Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tuần 7

A . Mục tiêu cần đạt:

 Hs cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ và lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả - bộc lộ cảm xúc ( ẩn dụ tượng trưng)

B . Chuẩn bị :

 1. Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ

 2. Phương pháp: Đàm thoại, bình, phân tích

C . Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1:(3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc bài thơ Côn Sơn ca? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

Hoạt động 2: (1p) Giới thiệu bài:

Trong nền thơ ca trung đại VN, HXH được đánh giá là nhà thơ nữ tài hoa và độc đáo nhất. Đặc biệt là những bài thơ viết về thân phận cuộc đời và bản lĩnh người phụ nữ - Gv giới thiệu bài Bánh trôi nước.

Hoạt động 3:(40p) Tìm hiểu bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày dạy: 5 tháng 10 năm 2009
Tiết 25: Văn bản:
	Bánh trôi nước
	(Hồ Xuân Hương)
A . Mục tiêu cần đạt:
	Hs cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ và lòng 	tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình.
	- Nắm được nghệ thuật miêu tả - bộc lộ cảm xúc ( ẩn dụ tượng trưng)
B . Chuẩn bị :
	1. Phương tiện: sgk, giáo án, bảng phụ
	2. Phương pháp: Đàm thoại, bình, phân tích
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1:(3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc bài thơ Côn Sơn ca? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 2: (1p) Giới thiệu bài:
Trong nền thơ ca trung đại VN, HXH được đánh giá là nhà thơ nữ tài hoa và độc đáo nhất. Đặc biệt là những bài thơ viết về thân phận cuộc đời và bản lĩnh người phụ nữ - Gv giới thiệu bài Bánh trôi nước.
Hoạt động 3:(40p) Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv gọi hs đọc chú thích * sgk
? Nêu vài nét cần nắm về tác giả Hồ Xuân Hương?
Gv giới thiệu thêm: - HXH có mối qh với nhiều nho sĩ (Nguyễn Du, Phạm Hổ..)
- Cuộc đời của bà là một bi kịch: 2 lần làm vợ lẽ -> Thơ bà là tiếng nói của lòng mình -> bênh vực quyền sống của người phụ nữ -> tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
- Sự nghiệp vh còn lại 50 tp thơ chữ Nôm và tập thơ Lưu Hương Ký viết bằng chữ Hán.
Gv gọi hs đọc vb: Giọng nhẹ ở hai câu đầu, nhấn mạnh ở hai câu sau
Hs đọc vb- cả lớp nghe và nhận xét
? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ?
? Các ptbđ nào được sử dụng trong vb? Ptbđ chính?
? Bài thơ chứa đựng mấy lớp nghĩa?
? Những từ ngữ nào trong bài thơ miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi?
? Thông qua các từ ngữ trên, em hãy dùng lời của mình để miêu tả lại chiếc bánh?
Hs trình bày (kể + tả)
? Kết hợp với phàn chú thích * em có nx gì về cách tả và kể về loại bánh trôi nước trong bài thơ?
Gv chuyển ý 2:
? Dựa vào cụm từ nào trong bài thơ để biết bài thơ còn ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ?
? Em đã từng học, từng biết bài thơ, bài ca dao nào cũng sử dụng cụm từ trên để nói về thân phận người phụ nữ?
Vd: Thân em như trái bần trôi...
- Thân em như hạt mưa sa..
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
- Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Gv; Nhận vật trữ tình dùng đại từ " em" để xưng hô: " Thân em" gần giũ với cách nói của biết bao bài dân ca quen thuộc, nghe vừa dịu dàng khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương.
? Người phụ nữ tự giới thiệu về mình ntn?
