Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 24

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 24

 A. MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:

 - Tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ được trước ngày khai trường vào lớp một của con.

 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 C. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra việc chuẩn bị SGK và vở ghi, vở soạn bài của HS.

 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

  Giới thiệu bài: Từ lớp Một đến lớp Bảy, các em đã dự bảy lần khai trường, ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Bài văn Cổng trường mở ra học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp Một của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì.

 

doc 86 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Ngày soạn: Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Tiết : 1 ( Theo LÍ LAN )
 A. MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:
 - Tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ được trước ngày khai trường vào lớp một của con. 
 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị SGK và vở ghi, vở soạn bài của HS.
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Æ Giới thiệu bài: Từ lớp Một đến lớp Bảy, các em đã dự bảy lần khai trường, ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Bài văn Cổng trường mở ra học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp Một của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì.
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
à Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
1/ Tâm trạng của con và mẹ trong đêm trước ngày khai trường:
- Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư, ngủ ngon lành.
- Mẹ: thao thức không ngủ.
 + Mẹ trằn trọc không ngủ vì luôn suy nghĩ về con và nhớ lại quá khứ của mình
" Cách viết vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra bằng lời trực tiếp.
2/ Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: 
-Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người: “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.“
III. Tổng kết:
à Ghi nhớ: ( SGK/9 )
IV. Luyyện tập:
àHoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chú thích.
Đọc yêu cầu rõ ràng, lưu loát.
HS đọc thứ tự 10 từ trong chú thích SGK/8
GV nhấn mạnh, khắc sâu bốn từ: nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm.
àHoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Từ văn bản đã đọc, em hãy cho biết tác giả viết về cái gì, việc gì ? 
àEm hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một câu văn ngắn gọn.
? Theo dõi phần đầu văn bản, em hãy cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Trong đêm trước ngày khai trường đó, tâm trạng của đứa con và người mẹ có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào? Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( nghệ thuật tương phản).
? Theo em, tại sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được?
+ Mẹ không ngủ được có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì lí do nào khác? (Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi lần đầu tiên được mẹ đưa đến trường:)
? Khi nhớ những kỷ niệm ấy, lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến. Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời văn? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó.( Dùng từ láy liên tiếp: rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến gợi cảm xúc phức tạp: vui, nhớ, thương,)
? Trong đêm không ngủ ấy, mẹ đã làm gì cho con? Em cảm nhận tình mẫu tử nào được thể hiện trong các cử chỉ đó? ( Mẹ đắp mền, buông mùng, nhặt đồ chơi, nhìn con ngủ,)
? Trong văn bản, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không ? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?(Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai mà tâm sự với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình- độc thoại nội tâm )
? Phần cuối văn bản, trong đêm không ngủ, người mẹ đã nghĩ về điều gì?
( Nghĩ về ngày hội khai trường và ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em.)
? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
? Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.“. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? ( Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò?)
" Qua đó, em hiểu nhà trường có vai trò như thế nào đối với cuộc sống mỗi con người ?
àHoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Theo em, qua văn bản Cổng trường mở ra, tác giả muốn nói về vấn đề gì ở đây ?
ž GV khái quát nội dung toàn bài – HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 9.
àHoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- BT1/9: HS đọc nội dung bài tập và nêu ý kiến cá nhân.
- BT2/9: GV hướng dẫn HS về nhà viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
- Chọn đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản.
Phân tích diễn biến tâm trạng của người mẹ. Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm Bài tập 2 trang 9.
Đọc BĐT trang 9.
2/ Bài sắp học: Văn bản: MẸ TÔI
Đọc kỹ văn bản – Tìm hiểu phần chú thích.
Trả lời câu hỏi phần “ Đọc – Hiểu văn bản “ SGK/11,12. (Chú ý những chi tiết bộc lộ thái độ của người cha đối với En-ri-cô.) 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
