Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Mẹ tôi

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Mẹ tôi

I. MỤC TIÊU

 1. KIẾN THỨC :

 - PHÂN TÍCH ĐƯỢC NHÂN VẬT ÉT - MÔN - ĐÔ ĐƠ A - MI - XI.

 - CÁCH GIÁO DỤC VỪA NGHIÊM KHẮC VỪA TẾ NHỊ, CÓ LÍ VÀ CÓ TÌNH CỦA NGƯỜI CHA KI CON MẮC LỖI.

 - NGHỆ THUẬT BIỂU CẢM TRỰC TIẾP QUA MỘT BỨC THƯ.

 2. KỸ NĂNG :

 - ĐỌC HIỂU MỘT VĂN BẢN VIẾT DƯỚI HÌNH THỨC MỘT BỨC THƯ.

 - PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHI TIẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA ( TÁC GIẢ BỨC THƯ ) VÀ NGƯỜI MẸ NHẮC ĐẾN TRONG BỨC THƯ.

 3. THÁI ĐỘ :

TÌNH YÊU MẾN, KÍNH TRỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN CHA MẸ.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Mẹ tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 15/8/2010.
Giảng:7a1,2:17/8 
 Ngữ văn - Bài 1 - Tiết2 
 Văn bản : Mẹ tôi
 (ét- môn- đô đơ - A- mi- xi, Những tấm lòng cao cả)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức : 
 - Phân tích được nhân vật ét - môn - đô đơ A - mi - xi.
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha ki con mắc lỗi.
 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua một bức thư. 
	2. Kỹ năng :
 - Đọc hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
 - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư ) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
	3. Thái độ : 
Tình yêu mến, kính trọng và lòng biết ơn cha mẹ.
II. Chuẩn bị :
1 GV: Tranh ảnh, bảng phụ	 
2 HS: Soạn bài theo câu hỏi trong SGK
III. Phương pháp: 
Đọc, kể, phân tích, bình giảng
IV. Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số: 7a1: 7a2:
 2. KTBC: (3’)	
 Hỏi: Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm ko ngủ trước ngày khai trường giống và khác nhau ntn? Qua đó , em hiểu gì về tấm lòng của mẹ?
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 
 * Giới thiệu bài : (1’)
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải lúc nào chnúg ta cũng hiểu, ý thức và cảm nhận được điều đó. Chỉ đến khi vô tình chúng ta mắc phải một lỗi lầm nào đnào đó chúng ta mới thấm thía, xót xa về tình mẹ. Không nói trực tiếp, nhưng dưới hình thức 1 bức thư nhà văn A mi xi đã khuyên nhủ chúng ta qua văn bản Mẹ tôi
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1:HD đọc và thảo luận chú thích
( 6’):
- Mục tiêu: Đọc văn bản,hiểu được các từ khó
- HD đọc: Giọng đọc rõ ràng, chậm rãi htể hiện tình cảm, tha thiết nhưng nghiêm. Chú ý những câu cảm thán, cầu khiến. 
- GV đọc một đoạn
- 3 - 4 HS đọc toàn bộ văn bản
H: Nêu những hiểu biết về tg, tp?
- HS suy nghĩ, trả lời. Đọc SGK trg 11.
- HS đọc thầm chú thích: yêu cầu giải thích những chú thích quan trọng.
Hoạt động 2: Bố cục văn bản ( 2’)
- Mục tiêu: + KT: Làm việc với SGK 
 + Xác định bố cục
H: Văn bản có thể chia thành mấy phần, ý mỗi phần?
H: Văn bản được trình bày dưới hình thức một bức thư của bố gửi cho con. Tại sao lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? 
Đây là nhan đề của đoạn trích do chính tác giả đặt tên. tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết trong câu chuyện đều hướng tới để làm sáng tỏ. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản (21’)
- Mục tiêu: tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
+ phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ yêu mến, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
H: Qua bức thư của người bố, nhân vật người mẹ hiện lên ntn?