? Em cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ ntn qua cụm từ trên?
? Với vẻ đẹp ấy người phụ nữ có quyền được sống ntn trong một xh công bằng?
? Nhưng thi sĩ HXH lại ví thân phận người phụ nữ như thân phận chiếc bánh trôi. Họ có được trân trọng, được hp không? Lời thơ nào chứng tỏ điều đó?
? Thành ngữ " bảy nổi ba chìm" gợi tả cuộc đời của người phụ nữ ntn?
? Vì sao trong xh xưa người phụ nữ phải chịu số phận như vậy? ý thơ nào nói rõ điều đó?
Gv y/c hs liên hệ với nội dung tư tưởng của một số bài ca dao: 
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
- Gv mở rộng với thơ của chính tác giả đã bộc lộ thái độ của mình đv xh bất công:
" Chém cha cái số lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng"
- Gv: " Rắn nát" đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất -> Cảm xúc bi thương về thân phận hẩm hiu của mình.
? Trước sóng gió của cuộc đời, thận phận chìm nổi bấp bênh đó có làm mờ đi vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ không? Hãy tìm chi tiết để làm sáng tỏ điều đó?
? Từ ghép " mặc dầu- mà" tạo nên nghĩa đối lập có tác dụng gì?
? Em hiểu nghĩa của cụm từ " tấm lòng son" là gì?
? Nghệ thuật nào được sử dụng?
Gv: Người phụ nữ đã vượt lên trên mọi hoàn cảnh để giữ vững phẩm chất, đạo đức của mình. Bài thơ ánh lên vẻ đẹp của bản lĩnh làm người.
? Trong 2 nội dung của bài thơ nội dung nào là chính? vì sao?
? Qua bài thơ em hiểu gì về nữ thi sĩ HXH?
? Chốt lại vài nét nghệ thuật chính của bài thơ?
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: HXH con của Hồ Phi Diễn, quê Quỳnh Lưu, Quỳnh Đôi Nghệ An.
- Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt: 7 chữ- 4 câu.
+ Gieo vần: on- tròn- non- son
+ Đối cặp câu 2,3 (đối thanh, trùng thanh)
3. Phương thức biểu đạt:
- Biểu cảm, miêu tả, tự sự
PTBĐ chính: biểu cảm
* Hai lớp nghĩa:
- Nghĩa tả thực ( nghĩa nổi): hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh trôi.
+ Nghĩa tượng trưng (nghĩa chìm): nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xhpk
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước:
- Trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, lòng son.
-> Kể, tả ngắn gọn nhưng rất thực, rất chính xác.
2. Vẻ đẹp, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ:
- " Thân em" -> người phụ nữ.
- " Vừa trắng lại vừa tròn"
-> Xinh đẹp, phúc hậu.
=> Phải được trân trọng, được hưởng hp.
- " Bảy nổi ba chìm với nước non"
-> Số phận long đong, trôi, chìm nổi bấp bênh.
-> Vì họ không được làm chủ, bị lệ thuộc vào xh: " Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
=> Người phụ nữ luôn tin vào phẩm giá của mình, luôn khẳng định phẩm chất của cao quý của mình.
+ Quan hệ từ: " mặc dầu- mà" -> khẳng định cao.
+ " giữ tấm lòng son" -> ẩn dụ sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Phản ánh thân phận, vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của người phụ nữ.
- > Giá trị của bài thơ.
2. Nghệ thuật:
- ẩn dụ tượng trưng.
- ít lời nhiều nghĩa (đa nghĩa)
- Kết hợp hài hoà giữa tả, biểu cảm
- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu.
Hoạt động 4:(1p) Củng cố và dặn dò:
	Gv cho hs đọpc ghi nhớ sgk
	Về nhà học thuộc bài thơ
	Soạn bài: Sau phút chia ly
	+ Đọc kĩ chú thích
	+ Trả lời các câu hỏi trong sgk.
Ngày dạy: 6 tháng 10 năm 2009
Tiết : 26
	Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: sau phút chia ly
	(Trích: Chinh phụ ngâm khúc)
