Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- TÌM HIỂU NHỮNG CÁCH LẬP Ý ĐA DẠNG CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM ĐỂ CÓ THỂ MỞ RỘNG PHẠM VI, KỸ

 NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM.

- TIẾP XÚC VỚI NHIỀU LOẠI VĂN BIỂU CẢM, NHẬN RA CÁCH VIẾT MỖI ĐOẠN VĂN.

- KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐỀ VĂN CỤ THỂ.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

- HỌC SINH: ĐỌC BÀI, SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)

2. KTBC: (2) - KT VỞ SOẠN HS

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

KHI THỰC HIỆN BÀI TLV SỐ 2 “LOÀI CÂY EM YÊU” CÁC EM ĐÃ TRÌNH BÀY KHÁ TỐT, PHẦN LỚN CÁC EM DỰA VÀO DÀN Ý KHÁI QUÁT, DÀN Ý CỤ THỂ MÀ SGK ĐÃ CHO HOẶC CÁC EM THAM KHẢO SÁCH BÁO ĐỂ LÀM PHONG PHÚ TỪ CỦA MÌNH. MỘT SỐ KHÁC ĐÃ DỰA VÀO CẢM XÚC CỦA CÁC BÀI VĂN MẪU VỀ CÁC LOÀI CÂY: HOA HỌC TRÒ, CÂY SẤU, HOA HỒNG ĐỂ LÀM VĂN BIỂU CẢM CỦA MÌNH. ĐIỀU NÀY CHỨNG TỎ RẰNG, VĂN BIỂU CẢM CÓ NHIỀU CÁCH LẬP Ý. ĐỂ GIÚP CÁC EM CÓ THỂ MỞ RỘNG PHẠM VI VÀ KỸ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :13/10/2009 Tuần 9
Ngày dạy :14/10/2009 Tiết 36
 CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kỹ 
 năng làm văn biểu cảm.
- Tiếp xúc với nhiều loại văn biểu cảm, nhận ra cách viết mỗi đoạn văn.
- Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và vận dụng vào đề văn cụ thể.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (2’)	- KT vở soạn HS
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Khi thực hiện bài TLV số 2 “Loài cây em yêu” các em đã trình bày khá tốt, phần lớn các em dựa vào dàn ý khái quát, dàn ý cụ thể mà SGK đã cho hoặc các em tham khảo sách báo để làm phong phú từ của mình. Một số khác đã dựa vào cảm xúc của các bài văn mẫu về các loài cây: Hoa học trò, cây sấu, hoa hồng để làm văn biểu cảm của mình. Điều này chứng tỏ rằng, văn biểu cảm có nhiều cách lập ý. Để giúp các em có thể mở rộng phạm vi và kỹ năng làm văn biểu cảm.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
27’
10’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU NHỮNG CÁCH LẬP Ý ĐA DẠNG CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM.
HS đọc đoạn văn 1. SGK/117 – 118
H. Đoạn văn trình bày vấn đề gì?
HS. Sự gắn bó của cây tre đối với đời sống của người Việt
 được thể hiện qua công dụng của tre.
H. Cây tre đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam 
 qua công dụng của nó ntn?
HS. Để thể hiện sự gắn bó, “còn mãi” của cây tre vẫn còn 
 mãi gắn bó với con người trên mỗi bước đường qua 
 công dụng của tre.
H. Tre luôn gắn bó và còn mãi với con người trong mọi
 hoàn cảnh. Hãy tìm những chi tiết cho thấy rõ điều 
 đó?
HS. Nứa,tre sẽ chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc, hòa bình.
 - Tre cho bóng mát, tre mang khúc nhạc.
 H. Viết về tre, con người đã có những liên tưởng, 
 tưởng tượng gì?
Gợi ý: 
 - Liên tưởng đến con người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy 
 chung, can đảm.
 - Liên tưởng đến con người hiền.
 - Mang đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý 
 của dân tộc Việt Nam