Ngày soạn: Văn bản: MẸ TÔI 
Tiết : 2	 ( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi )
 A. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Hiểu câu chuyện kể lại việc En-ri-cô phạm lỗi lầm, người cha bộc lộ thái độ buồn bã và tức giận qua bức thư gởi cho con.
 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
 - Bồi dưỡng lòng yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ, ông bà.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 1/ Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản Cổng trường mở ra .Nêu những nét chính về diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
 2/ Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài Cổng trường mở ra là gì ?
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Æ Giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc nhũng lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích:
1/ Tác giả, tác phẩm:
 (xem chú thích* SGK/11)
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
à Nhan đề văn bản “Mẹ tôi”:
 Đây là bức thư của người bố gởi cho con nhưng tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết hướng tới lại là người mẹ.
1/ Thái độ của bố đối với En-ri-cô:
- Người bố hết sức buồn bã và tức giân khi thấy En-ri-cô thốt ra những lời thiếu lễ độ với mẹ.
- Người bố mong En-ri-cô hiểu được công lao, sự hi sinh lớn lao của mẹ.
2/ En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố:
- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
- Vì thái dộ kiên quyết, nghiêm khắc của bố.
- Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố.
III. Tổng kết:
à Ghi nhớ: ( SGK/12 )
àHoạt động 1:
ž HS đọc phần Chú thích*/11 để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
ž HS đọc văn bản qua một lần. ( Yêu cầu đọc diễn cảm, rõ ràng. Cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình)
ž HS đọc các từ và nghĩa của từ (SGK).GV khắc sâu 3 từ: lễ độ, hối hận, quằn quại.
àHoạt động 2:
? Tại sao văn bản là một bức thư của người bố gởi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi” ? (Tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và các chi tiét đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gởi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao).
? Nguyên nhân nào dẫn đến việc bố En-ri-cô viết thư cho con ?
( Khi nói với mẹ, En-ri-cô nhỡ thốt ra một điều thiếu lễ độ)
? Qua bức thư, em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào ? Dựa vào đâu em biết được điều đó ? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy ? Người bố mong muốn ở En-ri-cô điều gì ?
? Trong bài có những hình ảnh, chi tiết nào nois về người mẹ của En-ri-cô ? Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ?
" Từ hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, em có cảm nhận gì về tấm lòng các bà mẹ ? (Người mẹ có lòng thương con vô bờ bến).
? Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư cửa bố ?
? Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư ?
(Bằng cách viết thư, ông thể hiện cặn kẽ những suy nghĩ của mình, đồng thời giúp con trai không phải xấu hổ trước mặt người khác mà lại có thời gian suy nghĩ, nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn. Đó là cách góp ý vừa tế nhị, kín đáo mà lại hiệu quả).
àHoạt động 3:
? Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản Mẹ tôi là gì ? (HS thảo luận nêu ý kiến cá nhân)
ž GV chốt ý, cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/12
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Chọn đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản. Học thuộc phần ghi nhớ (SGK/12)
- Văn bản Mẹ tôi đã gợi cho em những suy nghĩ gì về người mẹ của em ?
Làm Bài tập 1, 2 trang 12.
Đọc BĐT trang 12,13.
2/ Bài sắp học: TỪ GHÉP
Tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
Trả lời câu hỏi mục I,II SGK/ 13,14.
Đọc và tìm hướng giải các bài tập ở mục III SGK/15,16. 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
TỪ GHÉP
Ngày soạn: 
Tiết : 3	
 A. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
 - Biết phân biệt và vận dụng hai loại từ ghép.
 - Có ý thức vận dụng từ ghép đúng lúc, đúng chỗ khi nói, viết.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Kiểm tra việc soạn bài mới của HS.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Æ Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã học về từ và cấu tạo từ của tiếng Việt gồm từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ ghép và từ láy. Em hãy nhắc lại thế nào là từ ghép ? (là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa). Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu kỹ về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP:
1/ Từ ghép chính phụ:
+ Từ ghép bà ngoại : 
 " bà tiếng chính - ngoại tiếng phụ.
+ Từ ghép thơm phức : 
 " thơm tiếng chính - phức tiếng phụ. ( tiếng chính đứng trước tiếng phụ )
Ví dụ: bà nội , thơm ngát, 
1/ Từ ghép đẳng lập:
+ Từ ghép quần áo, trầm bổng : các tiếng trong từ ghép bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: xe cộ, nhà cửa, ăn uống,
à Ghi nhớ: ( SGK/14 )
II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP:
+ Nghĩa của từ bà ngoại có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc bà. 
+ Nghĩa của từ thơm phức có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc thơm .
" Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
+ Nghĩa của từ quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
" Từ  ... ộ qua hai bài thơ như thế nào ?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
II. Đọc và tìm hiểu chú thích:
+ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được làm theo thể thơ tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu văn bản:
1- Cảnh khuya:
a) Hai câu thơ đầu:
+ So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa ”làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung.
+ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
 Điệp từ lồng , hình ảnh đẹp tạo bức tranh toàn cảnh với cây, hoa, trăng hòa hợp, sống động.
" Thiên nhiên trong ttrẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người.
b) Hai câu thơ cuối:
+ Điệp từ “chưa ngủ” biểu hiện niềm say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên và nỗi lo việc nước của Bác.
2- Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu):
a) Hai câu thơ đầu:
+ Điệp từ “xuân” 
+ Miêu tả một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
b) Hai câu thơ cuối:
Tâm hồn yêu nước của Bác luôn gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên.
III. Tổng kết:
à Ghi nhớ: ( SGK/143 )
àHoạt động 1: 
ž HS đọc phần chú thích * SGK/141. Nêu vài nét về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ.
ž GV và HS đọc hai bài thơ.
? Hai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Vì sao em biết ?
àHoạt động 2: 
ž HS đọc lại bài thơ Cảnh khuya. GV đọc lại hai câu thơ đầu.
? Phân tích hai câu thơ đầu.
- Âm thanh và cách so sánh trong câu thơ thứ nhất ?
- Vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ hai ?
? Cảnh tả trong hai câu thơ đầu đã cho ta cảm nhận một vẻ đẹp của thiên nhiên như thế nào ?
ž GV chốt ý.
ž HS đọc lại hai câu thơ cuối.
? Hai câu thơ đã biểu hiện những tâm trạng gì cuả tác giả ?
- Trong hai câu thơ cuối, có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào ttrong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ ?
ž GV chốt ý.
ž HS đọc thuộc lòng bài thơ.
ž HS đọc lại bài thơ Rằm tháng giêng (bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). GV đọc lại hai câu thơ đầu.
? Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian ở hai câu thơ đầu.
- Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?
ž GV chốt ý.
ž HS đọc lại hai câu thơ cuối.
? Hai câu thơ cuối gợi cảnh tượng như thế nào? Cho thấy tình cảm gì của nhà thơ với cảnh vật và đất nước ?
ž GV chốt ý – HS đọc lại bài thơ.
àHoạt động 3: 
? Hai bài thơ được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy ? (Sự bình tĩnh, chủ động, phong thái ung dung, lạc quan ở vị lãnh tụ)
? Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc trong mỗi bài thơ có nét đẹp riêng như thế nào ? (Bức tranh cảnh trăng rừng nhiều tầng, nhiều đường nét – Bức tranh cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước có không gian bát ngát, tràn đầy sức xuân)
ž HS đọc ghi nhớ SGK/143.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Học thuộc hai bài thơ và phần ghi nhớ.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.
Làm BT2 SGK/143.
2/ Bài sắp học: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ôn lại các bài: Từ Hán Việt, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Quan hệ từ.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn:
 Tiết : 46
A. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Kiểm tra lại kiến thức về Tiếng Việt mà các em đã học.
 - Rèn luyện kỹ năng viết văn, thái độ trung thực trong kiểm tra.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 ž GV phát đề cho HS.
 ž HS làm bài, GV quan sát lớp.
 ž GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Ôn lại các kiến thức Tiếng Việt đã học.
2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
Ngày soạn:
 Tiết : 47
A. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Thấy được năng lực của mình ttrong việc làm văn biểu cảm.
 - Tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt: kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ, với sự hướng dẫn, phân tích của giáo viên.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Bản tự nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Æ Giới thiệu bài: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Đề bài: Loài cây em yêu.
Dàn bài
1) Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu loài cây đó.
2) Thân bài:
+ Miêu tả những nét nổi bật của loài cây, nêu cảm xúc.
+ Nêu những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây.
+ Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của bản thân.
+ Mối quan hệ hoặc kỉ niệm của bản thân về loài cây ấy.
- Chú ý: xen kẽ những suy nghĩ, cảm xúc qua từng ý. 
3) Kết bài: Tình cảm của em với loài cây đó.
àHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
? Đề bài thuộc kiểu bài gì? Yêu cầu viết về cái gì? Cần trình bày những ý gì ?
àHoạt động 2: HS tự đánh giá bài làm.
? Em hiểu về loài cây em yêu chưa? Tình cảm của em có chân thật không?
? Bài viết có các chi tiết thực sự gợi cảm chưa?
? Bố cục bài văn có đầy đủ, cân đối và hợp lí không?
? Em đã sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa như thế nào?
àHoạt động 3: Nhận xét, đánh giá của GV.
ž Ư u điểm:
- Đa số bài làm của HS đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài.
