắp xếp các từ sau đây thành 2 cột từ láy và từ ghép: xôn xao, đủng đỉnh, rừng rú, lí nhí, li ti, viết lách, mực thước, sắt son, tốt tươi, bút mực, tốt đẹp, quạt giấy, ầm ầm, ầm ĩ, chùa chiền
Câu 2: (3,5đ)Tìm các từ ghép Hán Việt có các yếu tố sau:
 a, Tận (hết) ; b, Bạch (trắng) ; c, Bán (nửa) ; d, phi (bay)
Câu 3: (3,5đ)Tìm từ trái nghĩa với những nét nghĩa sau trong từ nhiều nghĩa:
a, Già ; b, Tươi ; c, Chạy
Đáp án và biểu điểm: Yêu cầu hs làm được
Câu 1: 
Từ láy
Từ ghép
xôn xao, đủng đỉnh, , lí nhí, li ti, ầm ầm, ầm ĩ
Rừng rú, viết lách, mực thước, , sắt son, tốt tươi, bút mực, tốt đẹp, quạt giấy, chùa chiền
Câu 2: 
a, Tận (hết): Tận lực, tận cùng, tận tuỵ
b, Bạch (trắng) : Bạch mã, bạch tuyết, bạch kim
c, Bán (nửa) : Bán nguyệt, Bán tín bán nghi, Bán kính
d, Phi (bay) : Phi trường, Phi mã, phi công
Câu 3: 
a, Già : + Cau già >< cau non
 + Người già >< Người trẻ
 + Gà già >< gà tơ
b, Tươi : + cau tươi >< Cau non
 + hoa tươi >< hoa héo
 + Cá tươi >< ca ươn
 + Mặt tươi >< mặt buồn
 + Màu tươi >< màu chết
c, chạy: + đồng hồ chạy >< đồng hồ chết
 + Người chạy >< đứng lại (đi)
 + Hàng bán chạy >< Hàng bán ế
 + xe chạy >< xe dừng
Hoạt động 6 (2p) Dặn dò:
Về nhà xem lại bài
Soạn bài : Chơi chữ
Đọc – trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong sgk
Làm phần bài tập
Tìm thêm các tác phẩm có sử dụng biện pháp chơi chữ
Ngày dạy: 5 tháng 12 năm 2009
Tiết: 59
 	Chơi chữ
A . Điểm cần đạt:
- Hs hiểu được thế nào là chơi chữ và một số lối chơi chữ thường dùng.
- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ
- Tích hợp với một số bài ca dao, câu thơ đã học
B . Chuẩn bị:
 Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ
 Phương pháp: thảo luận, hỏi đáp
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1(3p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuân bị của hs
Hoạt động 2: (40p) Tìm hiểu bài mới:
Gv cho hs đọc ví dụ trong sgk
? Em có nhận xét gì về từ “lợi” trong ví dụ trên?
? Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
? Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng gì?
Gv: việc dựa vào đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ tạo sắc thái hài hước, dí dỏm nhằm làm cho lời ăn tiếng nói, câu văn câu thơ trở nên bất ngờ thú vị như vậy gọi là biện pháp chơi chữ.
? Theo em thế nào là chơi chữ?
Gv cho hs ;àm bài tập nhanh:
? Tìm từ ngữ sử dụng biện pháp chơi chữ trong các ví dụ sau:
a, Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
 (ca dao)
b, Tiếng già nhưng núi vẫn non
 (nguyễn khuyến)
c, Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
 (ca dao)
d, Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không
? Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ trong sgk?
VD: cô Cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chù chết cứng..
đầu tiên – tiền đâu
bí mật – bật mí
bò lang – bàng lo
? lấy một số ví dụ có sử dụng chơi chữ?
VD:
- Da trắng vỗ bì bạch
- Cụ giáo làm giáo cụ
Thầy giáo tháo giầy đi chân đất
Xôi ăn chả ngon
Nem ăn chả ngon
Chuột chù chê khỉ ràng hôi
Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm
Gv cho hs thảo luận nhóm theo bàn
?Đọc bài thơ và cho biết tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để chơi chữ?