A . Mục tiêu cần đạt:
	Hs cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi.
	- Bước đầu hiểu được thể thơ song thất lục bát và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
B . Chuẩn bị:
	1. Phương tiện : sgk, giáo án
	2. Phương pháp: thảo luận
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p): ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
	? Đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nước? Nêu cảm nhận của em về bài thơ này?
Hoạt động 2:(40p) Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv gọi hs đọc to phần chú thích * sgk
? Nêu một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
? Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
Giọng điệu: trầm buồn, xót xa, giọng uất ( 2 câu 7).
Gv yêu cầu hs nhận diện thể thơ song thất lục bát ở đoạn trích?
? Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Nỗi sầu ấy được biểu hiện qua mấy khúc ngâm?
Gv tổ chức hs thảo luận với hệ thống câu hỏi:
1. Nỗi sầu chia ly của người vợ được gợi tả qua những lời thơ nào?
2. Sự chia ly được diễn tả bằng nt nào? chỉ rõ?
3. Thực trạng chia ly diễn ra ntn qua nghệ thuật trên?
4. Hình ảnh nào gợi nỗi sầu chia ly đó? Tác dụng của hình ảnh này?
? Nỗi sầu chia ly được gợi tả thêm ntn?
? Những nt nào được sử dụng để gợi tả trong khúc ngâm thứ hai?
? ý nghĩa của nt trên trong việc gợi tả tình cảm của người vợ?
? Hiện thực nào được phản ánh?
? Khổ cuối, nỗi sầu còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên ntn? Thông qua nt gì? Tác dụng của nt đó?
Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời câu hỏi trên.
Gv: Choán cả không gian vũ trụ là một màu xanh rợn ngợp, não nề, nhói buốt. Một chút khát khao, hy vọng đều biến thành vô vọng giữa sắc xanh ngút ngàn.
? Em cảm nhận được tâm trạng thái độ của nhân vật trữ tình ntn qua văn bản?
? Tự tổng kết nt của văn bản?
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
- Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của tg Đặng Trần Côn.
- Bản dịch của Đoàn thị Điểm
+ Nội dung: khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận.
+ Đoạn trích: Tâm trạng của người vợ sau phút chia ly.
- Thể thơ song thất lục bát: 2 câu 7 chữ - 1 câu 6 chữ - 1 câu 8 chữ( 4 câu 1 khổ)
+Chữ thứ 7 câu 7 thứ nhất vần trắc với chữ thứ 5 câu 7 thứ 2. Chữ thứ 7 câu thứ 2 vần bằng với chữ 6 của câu 6. Chữ 6 của câu 6 gieo vần với chữ 6 câu 8. chữ 8 câu 8 vần với chữ 5 câu 7 khổ sau.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản:
- Phương thức biểu cảm: Nỗi sầu cô đơn của người vợ có chồng ra trận.
- 3 khúc ngâm
a. Khúc ngâm thứ nhất:
1, Chàng thì đi... mưa gió.
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
2, NT đối:
 Chàng thì đi >< thiếp thì về
 cõi xa >< buồng cũ
 mưa gió >< chiếu chăn
3, Hiện thực chia ly khắc nghiệt phũ phàng, xót xa: chàng đi vào cõi xa vất vả, thiếp về với cảnh vò võ cô đơn.
4, " Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh: -> Mênh mông bao la vô tận của không gian vũ trụ -> Nỗi nhớ thương, nỗi sầu cô đơn của người chinh phụ.
b. Khúc ngâm thứ hai:
- Sự ngăn cách máy trùng
- NT đối: ngoảnh lại >< trông sang
- Điệp ngữ, đảo vị trí 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương.
-> Tình cảm vợ chồng gắn bó thắm thiết không muốn rời xa. Nỗi nhớ chất chứa kéo dài cùng không gian.