- Một số bài làm có ý sáng tạo, diễn đạt trôi chảy.
ž Hạn chế:
- Một số bài làm còn sa vào miêu tả loài cây nhiều hơn là biểu cảm.
- Một số bài làm diễn đạt còn lủng củng, dùng từ thiếu chính xác, sai chính tả nhiều, viết câu không đúng ngữ pháp, không biết chấm câu.
- Có một số bài viết quá sơ sài.
àHoạt động 4: Đọc bài làm, tham gia sửa chữa (Bài làm yếu).
ž GV nhận xét chung – Đọc bài làm khá giỏi.
+ Lớp:
+ Lớp:
+ Lớp:
àHoạt động 5: Nêu kết quả điểm – Ghi điểm vào sổ.
Lớp
Điểm từ TB trở lên
Điểm dưới TB
7A
%
%
7B
%
%
7C
%
%
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Tiếp tụ đọc và sửa sai bài làm của mình.
Tập viết bài văn biểu cảm về một người thân.
2/ Bài sắp học: THÀNH NGỮ
Đọc kĩ nội dung bài học – Trả lời câu hỏi SGK/143,144.
+ Thế nào là thành ngữ?
+ Vai trò ngữ pháp của thành ngữ như thế nào và tác dụng ra sao?
Tìm một số thành nhữ khác và giải nghĩa.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
THÀNH NGỮ 
Ngày soạn:
Tiết : 48
A. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
 - Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ khi giao tiếp.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ - Sách “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với một cặp từ đồng âm.
 - Chỉ ra từ đồng âm trong câu: “Ruồi đậu mâm xôi đậu.” Hai từ “mâm xôi” vì sao không phải là từ đồng âm ?
 - Kiểm tra BTVN (BT4 SGK/136).
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Æ Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không cố ý nhưng lại tạo nên hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là sự sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người nghe, người đọc. Vậy Thành ngữ là gì? Cấu tạo và ý nghĩa như thé nào?...
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Thế nào là thành ngữ?
à Ví dụ : ( Mục I SGK/143 )
+ Cụm từ: Lên thác xuống ghềnh.
- Về cấu tạo: cố định, các từ khó thay đổi, thêm bớt, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Về ý nghĩa: Chỉ sự gian nan, vất vả, cực khổ. (ẩn dụ)
+ Nhanh như chớp: cực nhanh (so sánh)
+ Mẹ góa con côi: sự đơn chiếc.
+ Năm châu bốn biển: rộng lớn
+ Đen như cột nhà cháy.
+ Ruột để ngoài da. (nói quá)
+ Đi guốc trong bụng. (nói quá)
+ Lòng lang dạ thú. (hoán dụ)
+ Khẩu phật tâm xà.
à Ghi nhớ: ( SGK/144 )
II. Sử dụng thành ngữ:
1) Vai trò ngữ pháp của thành ngữ:
à Ví dụ : ( Mục II.1- SGK/144 )
+ T/n bảy nổi ba chìm : làm vị ngữ.
+ T/n tắt lửa tối đèn: là phụ ngữ của danh từ “khi”.
2) Tác dụng của thành ngữ: ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
à Ghi nhớ: ( SGK/144 )
III. Luyện tập:
Bài 1/145: Các thành ngữ:
a) - Sơn hào hải vị ; nem công chả phượng (những món ăn ngon, lạ và sang trọng – những món ăn quý hiếm.)
b) - Khỏe như voi (rất khỏe)
 - Tứ cố vô thân (cô đọc, không người thân thuộc)
c) Da mồi tóc sương (già)
Bài 2/145: 
Bài 3/145: Thành ngữ:
+ Lời ăn tiếng nói.
+ Một nắng hai sương.
+ Ngày lành tháng tốt. 
+ No cơm ấm áo.
+ Bách chiến bách thắng.
+ Sinh cơ lập nghiệp.
Bài 4/145:
àHoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ.
ž HS đọc câu ca dao “Nước nonbấy nay” (SGK/143).
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao ?
? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không ? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không ? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không ?
? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh ? 
? Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh ?
? Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại nói nhanh như chớp ?
ž GV cho HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ: tham sống sợ chết (hèn nhát); bùn lầy nước đọng (lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu); mẹ góa con côi (sự đơn chiếc); năm châu bốn biển (rộng lớn)" nghĩa bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen tạo nên nó. Ruột để ngoài da ; đi guốc trong bụng (hiểu rành rõ ý định, tâm can của người khác); lòng lang dạ thú (độc ác, tàn bạo)" nghĩa thông qua phép chuyển nghĩa.
ž HS đọc ghi nhớ SGK/144. GV nói thêm về phần chú ý (SGK/144).
àHoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ.
? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các câu ở mục II.1-SGK/144.
? Hãy thay “bảy nổi ba chìm” bằng cụm từ “long đong phiêu bạt” và thay “tắt lửa tối đèn” bằng “khó khăn hoạn nạn”. So sánh hai cách dùng: dùng thành ngữ và không dùng thành ngữ ?
" Từ đó em hãy cho biết tác dụng của việc dùng thành ngữ trong câu. 
ž GV chốt ý – HS đọc ghi nhớ SGK/144.
àHoạt động 3: 
BT1/145: HS đọc các câu văn – Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ.
BT2/145: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con rồng cháu tiên ; Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi.
" Có ngững thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử, điển tích
ž GV giới thiệu cho HS xem sách “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”
BT3/145: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.
BT4/145: HS thi đua đọc ra các thành ngữ. ( Nếu đọc trùng hoặc không đọc được sẽ bị thua).
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Học thuộc ghi nhớ.
Sưu tầm các thành ngữ và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tự rút ra ưu khuyết điểm qua hai bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 7(38).doc