? Mỗi câu sau có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói đó có phải là chơi chữ không?
(15p) Thế nào là chơi chữ
xét ví dụ:
lợi1: thuận lợi, lợi lộc
lợi2: cái nướu răng
Hiện tượng đồng âm khác nghĩa
Gây cảm giác bất ngờ thú vị khi nghe đáp án. Biến câu trả lời của thầy bói là một câu trả lời gián tiếp đượm chút hài hước mà không cay độc.
Ghi nhớ:
Chơi chữ là 1 biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
a, Từ non là từ nhiều nghĩa 
- Với nghĩa sự vật : đồng nghĩa với núi
- Với nghĩa tính chất: trái nghĩa với già
-> Hiện tượng từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa.
b, tương tự: Non – già - núi
c, từ say sưa là từ nhiều nghĩa 
- say sưa: yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp thiên nhiên
- Say sưa: say mê sắc đẹp, vẻ đẹp duyên dáng, nhanh nhẹn của cô hàng rượu
-> dùng hiện tượng từ nhiều nghĩa và lối nói nước đôi, lấp lửng.
II.(15p) Các lối chơi chữ:
1, Từ ranh tướng với danh tướng: đồng âm lời nói, có ý giễu cợt Nava
+ Từ nồng nặc đi với từ tiếng tăm tạo ra sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm, đả kích Nava
2, Điệp phụ âm M
3, Cách nói lái: Cá đối -> cối đá
 mèo cái -> mái kèo
4, Sầu riêng 1: chỉ một trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân (tính từ)
Sầu riêng 2: Chỉ một loại quả ở Nam bộ (danh từ chung)
Vui chung: chỉ mọt trạng thái tâm lí tích cực tập thể (tính từ)
Sầu riêng 1 trái vui chung -> chơi chữ bằng nhiều nghĩa và trái nghĩa.
Các loại chơi chữ thường gặp:
Dùng từ đồng âm
Dùng lối nói trại âm (gần âm)
Dùng cách điệp âm
Dùng lối nói lái
Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
Chơi chữ được dùng trong lời nói hàng ngày, trong văn thơ đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố.
(10p)Luyện tập:
Bài tập 1: Tác giả vừa chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau: các từ chỉ các loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bài tập 2:
Dùng hiện tượng từ đồng nghĩa: Thịt – nem, chả; Nứa – tre, trúc, hóp
Bài tập 4: Hiện tượng đồng âm: Khổ (đắng), Tận (hết), cam (ngọt ), Lai (đến)
Hoạt động 3: (2p) Củng cố và dặn dò:
Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk
Về nhà tìm thêm các ví dụ về chơi chữ và phân tích tác dụng
Soạn bài: Tập làm thơ lục bát: - Tìm hiểu đặc điểm thể thơ lục bát
Tự làm một đoạn, một bài với chủ đề tự chọn
Ngày dạy: 7 tháng 12 năm 2009
Tiết 60
 Tập làm thơ lục bát
A . Điểm cần đạt:
 - Hs phân biệt được thơ lục bát với văn vần
 - Nắm được đặc điểm của thơ lục bát
 - Biết được vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ đó hứng thú tập làm thơ lục bát.
 - Tích hợp với phần văn qua các bài ca dao
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Hoạt động 2: (40p) Tìm hiểu bài mới:
 Gv cho hs đọc ví dụ trong sgk
? Cập câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?
? Kẻ lại sơ đồ vào vở ghi và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô?
? Nhận xét tương quan về thanh điệu giữa các tiếng?
? Nhận xét về vần, vị trí của vần trong cặp câu lục bát?
? Cách ngắt nhịp ntn?
? Từ ví dụ trên em rút ra được đặc điểm của thể thơ lục bát ntn?
