Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non : Cốm (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non : Cốm (Tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thưc:

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.

- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.

- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng thanh nhã,giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non : Cốm (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 17/11/2012
 Ngày dạy: 19/11/2012
Tiết 57: Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
(Thạch Lam)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thưc:
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng thanh nhã,giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật ở quê hương.
3. Giáo dục: học sinh biết tôn trọng, giữ gìn nét đẹp truyền thống, sản phẩm văn hoá, TT của con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài “Tiếng gà trưa” Bộc lộ cảm nghĩ của em về tình cảm và cháu trong bài thơ.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy -trò
Nội dung
Hoạt động 2
Học sinh đọc phần chú thích (*), nêu những nét chính về tác giả
H: Tác phẩm trích từ đâu?
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn học sinh đọc truyền cảm, nhẹ nhàng.
H: Văn bản viết theo thể loại gì?
H: Thể tùy bút là gì? (là thể gần bít kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm thuộc phương thức trữ tình)
H: Bài văn chia mấy phần?
Hoạt động 3
- Cho học sinh đọc phần đầu
H: Cốm có cội nguồn từ đâu?
H: Được gợi tả qua những câu văn nào?
H: Cách cảm nhận của tác giả có gì độc đáo?
H: Tác dụng của cách miêu tả? (Gợi hình, gợi cảm, khiêu gợi cảm xúc và tưởng tượng ở người đọc,...)
H: Cốm nổi tiếng ở vùng nào?
H: Tại sao cốm ở làng Vòng lại nổi tiếng?
H: Công thức làm cốm?
H: Tại sao các người ở ba mươi sáu phố phường lại trông đợi cô gái làng Vòng?
H: Qua phân tích, em có cảm nhận gì về cốm?
HS đọc đoạn 2
H: Cốm có những giá trị gì?
H: Cốm đi vào đời sống phong tục của con người như thế nào?
H: Vậy giá trị của cốm được thể hiện ở những phương diện nào?
H: Tác giả bàn về cách thưởng thức cốm trên những phương diện nào?
 H: Cách ăn cốm? Tại sao như vậy?
 H: Tác giả cảm nhận cốm bằng những giác quan nào?
H: Cách mua cốm ?
H: Tại sao tác giả dùng lời lẽ khi mua cốm như vây? 
- Cốm là lộc của trời.
- Là sự khéo léo của con người.
H: Chứng tỏ là người như thế nào đối với thứ quà?
GV bình: Truyền thống văn hoá ảm thực của VN thật phong phú, đa dạng và độc đáo không chỉ ở các thức quà, bánh trái thay đổi theo mùa, theo tuần tiết trong năm mà còn quan trọng ở cách ăn uống, cách thưởng thức sao cho nghệ thuật, trang nhã và đẹp đẽ.
HĐ3: Hướng dẫn hs tổng kết.
H : Em hãy khái quát lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
I. Tác giả - tác phẩm
1.Tác giả ( 1910 - 1942)
- Là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực văn đoàn trước CM /1945.
- Cây bút văn xuôi đặc sắc, tài hoa, luôn luôn quan tâm đến số phận con người trong xã hội cũ.
- Thành công trong viết truyện ngắn và tuỳ bút tác phẩm giàu chất nhân văn.
2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ tập tùy bút Hà Nội ba mươi sáu phố phường (1943)
II . Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc – từ khó.
2. Thể loại: Tùy bút
3. Bố cục.
3 phần:
- Đoạn1: Đầu... thuyền rồng: Lúa non - cốm, sự tinh tuý của TN và khéo léo của con người.
- Đoạn2: Tiếp....nhã nhặn: Giá trị của cốm
- Đoạn 3: Còn lại: Sự thưởng thức cốm
III .Tìm hiểu bài văn
1. Nguồn gốc của cốm.
- Từ lúa non đồng quê.
“Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng...” “Trong cái vỏ xanh kia...”
+ Miêu tả bằng cảm giác và tưởng tượng.
- Cốm nổi tiếng ở làng Vòng (Gần Hà Nội)
+ Vì: dẻo, thơm, ngon nhất.
- Làm cốm: “...từ đời này sang đời khác bí mật, trân trọng và khắc khe giữ gìn.
- Các cô gái làng Vòng đẹp, duyên dáng, thanh lịch và làm cốm ngon.
=> Cốm là nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội – văn hóa ẩm thực của thủ đô.