- > Hiện thực khắc nghiệt, oái ăm của chia ly. Nỗi xót xa ngậm ngùi của tình vợ chồng trong xa xôi cách trở - > gắn bó mà không được gắn bó, phải chia ly.
c. Khúc ngâm thứ ba:
- Phép đối, điệp ngữ, điệp ý ( cùng, thấy, ngàn dâu, xanh xanh, xanh ngắt..)
- Điệp vòng.
=> Không gian tràn ngập sắc xanh, một săc xanh trải dài vô tận, đơn điệu.
=>Gợi cảm giác buồn, tuyệt vọng, bất hạnh: một khối sầu triền miên.
III. Tổng kết:
1. Nôị dung:
- Nỗi sầu, cô đơn trong cảnh ngộ chia ly.
- Oán hận chiến tranh phi nghĩa.
- Khát khao, mong mỏi hạnh phúc lứa đôi.
2. Nghệ thuật:
Hoạt động 3:(2p) Củng cố và dặn dò:
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
Làm bài tập sgk
Soạn bài mới: Quan hệ từ
- Đọc trả lời các câu hỏi trong sgk
Ngày dạy: 7 tháng 10 năm 2009
Tiết 27:
	Quan hệ từ
A . Mục tiêu cần đạt:
	Hs nắm được thế nào là quan hệ từ.
	- Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu, tạo lập văn bản.
B . Chuẩn bị :
	1. Phương tiện dạy học: sgk. giáo án, bảng phụ.
	2. Phương pháp: phân tích mẫu, thảo luận
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
	? Từ ghép Hán Việt có mấy loại? ví dụ? khả năng biểu thị sắc thái của từ ghép HV? khi sử dụng từ ghép HV phải lưu ý điều gì?
Hoạt động 2:(1p) Giới thiệu bài mới:
	Gv cho hs nhắc lại kiến thức về qht đã được học ở bậc tiểu học. Nâng cao kiến thức về vận dụng ở lớp 7.
Hoạt động 3: (40p) Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv treo bảng phụ trích dẫn ví dụ sgk và gọi hs đọc.
? Xác định các qht có trong câu? Dùng liên kết những từ ngữ hay những câu với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi qht?
Gv nêu thêm vd d,e:
d: Tôi và bạn ấy đều là học sinh giỏi
 e: Mẹ đi chợ còn tôi học bài.
Gv: các từ của, như, và, còn, bởi, nên là qht.
? Từ ví dụ em hiểu thế nào là quan hệ từ?
Gv yêu cầu hs nhắc lại.
Gv yêu cầu hs làm bài tập 1:
Gv yêu cầu hs đọc.
? Xác định yêu cầu của ví dụ 1?
? xác định trường hợp nào phải có qht, trường hợp nào không phải có.
? Vì sao?
? Từ ví dụ hãy nêu cách sử dụng qht?
? Tìm qht có thể dùng thành cặp với các qht trong sgk?
? Mỗi hs tự đặt câu với các cặp qht vừa tìm được?
Gv yêu cầu hs chốt lại kiến thức cần nắm ở mục 2.
Gv treo bảng phụ trích BT2.
? Điền các qht voà chỗ trống?
Gv yêu cầu hs khác nhận xét, gv đánh giá.
Gv tổ chức hs thảo luận nhóm theo từng bàn.
Hs thực hiện bài tập 3 vào giấy kiểm tra 15p -> nạp chấm lấy điểm.
I. Thế nào là quan hệ từ?
a. của -> liên kết từ đồ chơi với chúng tôi -> ý nghĩa quan hệ sở hữu.
b. như -> nối từ đẹp với hoa -> so sánh hai đối tượng người , hoa.
c. bởi...nên -> nối hai vế của của câu ghép -> quan hệ nhân quả.
d. và -> nối hai chủ ngữ tôi và bạn ấy.
e. còn: liên kết hai vế câu ghép -> song song.
=> Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
* Bài tập 1:
Qht: của, còn, như, và, nhưng.
II. Sử dụng quan hệ từ:
* xét ví dụ:
- không bắt buộc phải có qht: a, c, e, h -> bỏ qht nội dung của câu vẫn đảm bảo.
- Trường hợp bắt buộc phải có qht: b, d, g, i -> bỏ qht ý nghĩa của câu không rõ, thay đổi.
=> Khi nói, viết có một số trường hợp bắt buộc phải dùng qht nếu không câu văn sẽ thay đổi ý nghĩa hoạc không rõ nghĩa. có trường hợp không bắt buộc.
* xét ví dụ 2:
Cặp qht: 
Nếu...thì ; Hễ ... thì ; Vì ... nên ; 
Sở dĩ... cho nên ; Tuy... nhưng (là vì )
Mặc dù... mà
* Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
Bài tập 2:
- Thứ tự: với, và, với, bằng, khi (nếu) thì, và...
Bài tập 3:
- Câu đúng: b, d, g, i, k, l.