( Số câu, số tiếng, vần, luật, nhịp?)
Bài tập bổ trợ:
? Những câu thơ lục bát sau có sai luật không? Hãy giải thích?
a, Tò vò mà nuôi con nhện,
 Về sau nó lớn, nó quện nhau đi
 Tò vò ngồi khóc li ti
 Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
 (ca dao)
b , Mồ hôi mà đổ xuống đồng
 Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
 (ca dao)
c, Mai cốt cách / tuyết tinh thần
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
 (truyện Kiều)
Bài tập 1:
? Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Giải thích?
Bài tập 2:
? Cho biết các câu lục bát sai ở đâu và sửa lại cho đúng?
Bài tập 3:
gv tổ chức cho hs thảo luận chơi trò chơi tập làm thơ lục bát: Mỗi tổ làm một câu nối tiếp nhau, đọc to, trong khoảng 1p.
I . Luật thơ lục bát:
1. xét ví dụ:
Anh đi / anh nhớ / quê nhà 2/2/2
 B B B T B BV
Nhớ canh rau muống / nhớ cà dầm tương
 T B B T T BV B BV 4/4
Nhớ ai / dãi nắng / dầm sương
 T B T T B BV 2/2/2
Nhớ ai / tát nước / bên đường / hôm nao
 T B T T B BV B B 
 2/2/2/2
2. Kết luận:
+ Số câu: Số câu không hạn định, nhưng trong thực tế là có giới hạn. Bài thơ lục bát ngắn nhất cũng phải gồm 1 cặp lục bát.
+ số tiếng:- câu 1: 6 tiếng
 - câu 2: 8 tiếng
-> hai dòng 6 – 8 (lục bát) làm nên 1 cặp lục bát.
+ Vần: chủ yếu vần bằng, vần lưng và vần chân: tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát và tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục dưới
+ Luật : các tiếng lẻ tự do
các tiếng 2, 4, 6 phải tuân theo luật ( chữ thứ 2 và thứ 6 phải ngược thanh với chữ thứ 4)
Lưu ý: Tiếng thứ 6 và thứ 8 phải thanh bằng nhưng không được trùng dấu: có thể là huyền – không hoặc là không – huyền
+ Nhịp:có các nhịp sau:
 - câu 6: 2/2/2; 3/3; 1/5; 2/4
 - câu 8: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2; 3/1/2/2..
Bài tập bổ trợ:
a, Không sai luật mà theo luật thơ lục bát biến thể (vần trắc: ện)
b, Không sai luật mà theo luật thơ lục bát biến thể ( đổi vị trí vần lưng)
- Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 4 của câu 8 : đồng – trùng. Theo đó luật bằng trắc của câu 8 cũng thay đổi: 
mọc trùng cả nương
 2 T 4 B 6 T 8 B
c, Nhịp thơ ở câu 6 : 3/3
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Các từ phải điền vào chỗ là:
a, kẻo mà: mà vần với xa
b, mới nên con người: nên vần với bền
c, thêm cả câu bát
Bài tập 2:
sửa lại các câu lục bát cho đúng luật:
+ tiếng thứ 6 của câu 8 lạc vần với tiếng thứ 6 câu 6 ( loài - na)
Sửa lại: thay bằng tiếng có vần oai hoặc ai. Chẳng hạn: đào, khoai
+ Lỗi tương tự:
sửa: thay cụm tiến lên hàng đầu = trở thành trò ngoan ( trở thành đội viên)
Bài tập 3:
Gv tổ chức trò chơi tập làm thơ lục bát
Hs thảo luận trình bày kết quả
Hoạt động 3: (2p) Củng cố và dặn dò:
Gv cho hs đọc lại ghi nhớ trong sgk
Về nhà tự làm một bài lục bát với chủ đề về mái trường, thầy cô giáo
Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ
Đọc trả lời theo gợi ý trong sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docga NV 7.15.doc