H. Dựa vào đặc điểm nào của tre mà người viết liên 
 tưởng, tưởng tượng như thế? (*)
Gợi ý: 
 - Thanh tre dẻo dai, uốn cong, đan lát à nhũn nhặn.
 - Đốt tre mọc thẳng à ngay thẳng.
 - Gắn bó với con người à thủy chung.
 - Cây chông tre, cây tầm vông theo người ra trận diệt 
 quân thù à can đảm.
 Þ Đức tính người hiền (người tốt).
H. Như vậy, cây tre đã giúp ích gì cho con người ngoài 
 những công dụng mà tác giả đã nói trong bài?
 - Giúp con người trong các sinh hoạt của đời sống: 
 đan rổ, rá, làm đũa
 - Giúp con người trong việc vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí: 
 ống sáo, chõng tre, nôi tre, đu tre,
Þ Hàng mĩ nghệ bằng tre, hàng mây tre đan có giá trị 
 trên thị trường quốc tế.
GV KL: Từ đó cho ta thấy khi ta gợi nhắc đến quan hệ 
 với sự vật thì đó là cách ta bày tỏ tình cảm đối với sự
 vật.
HS. Đọc đoạn văn SGK/ 118
H. Đoạn văn trình bày nội dung gì?
 (HS gạch chân những từ ngữ có tác dụng biểu cảm).
H. Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho
 tác giả?
* Lưu ý: Bài này nếu có thời gian thì tìm hiểu trên lớp 
 hoặc HD cho HS về nhà đọc thêm.
HS. Đọc đoạn văn SGK/119.
H. Đoạn văn 1 đã gợi những kỷ niệm gì về cô giáo?
HS. Cô giữa đàn em nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo
 dõi lớp học, cô thất vọng khi 1 em cầm bút sai, cô lo 
 cho HS, cô sung sướng khi HS không bao giờ quên cô.
 à Do có nhiều kỷ niệm nên HS không bao giờ quên cô.
H. Qua đoạn văn ta thấy tác giả đã thể hiện tình cảm đối 
 với cô giáo ntn?
Gợi ý: Dùng những từ ngữ biểu cảm:
 - Ôi! Cô giáo rất tốt của em,. Chẳng bao giờ em lại 
 quên cô được.
 - Sau này, khi đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô.
 - Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một
 người mẹ.
H. Xuất phát từ tình cảm thân yêu đối với cô giáo, 
 tác giả đã tưởng tượng những gì?
HS. - Sau này .. giữa đám học trò nhỏ.
 - Mỗi bận đi qua. tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại.
H. Việc nhớ lại kỷ niệm có tác dụng gì đối với bài văn 
 biểu cảm ?
GVKL: Gợi lại một kỷ niệm một cách bày tỏ và đánh giá
 với một con người.
HS. Đọc đoạn văn SGK/120.
H. Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “U tôi”?
HS. Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt U.
 (HS đọc dẫn chứng cụ thể trong đoạn văn)
H. Hình bóng và nét mặt U và khuôn mặt U được
 miêu tả ntn?
HS. Gợi tả bóng dáng U và khuôn mặt U đã già với tất cả
 lòng thương cảm và hối hận vì mình thờ ơ, vô tình 
 (HS đọc dẫn chứng).
H. Như vậy, để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ, 
 tác giả đã làm gì?
HS. - Khắc họa hình ảnh người mẹ.
 - Nêu nhận xét về mẹ.
GVKL: Khắc họa hình ảnh con người và nêu nhận xét là 
 cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó.
H. Qua các bài tập trên em hãy rút ra kết luận về cách lập
 dàn ý trong bài văn biểu cảm ?
GV. Hệ thống kiến thức theo SGK.
H. Trong 3 đoạn văn ( Cây tre, Cô giáo,U tôi) đoạn nào
 biểu cảm trực tiếp, gián tiếp? Vì sao?
HS. Cây tre, Cô giáo à biểu cảm trực tiếp bằng ý nghĩ, 
 mong muốn.
 U tôi à Vừa tả vừa nói lên ý nghĩ à Biểu cảm gián 
 tiếp. 
HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS LUYỆN TẬP
Tập lập ý biểu cảm với đề “cảm xúc về người thân”.
HS. Làm bài, lên bảng sửa.
Gợi ý: 
Bước 1: Tìm hiểu bài.
H. Căn cứ vào các từ ngữ trong đề, xác định nội dung và
 suy nghĩ cần diễn đạt?
HS. - Loại văn biểu cảm (dựa vào từ “cảm xúc”)
 - Nêu lên suy nghĩ về một người thân (cha mẹ,)
Bước 2: Tìm ý
H. Người thân nào đã để lại cho em những ấn tượng và 
 cảm xúc sâu sắc? (Giới thiệu).
H. Người ấy có những nét gì đáng nhớ, còn lưu lại sâu 
 đậm trong tâm trí em? (Miêu tả + Suy nghĩ).
H. Người ấy có đặc điểm gì về tính tình, phẩm chất? 
 ( Nhắc đến đặc điểm à minh họa bằng cách kể lại vài 
 mẫu chuyện).
H. Mối quan hệ của em đối với người ấy ntn?
HS. Gợi lại những kỷ niệm, suy nghĩ, mong muốn.
H. Cuối cùng, hình ảnh và phẩm chất của người ấy đã 
 đọng lại trong em một ấn tượng gì? 
 (Khẳng định lại suy nghĩ).
Bước 3: Lập dàn ý (Bảng phụ)
I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý 
 THƯỜNG GẶP CỦA BÀI
 VĂN BIỂU CẢM.
1.Liên hệ hiện tại với tương 
 lai.
* Cây tre
 - Tre cho bóng mát, mang 
 khúc nhạc tâm tình, làm cổng 
 chào, đu tre bay bổng, tiếng 
 sáo diều tre bay cao
Þ Gợi nhắc quan hệ với sự vật,
 liên hệ với tương lai là cách 
 ta bày tỏ tình cảm đối với sự 
 vật.
2. Hồi tưởng quá khứ, suy 
 nghĩ về hiện tại.
* Con gà đất.
 - Hồi tưởng về tuổi thơ say mê
 con gà đất.
 - Gợi sự suy nghĩ của tác giả 
 về quá khứ và hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống 
 hứa hẹn, mong ước.
 * Cô giáo.
 - Chưa bao giờ em quên cô 
 được.
 - Cô mệt nhọc và đau đớn 
 nhưng luôn theo dõi lớp học,
 luôn yêu thương mọi người.
 - Cô lo lắng cho học sinh.
 - Cô sung sướng khi học sinh 
 có kết quả xuất sắc.
Þ Gợi lại, kể lại kỷ niệm và lòng bày tỏ tình cảm đối với cô.
4. Quan sát và suy ngẫm:
* U tôi:
- Cái bóng hoà lẫn với bóng
 tối, vẽ nên một khuôn mặt 
 trăng trắng
 - Cái bóng mơ hồ, yêu dấu 
 ấymang ngấn nước mắt và
 tiếng thở dài.
à Miêu tả, khắc họa hình ảnh 
 và nêu nhận xét, suy nghĩ.
* GHI NHỚ SGK/121
II. LUYỆN TẬP.
Đề: 
Cảm xúc về người thân
1. Mở bài:
 Giới thiệu về người thân và 
 nêu tình cảm, ấn tượng của
 em đối với người ấy.
2. Thân bài:
 - Miêu tả những nét tiêu biểu 
 của người ấy và bộc lộ suy 
 nghĩ của em. 
 - Kể lại, nhắc lại một vài nét
 về đặc điểm, tình hình, phẩm
 chất
 - Gợi lại những kỷ niệm của 
 em và người ấy.
- Nêu những suy nghĩ và mong 
 muốn của em về mối quan hệ
 giữa em và người thân này.
3. Kết bài:
 Aán tượng và cảm xúc của 
 em về người thân này.
4. CỦNG CỐ: (3’) 
- Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc,bài văn biểu cảm cĩ thể viết như thế nào?
- Tình cảm có thể biểu lộ như thế nào? (Trực tiếp + gián tiếp)
5. DẶN DÒ: ( 2’)
- Học thuộc ghi nhớ + Làm bài tập 
 - Xem lại lí thuyết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bài: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH.
 + Đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ .
 + Tìm hiểu thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.
 + Trả lời câu hỏi SGK. Đọc phần ghi nhớ . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 36.doc