- Câu sai: a, c, e, h.
Bài tập 4: Gv cho hs làm kiểm tra 10p
Hoạt động4: (1p) Củng cố và dặn dò:
	- Gv gọi hs đọc lại ghi nhớ sgk.
	-Về nhà làm bài tập 5 sgk
	-Soạn bài: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
	+ Đọc và thực hiện chu đáo phần I- chuẩn bị ở nhà.
Ngày dạy: 8 tháng 10 năm 2009
Tiết: 28.
Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
A . Mục tiêu cần đạt:
Hs luyện các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
Có ý thức tự suy nghĩ, tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trước một vấn đề biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
Hs soạn bài chu đáo
Giáo viên định hướng cách làm bài
C . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (2p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
Hoạt động 2: (40p). Luyện tập:
Gv ghi đề lên bảng: Loài cây em yêu.
Tìm hiểu đề và tìm ý:
? Đối tượng cần biểu cảm?	- Đối tượng: Loài cây em yêu
? Em yêu cây gì? 	- Hs trả lời
(gv cho nhiều hs trả lời – lấy số đông: cây tre) - Vd cây tre, cây bưởi, mít
? Tình cảm cần biểu hiện? 	- Tình cảm: Tình yêu
(Gv gợi: vì sao em yêu loài cây đó?)
y/ c hs xác định cụ thể từng đặc điểm và biểu 	+ Đặc điểm của cây- đẹp, gợi cảm
hiện cụ thể ở phần tìm ý.	+ Gần gũi thân thuộc với mọi người
+ Để lại trong em nhiều kỉ niệm, ấn tượng đẹp sâư sắc
Lập dàn ý:
? Dựa vào tìm hiểu đề, tìm ý và cách lập dàn bài đã học ở tiết trước hãy lập dàn bài cho đề trên?
Hs thực hiện, trả lời theo các phần với các ý cơ bản được diễn đạt cụ thể hơn so với phần tìm ý.
Mb : Giới thiệu về cây tre và nêu cảm xúc ban đầu của em về cây tre.
ở quê tôi thường gọi xóm tôi là xóm tre bởi nó nằm ngay giữa luỹ tre xanh cao vút. Từ thủa ấu thơ, tre đã là người bạn thân thiết, gần gũi nhất của tôi. Vì thế mà đi đâu, lúc nào nhớ về làng quê thì hình ảnh mà tôi hình dung rõ nhất vẫn là cây tre.
Tb : - Đặc điểm, phẩm chất của tre:
+ Sức sống bền bỉ, dẻo dai của tre: sống ở bất cứ nơi nào – dễ thích nghi, vượt qua mọi gió mưa, bão lụt, hạn hán..
+ Đoàn kết, đùm bọc, yêu thương nhau của loài tre: mọc thành khóm, dãy..
+ Màu xanh của tre: thân lá - sức sống thanh bình.
- Là loài cây gắn bó chặt chẽ, gần guũi với người dân
+ Từ trong kháng chiến: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù..
+ Cuộc sống vật chất hàng ngày: chổi tre, rổ tre, cán cuốc
+ Đời sống tinh thần: hóng mát, ca hát, hội hè dưới bóng tre.
- Gắn bó thân thiết với tuổi thơ của em và để lại ấn tượng sâu sắc.
 	 + Bà nội thường ru em ngủ trên chiếc chõng tre.
+ Trò chơi tuổi thơ với bạn bè dười bóng tre: đánh thẻ, nhảy dây, chơi ô ăn quan, quay ngấn tre
+ Cảm nhận được phẩm chất, sự gắn bó bền vững giữa tre với người qua các áng văn: Tre xanh (Nguyễn Duy); Cây tre Việt Nam(Thép Mới); hàng tre bát ngát bên lăng Bác trong lời hát ấm áp ngọt ngào “ Viếng Lăng Bác”
Kb : Tình cảm kết đọng sâu sắc của em đối với loài tre.
viết bài:
gv y/c hs viết ý 3 của phần thân bài: Cây tre gắn bó thân thiết với tuổi thơ của em và để alị ấn tượng său sắc.
Viết đoạn văn cho mở bài và kết bài?
Gv chọn 5 bài đọc trước lớp -> y/c hs khá nhận xét – Gv đánh giá
Hoạt động 3(3p) Dặn dò:
Đọc hai vb ở phần tham khảo sgk
Tự chọn một loài quả mà em yêu thích rồi lập dàn bài cho đề bài đó.
Soạn văn bản: Qua đèo ngang
đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk
+ Xác định các nghệ thuật được sử dụng trong tp.

Tài liệu đính kèm:

  • docga NV 7.7.doc