Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 29: Qua đèo ngang

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 29: Qua đèo ngang

A. Mục tiêu : Giúp HS:

- Nắm được sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ.

- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Rèn luyện lỹ năng cảm nhận, phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật;

- Giáo dục lòng yêu quý, tự hào về cảnh quan đất nước; đồng cảm với tâm trạng của nữ sĩ

 B. Phương pháp:Đọc diễn cảm; phân tích; gợi mở; vấn đáp.

C. Chuẩn bị :

- GV: SGK; SGK; tài liệu tham khảo; giáo án.

-HS: SGK, học bài cũ + chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi/SGK.

D . Các bước lên lớp

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 29: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Tuần : 08 	Ngày soạn: 10-10-2010 
Tiết : 29 	Ngày giảng : 12-10-2010
 Văn bản 
QUA ĐÈO NGANG
- Bà Huyện Thanh Quan -
A. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nắm được sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ.
- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Rèn luyện lỹ năng cảm nhận, phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật; 
- Giáo dục lòng yêu quý, tự hào về cảnh quan đất nước; đồng cảm với tâm trạng của nữ sĩ
 B. Phương pháp:Đọc diễn cảm; phân tích; gợi mở; vấn đáp.
C. Chuẩn bị : 
- GV: SGK; SGK; tài liệu tham khảo; giáo án.
-HS: SGK, học bài cũ + chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi/SGK.
D . Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ :H:đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa tượng trưng của văn bản " Sau phút chia ly"?
3 . Bài mới : GV giới thiệu bài mới: 
 Phương pháp 
 Nội dung 
Hoạt động 1: GVHDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Gọi HS đọc chú thích/SGK.
H: Nêu vài nét chính về tác giả?
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài?
Hoạt động 2: GVHDHS đọc, hiểu văn bản.
GV: HDHS cách đọc văn bản -> gọi HS đọc văn bản -> nhận xét cách đọc của HS.
GV: HDHS giải nghĩa các từ khó/văn bản/SGK.
H: Nhận xét số câu thơ? Số tiếng trong mỗi câu? Cách gieo vần?
GV: Bố cục, phép đối, luật = trắc
Hoạt động 3: GVHDHS đọc, hiểu văn bản.
H: Theo cảm nhận của em bài thơ có mấy nội dung lớn?
GV: Giới thiệu cách phân tích, hướng dẫn tính hiểu văn bản.
H: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
H: Thời điểm đó có gợi cảm giác gì?
H: Câu 2 có sử dụng nghệ thuật gì?
H: Với câu thơ 2 em hình dung một cảnh thế nào?
H: Câu thơ 3, 4 sử dụng những nội dung gì?
H: Trình bày cảm nhận của em về từng hình ảnh trong 2 câu thơ?
H: Hai câu 3,4 miêi tả cảnh gì? Cảnh đó như thế nào?
H: Ngoài ra trong bài thơ còn có những âm thanh gì?
H: Âm thanh đó gợi cảm giác gì?
H: Cảm nhận chung của em về cảnh sắc Đèo Ngang?
H: Với cảm nhận về cảnh Đèo Ngang như vậy, ta biết được gì về tâm trạng nhà thơ?
H: Nêu nghệ thuật của hai câu thơ 5,6? 
H: Trình bày ý hiểu của em về hai câu thơ này?
GV: Tiếng chim gợi nỗi nhớ nước, thương nhà.
H: Hai câu thơ này bộ lộ điều gì?
H: Cụm từ trời non nước gợi cảnh thiên nhiên như thế nào?
H: Em hiểu thế nào về cụm từ “ Ta với ta”? ( Có mấy từ “ Ta”, chỉ ai )
H: Em nhận xét gì về tương quan giữa cảnh và người? Điều này có ý nghĩ gì?
H: Cảm nhận chung của em về cảm nhận của nhà thơ?
Hoạt động 4: GVHDHS tổng kết
H: Tóm tắt các nội dung chính trong bài?
H: Mục đích chính của bài thơ là tả cảnh hay biểu cảm?
H: Bài thơ giúp em biết gì?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ/SGK
Hoạt động 5: GVHDHS thực hiện phần luyện tập.
GV: HDHS thực hiện phần luyện tập/SGK
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc, hiểu văn bản:
1.Đọc:
2. Giải nghĩa từ khó:
3.Thể thơ: 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, vần ở câu 1,2,4,6,8
-> Thơ thất ngôn bát cú đường luật
III. Phân tích:
1.Cảnh Đèo Ngang
-Thời gian: Lúc xế tà -> Gợi buồn