2 . Cảm nhận về giá trị của cốm
- Cốm là thức quà của đồng quê cho con người.
+ Cốm để làm quà sêu tết.
+ Cốm góp phần làm nhân duyên tốt đẹp hơn.
=> Cốm là sản phẩm mộc mạc giản dị nhưng cũng rất thiêng liêng- làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
3. Cách thưởng thức cốm:
- Ăn cốm: ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ, nhấm nháp mới thấy hết được hương vị đồng quê trong chất ngọt, thơm dịu của cốm.
-> Khứu giác, xúc giác, thị giác, thị giác, vị giác.
- Mua cốm: “Chớ có thọc tay... hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vút ve”
-> Yêu quý, trân trọng, am hiểu văn hóa ẩm thực.
=> Cốm vừa là giá trị văn hóa tinh thần vừa là giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam cần trân trọng, giữ gì và khắc phục.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xen kẽ kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhỡ nhẹ nhàng.
2. Ý nghĩa văn bản.
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm được giá trị của cốm: Học thuộc 1 đoạn văn ( đoạn 2) chuẩn bị bài: chơi chữ
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài thơ.
- Đọc tham khảo một số đoạn văn của tác giả Thạch Lam về Hà Nội
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 15 Ngày soạn:17/11/2012
 Ngày dạy: 19/11/2012
Tiết 58: Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về bài văn phát biểu cảm nghĩ về con người
- Sửa chữa lỗi chính tả, câu, đoạn cho hs
II. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị bài làm của hs đã chấm điểm 
HS: Nhắc lại đề và lập dàn ý cho đề bài.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
3. Bài mới.
Hoạt động thầy cô
Nội dung
GV cho HS nhắc lại đề bài 
H: Bước đầu tiên ta làm gì?
H: Thể loại?
H: Nội dung yêu cầu của đề?
H: Phần mở bài ta làm gì?
H: Thân bài cần xây dựng những ý nào?
Nhận xét bài làm của học sinh: Nhận xét chung về ưu điểm.
Nhận xét về nhược điểm chung
GV phát bài và lấy điểm vào sổ điểm.
GV chọn một bài văn hay cho HS đọc trước lớp
I. Đề: Cảm nghĩ về người thân.
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: biểu cảm.
- Nội dung: tình cảm, cảm xúc về người thân.
2. Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu và cảm xúc chung về người thân.
b. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ cụ thể qua các hình ảnh chi tiết tiêu biểu của người thân.
- Phẩm chất tính cách của người thân.
- Vai trò của người thân với mình.
+ Trong học tập ở lớp, ở trường.
+ Trong cuộc sống hằng ngày.
-> Bằng sự hồi tưởng, tưởng tượng tình huống, suy ngẫm để bộc lộ cảm xúc.
- Một ngày nào đó vắng xa người thân.
c. Kết bài: Khẳng định tình cảm người thân đối với mình – mình đối với người thân
II. Nhận xét
1. Ưu điểm
- Nhìn chung các em hiểu đề, xác định đúng thể loại.
- Có bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Nhiều bài văn có sự diễn đạt lưu loát
- Một số bài vận dụng các phương pháp biểu cảm như tưởng tượng, liên tưởng, nhận xét, sáng tạo: Vinh 7B, Liêng7A,...
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng đúng chính tả ngữ pháp.
 2. Nhược điểm.
- Dùng từ ngữ chưa chính xác, tối nghĩa, sai chính tả. 
- Tính liên kết, mạch lạc trong bài văn chưa có.
- Cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình chưa rõ ràng.
III. GV phát bài 
- Hs sửa chữa lỗi bài làm của mình
- GV lấy điểm vào phiếu điểm
- HS đọc một vài bài khá, giỏi
4. Củng cố, hướng dẫn tự học:
- Về nhà ôn tập văn biểu cảm
- Soạn bài ‘chơi chữ’. Phần I, II
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 15 Ngày soạn: 17/11/2012
 Ngày dạy: 21/11/2012
Tiết 59: 	 CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu bài học:Giúp hs
1. Kiến thức:
- Khái niệm chơi chữ.
 - Các lối chơi chữ.	
- Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
* Rèn kĩ năng sống.
- Lựa chon cách sử dụng phép tu từ chơi chữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân
3. Giáo duc: học sinh biết chơi chữ phải phù hợp với h.cảnh g.tiếp, tránh chơi chữ với dụnh ý xấu, đùa giỡn 1 cách vô ý thức, thiếu văn hoá.
