Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- BIẾT TRÌNH BÀY CẢM NGHĨ BẢN THÂN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.

- TẬP TRÌNH BÀY CẢM NGHĨ VỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

- HỌC SINH: SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:

2. KTBC: KHÔNG

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/11/2008 Tuần 13
Ngày dạy : 18/11/2008 Tiết 50
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết trình bày cảm nghĩ bản thân về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: 
2. KTBC:	Không
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
17’
4’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TPVH.
HS. Đọc bài văn Nguyên Hồng. Mỗi học sinh đọc một
 đoạn, đọc đúng, diễn cảm.
H. Bài văn viết về bài ca dao nào? 
 Hãy đọc diễn cảm bài ca dao đó?
H. Qua 2 câu ca dao đầu, tác giả tưởng tượng điều gì?
HS. Xuất phát từ hình ảnh minh họa trong bài thơ, từ 
 đó có thể thấy tác giả là người xa quê và tưởng 
 tượng ra người đàn ông đó có thể là bản thân mình 
 ( hay người thân ). Nhưng ta cũng có thể tưởng 
 tượng bởi trong bài ca dao là lời của cô gái nhớ đến
 người yêu .
H. Người xa quê lúc bấy giờ có tâm trạng như thế 
 nào?
HS. Buồn bã, nhớ mong, cô đơn, lạc lõng giữa chốn
 xa xăm 
GV giảng: Tâm trạng người xa quê lúc bấy giờ được 
 phát họa qua sự tưởng tượng của tác giả.
H. Ở hai câu ca dao này, tác giả đã tưởng tượng,
 liên tưởng đến hình ảnh nào? 
HS. Chòm sao, liên tưởng đến dải Ngân Hà làm cho
 tác giả nhớ lại chuyện tình Ngưu Lang-Chức Nữ 
H. Qua câu chuyện tình Ngưu Lang-Chức Nữ tác giả 
 liên tưởng đến điều gì nữa? 
HS. Liên tưởng đến hình ảnh của người đang ngước
 mặt lên trời mà ngóng trông, phải chăng họ cũng 
 chờ mong ngày đoàn tụ.
H. Qua hình ảnh con sông Tào Khê, tác giả muốn 
 nhấn mạnh điều gì?
HS. Sông chảy làm đá mòn song không làm mòn được
 tấm lòng thủy chung son sắc.
H. Ấn tượng chung về tác phẩm là gì?
HS. Vì lòng mang sẵn tâm trạng cho nên không phải 
 học kì mà đã họ thuộc bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TỔNG KẾT NỘI DUNG BÀI HỌC.
GV. Tổng kết các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, 
 suy luận trong khi phát biểu cảm nghĩ về TPVH.
H. Bài văn trên là bài bài PBCN. Vậy thế nào là bài 
 văn PBCN?
H. Theo em, bài văn PBCN về TPVH có mấy phần?
 Nhiệm vụ của từng phần là gì?
HS. Đọc ghi nhớ SGK/147
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LÀM BÀI TẬP.
HS. Đọc bài tập số 1
HS. Đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó các em làm phần 
 mở bài.
GVHDHS:
H. Phần mở bài yêu cầu chúng ta làm gì?
GVHDHS: Thực hiện phần thân bài.
H. Ở 2 câu đầu tác giả miêu tả cảnh gì?
 Từ đó em có cảm nhận gì về cảnh núi rừng ở đây? 
HS. Tiếng suối chảy, cảnh núi rừng hùng vĩ, âm
 thanh tiếng suối như tiếng hát xa làm cho thiên 
 nhiên có hồn, có sự gần gũi. Trên cao là trăng, ở 
 dưới là hòa quyện làm một làm say mê lòng người. 
 Con người lúc này đang thao thức cùng suối cùng 
 trăng, cùng hoa lá, cùng đất nước non sông Đang 
 chưa ngủ vì nặng lòng cùng đất nước.
H. Vậy sau khi học bài thơ, em có suy nghĩ gì?
HS. Tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc. Tâm hồn thi 
 sĩ và chiến sĩ hòa quyện làm một. Chúng ta càng 
 kính yêu và cảm phục Bác.
GV. Định hướng HS làm bài tập 2
HS về nhà làm
I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1. Đọc bài: 
CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO
2. Nhận xét: 
 Bài văn hồi tưởng lại 
 cảm xúc của nhà văn khi đọc
 bài ca dao và những ấn 
 tượng do bài ca dao gợi lên 
 “cảnh minh họa”
a. “Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ”
à Lời trong bài ca dao là lời 
 của cô gái nhớ đến người yêu;
 cũng có thể là của một người
 nhớ quê.
b. “Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?”
à Tưởng tượng cảnh ngóng 
 trông và tiếng kêu, tiếng nấc 
 của người trông ngóng.
c. “Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh đẩu đã ba năm tròn”.
à Cảm nghĩ về sông Ngân Hà,
 con sông chia cắt, nhớ thương
 đối với Ngưu Lang-Chức Nữ.
d.“ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.”
à Cảm nghĩ về con sông Tào 
 Khê và suy nghĩ về tấm lòng 
 thủy chung của con người.
II. TỔNG KẾT.
* GHI NHỚ: SGK/147
III. LUYỆN TẬP.
Bài tập 1:
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ 
 “CẢNH KHUYA”
1. Mở bài: Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà hơn thế Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Bài tập 2:
Lập dàn ý cho bài PBCN về bài “NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ”
4. CỦNG CỐ: (4’)
- Nêu cách làm và bố cục của bài văn PBCN về tác phẩm văn học?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Ôn tập kĩ những kiến thức đã học về văn biểu cảm.
 Chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm .
- Chuẩn bị bài : LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.
 Chuẩn bị dàn bài các bài : Cảnh khuya; Rằm tháng giêng.
 + Đọc bài, em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm tác giả như 
 thế nào ?
 + Chi tiết nào làm em chú ý nhất ? Vì sao ?
 + Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về Hồ Chí Minh ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 50.doc