- Không gian: Trời, non nước cao rộng, bát ngát
- Cảnh vật
+“ Cỏ.....hoa” -> Điệp, liệt kê
-> Cảnh rậm rạp, um tùm, hoang sơ.
+“ Lom khom.......mấy nhà”
->Đối, đảo ngữ, từ láy tượng hình
-Có sự sống của con người nhưng thưa thớt, ít ỏi.
+Tiếng chim quốc, chim đa đa
->Khắc khoải, não nùng, vô vọng.
=>Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút
2.Tâm trạng của nhà thơ
-Yêu mến cảnh vật đèo Ngang
-Đang có tâm sự buồn.
-“ Nước.....gia” -> Đối, đảo ngữ, chơ chữ.
->Nỗi lòng khăc khoải, u buồn: lo cho vận nước, nhớ nhà, nhớ qua khứ vàng son, buồn cho cảnh sống tha hương.
-“ Dừng......ta”
+Cảnh rộng lớn:
+ Ta với ta: 1 mình
->Nỗi cô đơn, lẻ loi
=>Buồn, nhớ nước, thương nhà, thầm lặng, cô đơn
IV. Tổng kết
1.Nghệt thuât: Tả cảnh ngụ tình
-NGhệ thuật đối đảo linh hoạt
- Từ ngữ có sức gợi hình, gợi cảm
2. Nội dung: Tấm lòng và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước vẻ đẹp hùng vĩ nhưng hoang vu của đèo Ngang.
* Ghi nhớ: SGK
V. Luyện tập:
 4.Củng cố : 	H: Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?- Em có cảm nghĩ gì?	
	-GV: Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
5.Dặn dò : - Học bài - hoàn thành phần luyện tập
	- Chuẩn bị bài: Bạn đến chơi nhà
E.Nhận xét, rút kinh nghiệm::
Tuần :08 Ngày soạn : 10-10-2010
Tiết : 30 Ngày giảng :13-10-2010
 Văn bản:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 Nguyễn Khuyến 
A. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến
	- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, trong sáng của Nguyễn Khuyến.
	- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật.
	- Bồi dưỡng tình bạn chân thực, vô tư trong sáng, cao đẹp.
 B. Phương pháp:	Đọc diễn cảm; phân tích; gợi mở; vấn đáp.
C. Chuẩn bị : 
- GV: SGK; SGK; tài liệu tham khảo; giáo án.
-HS: SGK, học bài cũ + chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi/SGK.
D . Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ : 
	H: -Đọc thuộc lòng bài thơ “ Qua đèo Ngang” và nêu nội dung của bài thơ?
	 -Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ?
3 . Bài mới : GV giới thiệu bài mới: 
 Phương pháp 
 Nội dung 
Hoạt động 1: GVHDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Gọi HS đọc chú thích/SGK.
H: Nêu vài nét chính về tác giả?
GV: Gọi HS trình bày -> nhận xét, bổ sung.
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài?
GV: Gọi HS trình bày -> nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: GVHDHS đọc, hiểu văn bản.
GV: HDHS cách đọc văn bản -> gọi HS đọc -> nhận xét cách đọc của HS.
GV: HDHS giải nghĩa các từ khó/văn 
bản/SGK.
H: Bài thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy 
chữ, cách hiệp vần, phép đối? Thuộc thể 
thơ gì?
Hoạt động 3: GVHDHS phân tích văn bản
H: Theo em bài thơ có mấy ý? Chia như thế nào?
H: Đọc và nhận xét giọng điệu của câu thơ 1? Cách xưng hô?
H: Qua câu thơ 1 em cảm nhận được cảm xúc, thái độ gì của tác giả?
H: Qua thái độ của tác giả, em cảm nhận được điều gì về mối quan hệ giữa tác giả với người bạn?
 GV: Gọi HS đọc 6 câu tiếp
H: Câu 2 tác giả nhắc đến gì? Vì sao lại nhắc đến nó?
H: Mong muốn của tác giả có thực hiện được không? Vì sao?
H: Tiếp theo tác giả muốn tiếp bạn như thế nào? 
( bằng cây nhà lá vườn).
H: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ này?
H:Chỉ rõ từng biện pháp nghệ thuật?
H: Em hiểu như thế nào về bốn câu thơ này?
H: Câu thứ 7 nhắc đến cài gì? tại sao lại nhắc đến cái này?
H: Nhắc đến nhưng có nó không?
H: Theo em tác giả nói đây là tình cảnh thực hay tình huống tác giả cố tình tạo ra?
H: Tác giả có dụng ý gì khi tạo ra tình huống này
GV: Gọi HS đọc câu 8 tiếp
H: Câu thơ có mấy từ ta? Chỉ ai?
H: Cách nói này có ý nghĩa gì?
H: Câu thơ muốn khẳng định điều gì?
Hoạt động 4: GVHDHS tổng kết văn bản
 H: Nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này là gì?
 GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/SGK
Hoạt động 5: GVHDHS luyện tập văn bản