II. Chuẩn bị : 
- Thầy : Nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
Em hãy cho biết thế nào là điệp ngữ ? Td của điệp ngữ ? (Trả lời dựa vào ghi nhớ ).
3. Bài mới:
 	 Ở dân tộc nào, ngôn ngữ nào cũng có h.tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, h.tượng chơi chữ được b.hiện 1 cách khác nhau. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về h.tượng này.
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Cho học sinh đọc bài ca dao SGK
H: Nêu nghĩa của các từ lợi trong bài?
H: Xét về nghĩa của từ “lợi” thuộc hiện tượng gì của từ ngữ? (Chuyển nghĩa)
H: Việc sử dụng từ lợi như vậy cs tác dụng gì?
GV: Trong TV sử dụng từ ngữ như vậy gọi là phép chơi chữ.
H: Vậy chơi chữ là gì?
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2
- Cho học sinh đọc các ví dụ SGK
H: Chúng ta vừa tìm hiểu các từ “lợi” ở bài ca dao – Đó là lối chơi chữ gì?
H: Ở ví dụ 1, từ ngữ nào đáng chú ý?
H: Từ “ranh tướng” dùng đúng là như thế nào?
H: Dùng ranh tướng nhằm mục đích gì?
H: Theo em đó là lối chơi chữ gì?
H: Ở ví dụ 2, các tiếng trong câu thơ của Tú Mở có bộ phận nào giống nhau?
H: Ở ví dụ 3(ca dao ) sử dụng cách chơi chữ nào?
H: Nên hiểu từ “sầu riêng” theo nghĩa nào?
- Quả sầu riêng ở Nam Bộ rất ngon.
- Nỗi buồn riêng.
VD: Thịt cho ăn được thịt cầy thì không.
H; Chơi chữ thường được sử dụng như thế nào? (Trong cuộc sống thường ngày, văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố...) tránh dụng ý xấu. Rèn kĩ năng sống cho HS
Hoạt động 3
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
H: Đọc bài thơ của Lê Quí Đôn và cho biết tác giả đã dùng n từ ngữ nào để chơi chữ ?
(GV cho học sinh thảo luận trình bày ý kiến của mình về bài tập mới làm)
(Rèn kĩ năng sống)
H: Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau ? Cách nói này có phải là chơi chữ không ?
H: Sưu tầm 1 số cách chơi chữ trong sách báo ?
bát”
I. Thế nào là chơi chữ?
1. Ví dụ: Bài ca dao
- Lợi 1: Lợi ích, lợi lộc.
- Lợi 2,3: Phần thịt để răng bám vào giữ cho răng chắc.
-> Từ đồng âm khác nghĩa
- Tác dụng: Dí dỏm, hài hước.
2. Ghi nhớ 1SGK/164
II. Các lối chơi chữ
1. Ví dụ:
* VD(I): lợi1,lợi 2,3 (bài làm)
-> Dùng từ đồng âm.
* VD1: Từ “ranh tướng” – danh tướng.
- Chế giễu, giễu cợt Na-va
-> Dùng lối nói trại âm (Gần âm)
* VD2: Mênh mông muôn mâu một màu...
-> Điệp âm (m)
* VD3: mèo cái – mái kèo
 cá đối – cối đá
* VD4: 
- Sầu riêng - vui chung-> trái nghĩa
- Sầu riêng – nỗi buồn riêng-> đồng nghĩa
- Thường dùng trong văn thơ, cuộc sống hàng ngày...
2. Ghi nhớ 2: SGK
III. Luyện tập
Bài 1 (165 ):
-Bài thơ dùng từ đồng nghĩa: Rắn (loài rắn) – Rắn (cứng đầu, khó bảo).
-Liu điu (rắn nc), rắn (rắn thường), hổ lửa (rắn có nọc độc), mai gầm (cạp nong, rắn độc), ráo (rắn ráo, rất hung dữ và có nọc độc), lằn (rắn thằn lằn) trâu lỗ (rắn hổ trâu), hổ mang (rắn độc).
Bài 2 (165 ):
Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau:
-Thịt, mỡ, dò, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. 
->chơi chữ dùng từ gần nghĩa, từ đồng âm.
-Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre. -> từ đồng âm, từ gần nghĩa.
=>Tạo sự liên tưởng ngữ nghĩa lí thú.
-Bài 3 (166 ):
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là nui non.
4. Củng cố.
-Thế nào là chơi chữ, có những lối chơi chữ nào?