H: Nhật xét gì về lời lẽ trong đoạn văn? Qua đó em hiểu gì về phẩm chất của người mẹ? 
Học sinh đọc đoạn 2
H: Với người mẹ giầu tình cảm yêu thương như vậy, En ri cô đã có việc làm ntn?
- HS : En ri cô nói với mẹ lời thiếu lễ độ.
H: Trước việc làm của En ri cô, cha em đã có thái độ ntn?
H: HS đọc kỹ cả đoạn văn và nhận xét về kiểu câu,biện pháp nghệ thuật? Theo em tại sao người cha lại có thái độ như vậy?
 Học sinh suy nghĩ trả lời
H: Hãy theo dõi 2 đoạn văn cuối và cho biết đâu là những lời khuyên nhủ của người cha? 
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
H: Theo em, điều gì đã khiến En ri cô xúc động trong các lí do dưới đây? ( SGK )
 GV phát phiếu HT- HS thảo luận nhóm, có thể trả lời theo nhiều cách, cơ bản là cách giải thích.
H: Người cha có những đề nghị gì với con
Hoạt động 4 : ghi nhớ.( 3’)
 Mục tiêu: ND ghi nhớ
H: Vậy em có thể hiểu tại sao người bố lại sử dụng cách viết thư để trao đổi với con? Điều người cha muốn nhắn nhủ cho con là gì? HS đọc SGK
Thể hiện tế nhị, sâu sắc những hy sinh lặng lẽ của mẹ, làm tăng tính kq cho sv và đối tượng, thể hiện đc tình cảm và thái độ của người kể.
Hoạt động 5 : HD luyện tập (3’)
 Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm bài tập
HS đọc bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài.
Gợi ý : Đoạn văn trong phần ghi nhớ.
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả, tác phẩm ( SGK)
b. Từ ngữ khó 
4, 8,9,10 : quằn quại, khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc.
II. Bố cục văn bản : 3 phần 
1. lý do bố viết thư cho En ri cô ( từ đầu đến vô cùng) 
2. Lời phê phán nghiêm khắc của ông bố trước thái độ sai trái của đứa con ( tiếp đến tình thương yêu đó) 
3. Lời đề nghị, nhắn nhủ của cha ( còn lại)
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh người mẹ
- Mẹ đã phải thức suốt đêm...nghĩ rằng có thể mất con... sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con.
-> Lời văn kể biểu cảm tha thiết đã thể hiện tình cảm yêu thương con, sẵn sàng hy sinh vì con. 
2. Thái độ của người cha đối với En ri cô
- Thái độ của người cha 
 “Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố vậy... bố không thể nén được cơn tức giận... ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ.”
- Những lời nhắn nhủ của người cha
“ Dù có khôn lớn...vẫn chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp ... Thật đáng xấu hổ cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”
NT: so sánh đầy ấn tượng, câu cảm thán thể hiện tâm trạng đau xót và bất ngờ trước lỗi lầm của con qua đó ta càng hiểu thêm tình cảm thương yêu con và yêu quý mẹ En ri cô của người cha. 
+ Một loạt câu cảm thán được lặp đi lặp lại nhiều lần như 1 lời cảnh tỉnh những đứa con hư, bội bạc với cha mẹ.
- Lời đề nghị của người cha
 “...Không được thốt ra lời nói nặng với mẹ...xin lỗi mẹ...”
-> Giọng điệu vừa dứt khoát như ra lệnhvừa khuyên nhủ hãy thành thật hối lỗi vì yêu thương mẹ.
IV. Ghi nhớ
 SGK
V. Luyện tập 
4. Củng cố : (3’)
	H: HS đọc và suy nghĩ về ghi nhớ, em hiểu như thế nào về ý nghĩa đó?
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài:(2’)
	 - Nắm chắc nội dung kiến thức ghi nhớ. BT 1 SGK. Đọc thêm bài Thư của mẹ, và Vì sao hoa cúc lại có nhiều cánh nhỏ.
	- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê, theo câu hỏi SGK.
	- Yêu cầu đọc kỹ văn bản, tìm hiểu về bố cục văn bản.
	----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu vanbaitiet2.doc