GV: Gọi HS đọc BT1 -gọi HS xung phong tả lời
I. Tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khuyến(1835-109) là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
II Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Giải nghiã từ khó:
3. Thể thơ: 
 Thất ngôn bát cú đường luật
III. Phân tích:
1.Câu 1: 
->Giọng thơ tự nhiên, hồ hởi gọi bạn là bác
->Thái độ phấn khởi có phần vồ vập
->Rất vui
 à Tình cảm gần gủi, thân thiết, quý mến, tôn trọng.
2. Sáu câu tiếp:
-Trẻ đi vắng.....chợ xa: Muốn tiếp ban chu đáo nhưng không thực hiện được
-“Ao.........hoa”
->Đối, liệt kê, nói quá, từ ngữ gần gũi
->Nhà tác giả có nhiều thứ, tác giả muốn đem tất cả ra tiếp đãi bạn nhưng lại chẳng có gì để đãi bạn vì không lấy được, chưa đến vụ.
-“ Đầu......có”
->Miếng trầu là đầu câu chuyện-> Cũng không có nốt
=> Dựng lên tình huống khó xử
-> Rất quý bạn. Rất chân tình, mộc mạc
3.Câu 8
Ta - bạn
àHai là một
->Khẳng định một tình bạn chân thành, đậm đà, thắm thiết
IV.Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
- Sáng tạo tình huống độc đáo, cách lập ý bất ngờ
- vận dụng ngôn ngữ, thể loại diêu luyện
2. Nội dung: Tình bạn chân thành
* Ghi nhớ: SGK.
V.Luyện tập
1.a Bạn.......nhà: Ngôn ngũ mộc mạc
 Sau... ....Ly: Ngôn ngữ chau chuốt
->Cả hai đều nhuần nhuyễn, điêu luyện.
b.Qua.........Ngang: Là 1
 Bạn......... nhà: Hai mà là một
4.Củng cố : 
H: Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?- Em có cảm nghĩ gì?	
GV: Giáo dục tình bạn.
5.Dặn dò : 
- Học bài - Làm bài tập 
- Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác núi lư
 E.Nhận xét, rút kinh nghiệm:
Tuần :08 Ngày soạn : 11-10-2010
Tiết : 31+32 Ngày giảng :13-10-2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Mục tiêu : Giúp HS:
-Kiểm tra đồng bộ, toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm.
-Rèn luyện kỹ năng làm văn biểu cảm.
-Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận khi làm bài; ý thức tuân thủ các bước làm bài; ý thức quan sát, quan tâm đến câu cói quen thuôc xung quanh
B. Phương pháp:
	Nêu vấn đề; thực hành.
C. Chuẩn bị : 
- GV: Ra đề, lập dàn bài, biểu điểm, hướng dẫn chấm.
-HS: Ôn lại lý thuyết phần biểu cảm, giấy bút, đồ dùng học tập.
D . Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp: 
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ : 
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 . Bài mới : ghi đề bài lên bảng 
Đề : Em hãy phát biểu cảm nghĩ về cây tre
*Đáp án:
a.Mở bài: 
Giới thiệu chung về cây tre
b.Thân bài:
 -Đặc điểm, sức sống của cây tre...
	-Lợi ích của cây tre: Trong cuộc sống, trong chiến đấu, ngày nay...
	-Ý nghĩa của hình tượng cây tre
	-Tre trong thơ ca, nhạc hoạ....
	- Nếu giả như vì một lý do nào đó không có bóng tre...
c.Kết bài: 
Khẳng định lại cảm nghĩ.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: 
Bài làm đủ nội dung, có sáng tạo, diễn đạt lưu loát, cảm xúc chân thành, phù hợp,Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không tẩy xoá, không có lỗi sai.
-Điểm 7-8: 
Bài làm đủ các nội dung trên, cảm xúc phù hợp, bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, nội dụng đủ nhưng thiếu mở rộng- sai dưới 3 lỗi chính tả.
-Điểm 5-6: 
Đủ ý nhưng quá sơ sài ( như dàn ý ) hoặc thiếu 1/3 nội dung. Trinhg bày không được sạch đẹp, rõ ràng, sai từ 4 đến 10 lỗi chính tả. Diễn đạt vụng, thiếu lưu loát , có câu sai.
-Điểm 3-4: 
Bài làm không đủ 1/2 ý , sơ sài. Diễn đạt lủng củng, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi câu sai- Bố cục 3 phần chưa rõ
-Điểm 1-2: 
Bài làm quá sơ sài, thiếu quá nhiều ý ( Dưới 2 ý )- Trình bày quá cẩu thả, Sai chính tả, sai cau trầm trọng.
-Điểm 0: 
Lạc đề, để giấy trắng. Không nộp bài.
4. Củng cố:
	GV cho lớp trưởng thu bài -> nhận xét giờ làm bài của HS.
5. Dặn dò:
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
D.Nhận xét, rút kinh nghiệm::
.. 
.. 
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8vh.doc