- Tìm vài câu thơ có sử dụng phép chơi chữ?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Tìm một số VD về lối chơi chữ
- Chuẩn bị bài: Làm thơ lục bát.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 15 Ngày soạn: 17/11/2012
 Ngày dạy: 21/11/2012
Tiết 60: 	 LÀM THƠ LỤC BÁT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
2. Kĩ năng:
 Nhận diện, phân tích tập viết thơ lục bát.
3. Giáo dục: Ý thức học văn biết làm bài thơ lục bát.
GDBV môi trường.
Liên hệ khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường
II. Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc một số cây ca dao về tình cảm gia đình, bạn bè, anh em
3. Tổ chức dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Thơ lục bát là một thể thơ rất thông dụng trong đời sống và trong văn học nhưng có một số ít chú ý đến -> chúng ta phải nắm được đặc điểm của thể thơ và cách làm thơ lục bát.
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Cho học sinh đọc bài ca dao trên bảng phụ
GV ghi lên bảng
H: Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng. Tại sao gọi là lục bát?
H : Thanh bằng gồm những dấu nào ?
(Thanh huyền và thanh ngang (không dấu)) B
H : Thanh trắc bao gồm những dấu nào ?
(Sắc, hỏi, ngã, nặng) Kí hiệu T
H : Còn vần kí hiệu là V
HS kẻ sơ đồ vào vở - GV hướng dẫn
Tiếng thứ sáu câu 6 ứng với tiếng thứ sáu câu 8
- Yêu cầu HS ghi kí hiệu B,T vào ô
- Yêu cầu HS đền kí hiệu V vào ô
* Chú ý : Các tiếng vần đều là vần bằng
H : Qua sơ đồ nhận xét về luật thơ lục bát ?
Về số câu, số tiếng, vần vị trí vần ?
Về luật bằng trắc ? (2,4,6,8 bắt buộc)
Về cách ngắt nhịp ?
GV : Có một số bài có nhịp khác : 3/3 ; 2/1/5
GvV : Trong câu 8 nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang (bổng)
H : Còn các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 như thế nào ?
(Không bắt buộc theo luật bằng trắc)
H: Qua đây, rút ra đặc điểm của thơ lục bát như thế nào?
Hoạt động 2
- Học sinh làm bài tập 1
- Học sinh làm bài tập 2
- Cho 2 đội làm thơ lục bát -> đọc -> giáo viên sửa chữa
- Học sinh làm BT4 – GV hướng dẫn làm. GDBV môi trường.
I. Luật thơ lục bát
1. Ví dụ : Bài ca dao:
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
- Có 2 dòng : dòng 6 tiếng ; một dòng 8 tiếng
+ Đây là thể thơ độc đáo truyền thống của VHVN
Sơ đồ :
B B B T B B
T B B T T B B B
T B T T B B
T B T T B B B B
- Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 theo luật bằng trắc và vần tiếng thứ 6 của câu sáu vần với tiếng thứ 6 của câu 8.
- Tiếng thư tư ở các dòng ca dao đều có thanh trắc
* Nhịp : Câu 6 : 2/2/2
 Câu 8 :8/4/4
VD: Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng thu phong đã nhuốm màu quan san.
- Trong câu 8 : Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền trầm thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.
2. Ghi nhớ : SGK/156
II. Luyện tập
BT1: a- Điền 2 tiếng : “kẻo mà” hoặc “ở nhà” (GT: phải bảo đảm cả vần và thanh)
b- Điền: điền 2 tiếng « bền », ‘đi lên »
(GT: bảo đảm vần và thanh ở tiếng 6 và 8 câu 8 tiếng)
c- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà em bé lim dim mắt hờ.
BT2:
a- loài - xoài 
b- Cần cù chăm chỉ mới thành trò ngoan.
BT3: Ngày ngày em gắng học chăm
Ngày mai đến lớp điểm năm điểm mười
Nông cống đất mẹ yêu thương
Đã sinh ra những Mã Lương anh hùng
BT4: Làm một số bài thơ lục bát về đề tài môi trường.
4. Củng cố.
- Nắm được luật thơ lục bát
- Sưu tầm một số câu thơ theo thể lục bát
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Phân tích thi luật một bài ca dao.
- Tập viết bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn mực sử dụng từ.
V. Rút kinh nghiệm.
Muốn trao đổi chuyên môn với thầy cô. Nếu thầy cô nào chưa soạn kịp alô: 01225580406

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 tuan 15 moi soan.doc